Chương 2: LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN BÌNH LỤC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2014
2.1. Chủ trương của Trung Ương Đảng và Đảng bộ tỉnh Hà Nam về xây dựng nông thôn mới
2.1.2. Chủ trương Đảng bộ tỉnh Hà Nam về xây dựng Nông thôn mới
đánh giá kết quả đa ̣t được trong 5 năm qua và đi ̣nh hướng cho Đảng bô ̣, nhân dân trong tỉnh tiếp tu ̣c nâng cao năng lực lãnh đa ̣o và chiến đấu của Đảng bô ̣ , đoàn kết , trí tuệ đổi mới , phát triển toàn d iê ̣n; phấn đấu đến năm 2015 Hà Nam trở thành tỉnh có kinh tế phát triển nhanh , bền vững đa ̣t thu nhâ ̣p bình quân đầu người ngang mức với bình quân thu nhâ ̣p của cả nước.
Toàn thể đại hội đã nhất trí thông qua mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ của Đảng bộ từ nay đến hết năm 2015: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết trong Đảng bộ và trong nhân dân. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững;
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tập trung phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đại hội đề ra chín nhóm giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện. Trong đó, giải pháp hàng đầu là đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền theo hướng tập trung, quyết liệt, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Nâng cao chất lượng xây dựng, quản lý thực hiện quy hoạch; công tác quy hoạch phải đi trước một bước” [14, tr.10].
Mục tiêu tổng quát được đại hội thể hiện như sau: Đại hội cũng đã thảo luận và biểu quyết thông qua nghị quyết Đại hội với 16 chỉ tiêu chủ yếu:
Tổng sản phẩm GDP trong tỉnh tăng bình quân 13,5%/năm trở lên; GDP bình quân đầu người đến 2015 đạt trên 40triệu đồng; cơ cấu kinh tế đến 2015:
Công nghiêp – Xây dựng 54,8%, Dịch vụ 32%, Nông, Lâm nghiệp 13,2%;
Giá trị SXNN tăng bình quân 2,8%/năm; SXCN tăng bình quân 22,1%/năm;
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 12,2%/năm; Giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 12,8%/năm; Thu ngân sách tăng bình quân 17,8%/năm; 100% dân số thành thị và 90% dân số nông thôn được dùng nước sạch; Giảm tỷ lệ sinh 0,12%o; Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1 – 1,2%/năm; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD giảm còn 15% (2015);
Giải quyết việc làm mới cho 75000 lao động; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2015 đạt 55% số xã nông thôn mới đạt 20%; Hàng năm có 85% tổ chức cơ sở Đảng, 80% chi bộ đạt TSVM, 85% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ [14, tr.12 – 15].
Ngay sau khi Đại hội kết thúc Đảng bộ Tỉnh Hà Nam đã ban hành Nghị Quyết số 03/NQ-TU ngày 21/04/2011 về xây dựng NTM đến năm 2020 nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội Nghị TW 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Mục đích của việc thực hiện Nghị quyết trên được thể hiện nhằm: Phát huy sức mạnh, vai trò chủ thể của giai cấp Nông dân trong việc tham gia vào quá trình xây dựng NTM theo hướng văn minh, tiến bộ, hiện đại; Nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trọng tâm là: các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về xây dựng NTM; Xác định rõ nhiệm vụ của tổ chức Hội Nông dân;
giai cấp nông dân trực tiếp tham gia và tổ chức thực hiện những nội dung xây dựng NTM.
Về nội dung thực hiện:
+ Thứ nhất: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Tuyên truyền, phổ biến giúp nông dân có nhận thức đúng và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn và những chủ trương, chính sách đối với nông dân, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 của tỉnh.
- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền: Hội nghị, hội thảo, thăm quan, học tập các mô hình, nêu gương điển hình, thi tìm hiểu…
+ Thứ hai: Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Tham gia ý kiến vào đề án xây dựng NTM và Bản đồ án quy hoạch NTM cấp xã; để trên cơ sở đó hội viên, nông dân hiểu các nội dung công việc do nông dân trực tiếp tham gia; nông dân tổ chức thực hiện
- Tham gia vào lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau để thiết thực với yêu cầu của người dân và phù hợp với khả năng điều kiện của địa phương.
- Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng.
- Tham gia quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã và gương mẫu tham gia đóng góp tiền, ngày công và làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng tu sửa hệ thống giao thông xã, thôn, xóm và các công trình văn hóa phúc lợi… đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng và đạt chuẩn tiêu chí.
- Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.
+ Thứ 3:Tăng cường tổ chức các chương trình phối hợp với các ngành có liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
* Phối hợp với ngành nông nghiệp:
- Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao. Gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ. Thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, các mô hình trình diễn, tổ chức nông dân tham quan, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn cách làm ăn mới…xây dựng, triển khai các chương trình, dự án do Sở Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn quản lý có liên quan đến xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp xây dựng các hình thức kinh tế tập thể, HTX nông nghiệp và câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ khuyến nông, các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp .
- Đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về liên kết 4 nhà hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
* Phối hợp với ngành VH-TT-DL
- Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong hội viên, nông dân Chương trình xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tập trung tuyên truyền mục đích, ý nghĩa các sự kiện văn hóa, văn nghệ, gia đình, thể dục thể thao và du lịch diễn ra trong giai đoạn như các ngày truyền thống ngành, các sự kiện, kỷ niệm…; đại hội thể dục thể thao các cấp…
- Phối hợp vận động cán bộ, hội viên, nông dân gương mẫu tham gia đóng góp xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao như: Nhà văn hoá thôn xóm, tủ sách, khu vui chơi, công trình thể thao,... Tổ chức tốt các hoạt
động các Câu lạc bộ: Văn nghệ, thể thao, tổ chức tốt các hoạt độngvăn hóa, văn nghệ, ngày hội văn hóa -thể thao, gia đình và du lịch.
* Phối hợp với ngành TN&MT:
- Tuyên truyền, vận động Hội viên nông dân tham gia bảo vệ giữ gìn môi trường, cảnh quan khu vực nông thôn. Thông qua hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến tích cực trong cán bộ, Hội viên nông dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BVMT. Từ đó tích cực tham gia BVMT phục vụ phát triển bền vững.
- Tăng cường phối hợp xây dựng mô hình điểm, khai thác các dự án bảo vệ môi trường từng bước khắc phục tình trạng suy thoái môi trường ở nông thôn.
* Phối hợp với ngành Lao động TBXH:
- Tổ chức dạy nghề cho nông dân theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hnàh ngày 27/11/2009; tham gia tích cực vào việc xoá hộ đói, giảm hộ nghèo đảm bảo bền vững.
+ Thứ 4:Tổ chức các phong trào thi đua hành động cách mạng trong nông dân; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn và công tác Hội.
- Đẩy mạnh các phong trào thi đua của Hội: "nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐGN và làm giàu ", “Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, “Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh” phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, bền vững và đem lại hiệu quả thiết thực. Hàng năm xây dựng được các mô hình mới về kinh tế, văn hoá, xã hội để chỉ đạo và nhân rộng.
- Tổ chức tốt các dịch vụ hỗ trợ nông dân; xây dựng Quỹ HTND và khai thác hiệu quả các nguồn vốn để giúp nông dân phát triển sản xuất.
- Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 26/20010CT- TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện cho Hội nông dân các cấp giải quyết khiếu nại tố cáo và vận động nông dân thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.
- Xây dựng và triển khai giao chỉ tiêu thi đua thực hiện nhiệm vụ công tác Hội hàng năm phù hợp với các tiêu chí xây dựng NTM
- Phấn đấu thực hiện:
+ Từ 2011-2015, 100% các xã xây dựng NTM đều đạt tiêu chuẩn cơ sở Hội vững mạnh xuất sắc