Chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bình lục (hà nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 22 - 29)

Chương 2: LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH LỤC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014

2.1. Chủ trương của Trung Ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Nam về xây dựng nông thôn mới

2.1.1. Chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới

Có thể thấy chủ trương về xây dựng nông thôn mới đã được đề cập đến trong các kỳ đại hội của Đảng từ rất sớm. Bước vào thời kỳ đổi mới nước ta đã không ngừng thay đổi trong việc bổ sung và hoàn chỉnh đường lối cho phù hợp với tình hình của đất nước. Người đi tiên phong cho vấn đề này là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một số bài báo, tạp chí tư tưởng của Người cũng được thể hiện rõ: trong bài “Con đường phía trước” vớ i bút danh C.K đăng trên báo Nhân dân số 2143 ngày 20/01/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Nước ta vốn là một nư ớc nông nghiệp lạc hậu đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta.. Đời sống nhân dân chỉ có thể dồi dào khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách rộng rãi dùng máy móc cả trong nông nghiệp và nông nghiệp máy sẽ chắp thêm tay cho người làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm việc phi thường đó là con đường phải đi của chúng ta”.

Trong lần phát biểu tại Đại hội công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6 ngày 19/07/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vai trò tầm quan trọng của nông nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp hóa đất nước. Người cho rằng nước ta là 1 nước nông nghiệp muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy nông nghiệp làm gốc. Vì thế Người rất coi trọng tới công tác xây dựng NTM và đời sống văn hóa mới ở nông thôn.

Xây dựng NTM theo Người thực chất và trước hết là xây dựng những con người lao động – người nông dân XHCN. Trong việc xây dựng đó Người luôn lấy đạo đức làm gốc. Xây dựng NTM về mặt đạo đức theo Người trước hết phải làm cho con người có đủ cơm ăn áo mặc, được học hành chữa bệnh.

Đạo đức của người nông dân phải được xây dựng trên 1 nền tảng kinh tế định hướng đi lên XHCN. Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò quyết định của con người chính bởi con người là chủ của mọi hoạt động, tính cách suy nghĩ và những hành động của con người sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thực hiện các mục tiêu. Người đặc biệt cho rằng “xã hội nào con người đó” không thể lấy con người thời xưa ra để xây dựng đất nước của thời đại bây giờ. Cũng theo Ngườ i nước ta là 1 nước dân chủ nên phải xây dựng mô ̣t chế đô ̣ dân chủ . NTM được hiểu là nông thôn của những người nông dân lao đô ̣ng của những con người không chấp nhâ ̣n sự lười biếng . Nông thôn mới cũng là nơi thể hiê ̣n đâ ̣m đà văn hóa tình nghĩa, tình làng nghĩa xóm. Nét đẹp của người nông dân là ở chỗ trên kính dưới nhường , thương yêu giúp đỡ nhau, giúp đỡ những gia đình neo đơn, người già, gia đình thương binh liê ̣t sỹ [33, tr.15].

Xây dựng NTM là n hiê ̣m vu ̣ chung của toàn thể nhân dân không phải là

của riêng ai , là nhiệm vụ lâu dài nên mọi người phải nêu cao tinh thần làm chủ. Người chỉ rõ NTM là nông thôn được ta ̣o lâ ̣p nên bởi nhiều gia đình mới , xã hội tốt thì gia đì nh càng tốt mà có nhiều gia đình tốt thì mới ta ̣o nên xã

hô ̣i tốt. Những ý kiến chỉ dẫn trên của Người như ngo ̣n đuốc sáng trong đêm tối giúp ta tìm ra những đường đi mô ̣t cách đúng đắn nhất [33, tr.20].

Như vâ ̣y đối với quan điểm của Hồ Chí Minh thì xây dựng NTM là phát triển trên tất cả các lĩnh vực từ xây dựng đời sống vâ ̣t chất cho nhân dân ấm no ha ̣nh phúc đến xây dựng đời sống văn hóa tinh thần hiê ̣n đa ̣i tiên tiến , người phu ̣ nữ được giải phóng, được hưởng quyền bình đẳng.

Thực tiễn cho thấy trước thời kì đổi mới vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa thực sự được đặt đúng vị trí của nó. Trong suốt một thời gian dài trong lịch sử công nghiệp nặng luôn được đặt lên vị trí hàng đầu và được ưu tiên phát triển. Trong đại hội IV 12/1976 và đại hội V năm 1982 đã dần chỉ ra những sai lầm và chuẩn bị đầy đủ những điều kiện tiền đề cần thiết cho công nghiệp và nhấn mạnh: “Tập trung sức mạnh phát triển nông nghiệp

coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất XHCN ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng. Kết hợp nông nghiệp, công nghiệp với sản xuất hàng tiêu dù ng và công nghiệp nặng trong cơ cấu công – nông nghiệp hợp lý [19, tr.66].

Đây được coi là sự điều chỉnh quan trọng sự thay đổi lớn trong quan điểm của Đảng về vị trí của kinh tế nông nghiệp, song trong việc chỉ đạo và hoạch định thực hiện chính sách nông nghiệp chưa thực sự được coi là mặt trận hàng đầu không đảm bảo những điều kiện cần thiết để phát triển nhất là vật tư, tiền vốn và các chính sách khuyến khích.

Trong buổi hội nghị tổng kết thực tiễn ngày 05/04/1988 Bộ Chính trị khóa VI ra nghị quyết X – NQTW về đổi mới cơ chế quản lí kinh tế nông nghiệp. Quyết định cơ bản của Đảng về quản lý nông nghiệp là coi HTX như đơn vị kinh tế tự quản, hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ; nhận khoán với HTX. Bộ Chính trị đã chỉ rõ đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nhằm khắc phục các nhược điểm sai lầm trong các chính sách lớn đối với nông nghiệp. Nghị quyết X của Bộ chính trị sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp, gắn trồng trọt với chăn nuôi; gắn nông – lâm – ngư nghiệp với công nghiệp chế biến và các ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Đây chính là bước đột phá mở đầu cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thực hiện tinh thần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong Hội nghi ̣ lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX t ại Hà Nội từ ngày 18/02 đến 02 tháng 3 năm 2003 cũng đã xác đi ̣nh rõ những quan điểm , mục tiêu và những nô ̣i dung cần thiết trong xây dựng CNH , HĐH nông nghiê ̣p v à nông thôn.

Về mu ̣c tiêu Nghi ̣ quyết chỉ rõ : “Mu ̣c tiêu tổng quát và lâu dài của công nghiê ̣p hóa hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p nông thôn là xây dựng mô ̣t nền nông nghiê ̣p sản xuất hàng hóa lớn, hiê ̣u quả vè bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học , công nghê ̣ tiên tiến, đa ̣p ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu , xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ công bằng văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hê ̣ sản xuất phù hợp , kết cấu ha ̣ tầng kinh tế – xã hội phát triển ngày càng hiện đa ̣i” [27, tr.94 – 95].

Về nô ̣i dung tổng quát Nghi ̣ quyết Trung Ương Năm đưa ra 2 nô ̣i dung tổng quát đó là công nghiê ̣p hóa nông nghiê ̣p và hiện đa ̣i hóa nông thôn mà theo đó nội dung được thể hiện như sau:

CNH nông nghiê ̣p được coi là mô ̣t quá trình chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế

nông nghiê ̣p theo hướng sản xuất hàng hóa , gắn với công nghiê ̣p chế biến và

thị trường ; thực hiê ̣n c ơ khí hóa , thủy lợi hóa , ứng dụng các thành tựu của khoa ho ̣c kĩ thuâ ̣t và công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i vào các khâu sản xuất nông nghiê ̣p nhằm nâng cao năng suất lao đô ̣ng , chất lượng hiê ̣u quả ca ̣nh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường.

HĐH nông thôn được Nghi ̣ quyết xác đi ̣nh: “Là quá trình chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ tro ̣ng giá tri ̣ sản phẩm và lao đô ̣ng các ngành công nghiê ̣p và di ̣ch vu ̣ ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao đô ̣ng nông nghiê ̣p” [27, tr.96 –97].

Nhận thức được vấn đề đầu tiên của việc xây dựng Nông thôn mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bởi vậy sau hơn 20 năm đổi mới Đảng đã tiến hành họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) của Đảng tại Hà Nội đã khẳng định phát triển nông nghiệp nông thôn là lựa chọn bước đi đúng đắn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại háo đất nước đồng thời chủ trương đẩy mạnh hơn việc quan tâm xây dựng vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đại hội đề ra mục tiêu và

phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 như sau: “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ; tăng cường quốc phòng an ninh mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quan hệ kinh tế; giữ vững và ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp hiện đại” [ 28, tr.76].

Nội dung đại hội đã họp và thông qua các nhiệm vụ về xây dựng NTM mà trước hết là việc quan tâm tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hay còn gọi là "tam nông". Điểm xuất phát của Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng đông đảo, chiếm đa số trong xã hội. Cụ thể hóa chủ trương đại hội X của Đảng từ ngày 09 đến 17/07/2008 Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã thông qua nghị quyết số 26 - NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020 cùng với biện pháp thực hiện ở từng giai đoạn. Nghị quyết tiếp tục khẳng định những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững và sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nghị quyết chỉ rõ nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ sở quan trọng để giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng; giữ gìn phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu tổng quát của Đảng đề ra là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, hài hòa giữa các

vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ NTM. Xây dựng nông thô mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị quy hoạch [28, tr.155].

Mục tiêu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3,5 - 4%/năm; sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm và hiệu quả; duy trì diện tích đất, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần so với hiện nay. Thu nhập của người dân nông thôn tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2010 [28, tr.157].

Để Nghị quyết Trung ương 7, khóa X được đưa vào thực tế và thể chế hóa Chính phủ ban hành Nghị quyết số 28/2008/NQ/CP ngày 28/10/2008 về

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Tiếp đến Chính phủ ban bành Quyết định 491/QĐ - TTg ngày 16/04/2009 về “Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”. Bộ tiêu chí về Nông thôn mới là sự cụ thể hóa đặc tính của xã hội Nông thôn mới thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ tiêu chí là căn cứ để xây dựng nội dung chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, là chuẩn mực để các xã, huyện, tỉnh lập kế hoạch phấn đấu đạt 19 tiêu chí. Tiêu chí đối với huyện được công nhận huyện Nông thôn mới phải có 75% số xã trong huyện đạt Nông thôn mới; tỉnh đạt Nông thôn mới phải có 80% số huyện trong tỉnh đạt Nông thôn mới [49, tr.65].

Tiếp theo Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 800/QĐ - TTg ngày 4/06/2010 phê duyê ̣t chương trình Mu ̣c tiêu quốc gia về xây dựng NTM

giai đoạn 2010 - 2020. Nội dung quyết định thể hiện: 11 nội dung trong đó có mục tiêu đến năm 2015 cả nước có 20% số xã đạt chuẩn NTM; đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chí về NTM [49, tr.89]. Nghị quyết nhấn mạnh chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 là chương trình mục tiêu quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng đang và sẽ được triển khai một cách sâu rộng , toàn diê ̣n trên pha ̣m vi cả nước với 5 đă ̣c trưng cơ bản là:

Mô ̣t là: Nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiê ̣n đa ̣i Hai là: Sản xuất bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa

Ba là: Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao Bốn là: Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển

Năm là: Xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ

Nhằm tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (01/2011) của Đảng khẳng định: “Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Khuyến khích tập trung ruộng đất, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, mở rộng xuất khẩu. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân”[ 29, tr.99 -100].

Nhìn lại chặng đường 1/4 thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới, từ chỗ đất nước đang khủng hoảng lương thực nghiêm trọng, nhưng chỉ trong hơn một thập niên chúng ta đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ ba trên thế giới và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nhiệt đới đứng hàng đầu thế giới. Trong thực tiễn gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã xác định đúng vị trí, vai trò của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn giữ vị trí là mặt trận hàng đầu trong cả chủ trương chính sách và thực tiễn. Quá trình đổi mới đường lối về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã đưa đến những chuyển biến quan trọng trong thực tiễn bộ mặt nông thôn.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bình lục (hà nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)