Chỉ đạo xây dựng mô hình NTM trong 2 xã thí điểm Tiêu Động và Bối Cầu

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bình lục (hà nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 45 - 52)

Chương 2: LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH LỤC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014

2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện

2.2.2 Chỉ đạo xây dựng mô hình NTM trong 2 xã thí điểm Tiêu Động và Bối Cầu

+ Xã Tiêu Động xây dựng NTM

Xã Tiêu Động là xã có tổng diện tích tự nhiên là 79.084 ha trong đó diện tích đất canh tác là 518 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 46 ha. Đến tháng 9/2014 tổng số nhân khẩu là 9.482 người với 2.726 hộ; cư trú trên 14 thôn xóm. Tỷ lệ người dân theo đạo công giáo chiếm 62 %, số người trong độ tuổi lao động 5.120 người. Trong đó biểu hiện cụ thể như sau: số người lao động nông nghiệp 1.280 người chiếm 25 %; lao động trong lĩnh vực CN – TTCN 1.875 người chiếm 36,32 %; DV – TM 1.005 người chiếm 19,36 %;

lao động trong các ngành nghề khác 960 người chiếm 18,75 % [9, tr.3].

Đảng bộ xã có 22 chi bộ với 294 đảng viên, sinh hoạt tại 14 thôn xóm, 3 chi bộ HTX DVNN, 1 chi bộ y tế, 3 chi bộ các trường học. Các tổ chức đoàn thể trong địa bàn xã hoạt động mạnh Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội CCB, Nông dân với tổng số 3750 đoàn viên, hội viên [9, tr.4].

Trước khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM xã Tiêu Động là 1 trong những xã “thuần nông” khó khăn của huyện. Sản xuất canh tác chủ yếu là cấy lúa với 2 vụ quanh năm, thu nhập của nhân dân thấp. Dưới ánh sáng, chủ trương chính sách của Đảng về xây dựng NTM Đảng bộ Tỉnh nói chung và đảng bộ huyện nói riêng luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ở Tiêu Động tiến hành xây dựng NTM. Ngoài ra Tiêu Động còn là xã có tình hình an ninh trật tự ổn định, cơ sở hạ tầng ở mức trung bình tạo điều kiện cho xây dựng NTM. Khi tiếp nhận đề án xây dựng thí điểm mô

hình NTM cán bộ và nhân dân trong xã phấn khởi hăng hái nô nức xác định rõ trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của mình.

Xuất phát điểm của Tiêu Động khi xây dựng NTM so với Bộ TCQG đưa ra đạt 6/19 tiêu chí. Qua khảo sát hiện trạng và qua nhiều lần hội nghị lấy ý kiến tham gia của các cơ sở ban ngành trong xã, huyện đã ra các dự thảo, đề án. Huyện ủy Bình Lục đã chọn Tiêu Động làm “mô hình điểm” nên xã luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao. Tiêu Động bắt tay vào xây dựng NTM với những thuận lợi và khó khăn nhưn g với tinh thần đoàn kết , chung sức mô ̣t lòng Đảng bô ̣ xã đã hăng hái cùng nhân dân tham gia vào các cuô ̣c khảo sát, hành động và tiến hành xây dựng NTM đạt nhiều thành tựu.

Trải qua quá trình nỗ lực không ngừng và cố gắng đáng kể Đảng bô ̣ xã

Tiêu Đô ̣ng đã cố gắng với mu ̣c tiêu chung là nâng cao đời sống vâ ̣t chất, văn hóa tinh thần phấn đấu thực hiê ̣n những nhiê ̣m vu ̣ mà Đảng đã đă ̣t ra trong thời gian sắp tới. Vì thế Ban lãnh đa ̣o Đảng bô ̣ xã đã phối hợp cùng các Ban ngành trong xã tổ chức xây dựng đề án quy hoạch xây dựng NTM đạt nhiều kết quả.

+ Về kinh tế: Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa mang lại những hiệu qủa kinh tế cho nhân dân. Tích cực chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tăng nhanh tỉ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản. Diện tích lúa hàng hóa với những cánh đồng sản xuất chuyên canh xuất hiện nhiều; các trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Đảm bảo yêu cầu cung ứng cho địa phương và xuất khẩu sang các huyện khác.

+ Về chính trị - xã hội: Tình hình chính trị được ổn định qua từng giai đoạn là điều kiện thuận lợi cho việc Đảng bộ xã lãnh đạo nhân dân từng bước tiến hành xây dựng Nông thôn mới.

Chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho cán bộ đảng viên được quan tâm thực hiện và đạt kết quả cao. Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thực hiện thường xuyên.

Qua quá trình thực hiện Đảng bộ và nhân dân xã Tiêu Động đã đạt

nhiều kết quả quan trọng làm thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn của xã trên mọi lĩnh vực. [Phụ lục 3].

+ Xã Bối Cầu xây dựng NTM

Thực hiê ̣n kế hoa ̣ch số 41/KH – HU ngày 23/05/2013 của Ban thường vụ Huyện ủy Bình Lu ̣c về viê ̣c kiểm điểm giữa nhiê ̣m kì đa ̣i hô ̣i Đảng bô ̣ các cấp. Trước hoàn cảnh đó, Đảng bô ̣ xã Bối Cầu kiểm điểm lần thứ 26 và đưa ra bản báo cáo tình hình thực hiện xây dựng Nông thôn m ới ở đi ̣a phương. Đến ngày 25/2/2011 Đảng ủy xã đã có quyết định số 03 về thành lập Ban chỉ đạo xây dựng mô hình Nông thôn mới gồm 20 đồng chí do Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban.

Ngày 28/03/2011 UBND xã có quyết định số 06 về việc thành lập Ban quản lý xây dựng mô hình Nông thôn mới xã Bối Cầu giai đoạn 2011 - 2015 gồm 10 ủy viên. Tiếp đến, ngày 14/10/2011 Ủy ban nhân dân huyện có quyết đi ̣nh số 5729 phê duyê ̣t đề án xây dựng mô hình NTM xã Bối Cầu giai đoa ̣n 2011 – 2015.

Dồn đổi ruộng đất là vấn đề quan tro ̣ng nổi cô ̣m trong công cuô ̣c xây dựng Nông thôn m ới. Những chỉ thi ̣ và chủ trương c ủa Đảng ta ̣o tiền đề cần thiết cho viê ̣c thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ dồn đổi ruô ̣ng đất ở xã Bối Cầu.

Trước khi tiền hành dồn đổi tình hình ruô ̣ng đất xã Bối Cầu đư ợc biểu hiện như sau : tổng diện tích đất hành chính là 69.162 ha trong đó đất nông nghiê ̣p là 54.155 ha; đất giao ổn đi ̣nh theo quyết đi ̣nh 115 là 4.419 ha [14, tr.3]. Năm 1995 là năm xã Bối Cầu hoàn thành viê ̣c giao ruô ̣ng đất cho các hô ̣ nông dân theo quyết đi ̣nh số 115/QĐ – UB củ a Ủy ban nhân dân tỉnh Hà

Nam. Đến năm 1997 – 1998 Ủy ban nhân dân xã tiến hành đo đa ̣c lâ ̣p hồ sơ đi ̣a chính cấp giấy chứng nhâ ̣n quyền sử du ̣ng đất cho các hô ̣ trong địa bàn xã.

Hiện trạng đất của xã biểu hiện như sau: [Phụ lục 5]

+ Tình trạng sử dụng đất trên địa bàn xã hiện nay:

* Đối với đất công ích xã do Ủy ban nhân dân xã quản lý tổ chức thầu

khoán cho một số hộ cá nhân có điều kiện và các cháu sinh ra sau khi chia ruộng 115, hàng năm đều có sự điều chỉnh biến đô ̣ng với lý do dùng vào các công trình thủy lợi, giao thông, nghĩa địa, cấp cư và mô ̣t số công trình phúc lợi khác.

* Đối với đất giao 115 cho các hô ̣ qua điều tra có sự biến đô ̣ng mô ̣t số

tự dồn đổi thửa cho nhau thành ô thửa lớn, mô ̣t số chuyển hẳn đi nơi khác làm ăn xa, đã chuyển nhượng hoă ̣c giao ruô ̣ng la ̣i cho hô ̣ khác đă ̣c biê ̣t là mô ̣t số

hô ̣ không sản xuất đã bán , cho tă ̣ng giao khoán cho hô ̣ khác thu sản lượng hàng năm. Tất cả những trường hợp trên không báo cáo với thôn và Ủy ban nhân dân xã đã làm ảnh hưởng tới công tác quản lý đất đai ở đi ̣a phương.

+ Phương phá p tiến hành được thực hiê ̣n như sau:

Thứ nhất tiến hành dồn đổi ruô ̣ng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn chứ không phải chia la ̣i ruô ̣ng đất . Sau khi tiến hành dồn đổi ruô ̣ng đất mỗi hô ̣ nông dân chỉ còn 01 tới 02 mảnh ruộng.

Thứ hai giữ ổn đi ̣nh số hô ̣, số khẩu và diê ̣n tích của các hô ̣ đã giao khi thực hiê ̣n quyết đi ̣nh số 115.

Thứ ba căn cứ vào quy hoa ̣ch sử du ̣ng đất về phát triển ha ̣ tầng kinh tế

xã hội, các hộ đóng góp đất để làm đường giao thông , thủy lợi nội đồng các công trình phúc lợi khác của thôn, xóm.

Thứ tư hô ̣ g ia đình trực tiếp kê khai chính xác nhân hô ̣ khẩu và diê ̣n tích đất của mình đang sử dụng theo quyết định 115.

Thứ năm tâ ̣p trung sự lãnh đa ̣o của các cấp chi ủy , chi bô ̣, chính quyền ban ngành, trưởng thôn các tổ chức đoàn th ể chỉ đạo , đô ̣ng viên, hướng dẫn nhân dân thảo luâ ̣n, công khai dân chủ minh ba ̣ch với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”.

Quỹ đất dồn đổi của từng thôn là 441,9 ha gồm: [Phụ lục 6].

+ Phương pháp dồn đổi ruộng đất:

* Thứ nhất lâ ̣p hồ sơ quy hoa ̣ch giao thông , thủy lợi và các vị trí quy hoạch trên địa bàn thôn.

* Thứ hai xác định diện tích đất cần quy hoa ̣ch cho giao thông – thủy lợi nô ̣i đồng: [Phụ lục 7].

* Thứ ba lên phương án làm thủy lợi nô ̣i đồng xác đi ̣nh số lượng đào đắp kinh phí

* Thứ tư khảo sát quỹ đất ngoài thực đi ̣a

* Thứ năm lâ ̣p phương án chia ruô ̣ng khi đã rà soát quỹ đất ngoài thực đi ̣a gồm vùng ma ̣, vùng chia đất ổn định.

* Thứ sáu vùng quy hoa ̣ch đất dãn cư giao thông thủy lợi các công trình văn hóa thể du ̣c thể thao phải phù hợp với quy hoa ̣ch tổng thể của xã đã được phê duyê ̣t [Phụ lục 8].

*Bướ c cuối cùng của công tác dồn đổi ruô ̣ng đất là hoàn thiê ̣n hồ sơ đi ̣a chính, cấp giấy chứng nhâ ̣n quyền sử du ̣ng đất.

Quá trình xây dựng Nông thôn mới ở xã đã đạt được những bước tiến quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nâng suất lao động tăng nhanh, thu nhập hàng năm của người nâng được nâng cao, hiện trạng đường làng ngõ xóm được kiên cố hóa, xây dựng lại. Hệ thống kênh mương thủy lợi được chú trọng. [Phụ lục 4].

Tiểu kết chương 2

Xây dựng NTM là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược để thực hiện thành công Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Ðảng, nhà nước, đã được nhân dân đồng tình và hưởng ứng tích cực trong cả nước.

Trong 03 năm xây dựng, các ban ngành, các cấp ủy, chính quyền cùng cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân trong huyện Bình Lục đã chung vai, góp sức thực hiện Chương trình tạo nên nhiều chuyển biến mới trong nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nông dân được nâng lên. Nông nghiệp giữ được mức tăng trưởng ổn định, phát triển tương đối toàn diện; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng vật nuôi được nâng lên; sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ.

Xây dựng Nông thôn mới đã trở thành phong trào quần chúng sôi nổi và tương đối đều khắp trong địa phương; bộ máy chỉ đạo thực hiện từ huyện đến cơ sở được tổ chức thống nhất, đồng bộ. Các cơ chế chính sách được ban hành khá đồng bộ và kịp thời. Nhận thức về Chương trình từ các cấp ủy, chính quyền đến người dân được nâng cao; công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng Nông thôn mới, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có chuyển biến rõ rệt.

Với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đến nay chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Bình Lục đã giành được những kết quả quan trọng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, diện mạo nông thôn được đổi mới. Để có được thành quả đó, trước hết phải khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là sự tham gia có hiệu quả của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, đặc biệt là sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân. Trong quá trình lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, Ban thường vụ Huyện ủy luôn bám sát sự chỉ đạo của Tỉnh ủy; tập trung nghiên cứu, đánh giá chính xác những thuận lợi, khó khăn, đồng thời xác định những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá ở từng giai đoạn và của từng năm.

So với trước năm 2008 đến nay cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế của huyện đã có sự thay đổi vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực. Thu nhập bình quân đầu người của huyện ngang với mức bình quân của cả nước, lực lượng lao động được giải quyết việc làm hàng năm ở các thôn tăng nhanh nhất là số lượng thanh thiếu niên. Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm là yếu tố cần thiết cho việc xây dựng và phát triển kinh tế huyện theo hướng nền kinh tế hàng hóa.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bình lục (hà nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)