Đảng bộ huyện Bình Lục chỉ đạo việc thực hiện xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bình lục (hà nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 34 - 37)

Chương 2: LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH LỤC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014

2.1. Chủ trương của Trung Ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Nam về xây dựng nông thôn mới

2.1.3. Đảng bộ huyện Bình Lục chỉ đạo việc thực hiện xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014

Năm 2008 là năm đầu tiên Trung ương Đảng có quyết định thực hiện xây dựng Nông thôn mới với những bước đi đầu tiên. Một số nơi trên cả nước đã mạnh dạn là lực lượng tiên phong trong việc thực hiện nhiệm vụ mới và xuất hiệnmột số tấm gương điển hình đó là: tỉnh Ninh Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Tiếp thu và học tập những bài học kinh nghiệm của thế hệ đi trước Đảng bộ Bình Lục đã tiến hành họp và thảo luận đánh giá về những ưu điểm và hạn chế của việc tiến hành xây dựng Nông thôn mới và đề ra những bước đi phù hợp cho mình.

Năm 2010 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI (1/2010) đã họp tại Hội đồng nhân dân UBND huyện và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu cho nhiệm kỳ 2010 - 2015.

+ Phương hướng chung:

Tiến hành đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giải quyết vấn đề việc làm cho nhân dân toàn huyện; khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng trên địa bàn huyện; tăng cường sự quản lý của các cấp ủy Đảng; tăng cường tiềm lực, củng cố vững

chắc quốc phòng - an ninh; xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh [37, tr.20].

Mục tiêu đề ra:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2010 - 2015 đạt 14% trở lên.

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: nông - lâm - ngư nghiệp đạt 45%;

công nghiệp - xây dựng 26%; thương mại - dịch vụ 29%.

+ Tổng sản lượng lương thực bình quân đạt 156.000 tấn

+ Thu nhập bình quân đầu người hàng năm đạt 12 triệu đồng/năm.

+ Tỉ lệ lao động được đào tạo đạt 35% số người lao động.

+ Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dưới 15%.

Đại hội cũng đề ra 4 chương trình công tác trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ trên: Chương trình xây dựng cánh đồng mẫu trồng lúa chất lượng cao; phát triển mô hình trang trại điển hình trong chăn nuôi; phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp, giải quyết việc làm; Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng với trọng tâm là phát triển giao thông [37, tr.30].

Dưới ánh sáng của những chỉ thị, nghị quyết trên Ban thường vụ Huyê ̣n ủy Bình Lục đã ra chỉ thị số 08 - CT/HU ngày 12/07/2011 về tâ ̣p trung sự lãnh đa ̣o của các cấp ủy Đảng trong thực hiê ̣n chương trình xây dựng Nông thôn mới huyện Bình Lu ̣c giai đoa ̣n 2010 – 2020. Ngày 18/07/2011 Ban thường vụ Huyê ̣n ủy Bình Lu ̣c đã ban hành quyết đi ̣nh số 79 - QĐ/HU về viê ̣c kiê ̣n toàn Ban chỉ đa ̣o xây dựng Nông thôn m ới gồm 33 đồng chí do đồng chí Bí thư Huyê ̣n ủy làm Trưởng ban . Phó bí thư thường trực Huyện ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND Huyện làm Phó Ban . Ban hành quyết đi ̣nh thành lâ ̣p tổ công tác chỉ đạo, hướng dẫn các xã lâ ̣p quy hoa ̣ch , đề án và thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới và phân công cu ̣ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo tổ công tác phu ̣ trách từng nô ̣i dung của từng xã. Chỉ đạo các xã thành lập Ban chỉ đạo Ban quản lý các tổ công tác xây dựng Nông thôn m ới xây dựng

các đề án , kế hoa ̣ch d ồn đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ sang ô thửa lớn . Ban thường vụ Huyê ̣n ủy đã tăng cường công tác kiểm tra giám sát viê ̣c thực hiê ̣n các nội dung và mục tiêu trên.

Sau khi kết thúc hội nghị Đảng bộ Huyện đã cụ thể hóa bằng việc ra nghị quyết số 08 – NQ/HU nội dung như sau:

Về quan điểm

- Thứ nhất: Xây dựng Huyện Nông thôn mới là một bước cao hơn trong xây dựng xã Nông thôn mới, trên cơ sở vừa cải tạo vừa xây dựng, kế thừa những thành tựu, truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương, vừa hình thành những giá trị mới theo hướng văn minh hiện đại và phát triển một cách bền vững.

- Thứ hai: Xây dựng Huyện Nông thôn mới là nhiệm vụ của toàn thể hệ thống chính trị xã hội và phát huy vai trò chủ thể của người dân. Mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng thụ.

Về mục tiêu

- Mục tiêu chung: Xây dựng huyện Bình Lục có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; Sức mạnh của hệ thống chính trị được tăng cường, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

- Mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến năm 2016 Bình Lục trở thành huyện Nông thôn mới có 80% các xã hoàn thành 19 tiêu chí Nông thôn mới.

Về nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

+ Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về xây dựng huyện NTM.

+ Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền từ huyện đến xã, thôn.

+ Tập trung lãnh đạo tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo ở nông thôn.

+ Huy động các nguồn lực, tập trung xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội Nông thôn mới.

+ Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực văn hóa - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Về tổ chức thực hiện

+ Các cấp uỷ đảng tổ chức quán triệt nghị quyết tới cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện, đồng thời xây dựng nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới ở địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

+ Ban Tuyên giáo Huyện uỷ chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành, đơn vị chức năng có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi nghị quyết. Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể làm tốt công tác tuyên truyền nghị quyết trong đoàn viên, hội viên.

+ Giao cho UBND huyện triển khai và tập trung chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn thực hiện đề án xây dựng huyện Nông thôn mới năm 2016; xây dựng cơ chế hỗ trợ phù hợp với từng giai đoạn cho các xã xây dựng Nông thôn mới nhằm hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đề ra.

+ Ủy ban kiểm tra Huyện uỷ tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết, định kỳ báo cáo Ban thường vụ Huyện ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ huyện để chỉ đạo.

+ Các đồng chí thường vụ Huyện uỷ phụ trách cụm, Huyện uỷ viên phụ trách xã, Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới chịu trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện nghị quyết ở cơ sở [38, tr.23].

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bình lục (hà nam) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2014 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)