Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. Khái niệm vị từ và phân loại vị từ
1.2. Tham tố và phân loại tham tố
1.2.2. Phân loại tham tố
(i) Tham tố bắt buộc và tham tố tùy ý (obligatory argument and optional argument);
(ii) Tham tố ngoại tại và tham tố nội tại (external argument and internal argument);
(iii) Tham tố trực tiếp và tham tố gián tiếp (direct argument and indirect argument);
(iv) Tham tố ngầm ẩn (suppressed/ implicit argument);
(v) Tham tố bị lược bỏ (deleted argument);
(vi) Tham tố sự kiện (event argument). [109, tr.391-392]
Nhóm (i) sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong các tiểu mục dưới. Về sự đối lập giữa tham tố nội tại và tham tố ngoại tại, cơ sở sự lưỡng phân này là mối quan hệ giữa các tham tố với cấu trúc của VT làm vị ngữ. Chủ ngữ là tham tố nằm ngoài cấu trúc của VT làm vị ngữ, do đó nó được gọi là tham tố ngoại tại; trong khi
10 Về cấu trúc tham tố của tính từ, nhiều tác giả đã đề cập tới. A. Ikeya [164] có một bài viết bàn riêng về cấu trúc tham tố của tính từ tiếng Anh, trong đó tác giả bàn kĩ về những vấn đề sau:
– Cương vị ngữ nghĩa của các ngữ đoạn giới từ trong những câu như: Tom is good at tennis. ‘Tom giỏi Tennis’;
– Cương vị ngữ nghĩa của các động từ nguyên thể trong những câu như: He is sure to win. ‘Anh ta chắc chắn (mình) sẽ chiến thắng’;
– Sự khác nhau giữa các câu như: It is wise of Peter to go home và Peter is wise to go home. ‘Peter thật là khôn ngoan khi (quyết định) về nhà’.
Tác giả cho rằng ngữ đoạn giới từ hoặc ngữ đoạn chứa động từ nguyên thể đứng sau tính từ trong các cấu trúc trên có tư cách là tham tố nhưng cho rằng xét về tư cách cú pháp, những tính từ này vẫn là những VT NĐ.
11 R. Jackendoff [165, tr.3] còn đề cập đến cả cấu trúc tham tố của giới từ, kiểu: outside the house ‘bên ngoài nhà’; underneath the floor ‘dưới sàn’, up the stairs ‘trên cầu thang’.
đó, các BN (trực tiếp, gián tiếp) có quan hệ nội tại với VT (nằm trong cấu trúc ngữ VT). Lối phân chia này xuất phát từ lí thuyết về quan hệ chi phối/ ràng buộc được đề xướng bởi các nhà ngữ pháp tạo sinh (E. William 1980, N. Chomsky 1981), theo đó, chủ ngữ bị chi phối trực tiếp bởi câu còn các BN bị chi phối trực tiếp bởi VT.
Mặc dù có quan hệ nghĩa với VT nhưng về phương diện ngữ pháp, chủ ngữ được xem là ngữ đoạn chức năng độc lập, nằm ngoài cấu trúc cú pháp của VT ([135, tr.16-17]; [126, tr.391-392]).
Đối lập giữa tham tố trực tiếp và tham tố gián tiếp dựa trên tiêu chí [±giới từ]
trước tham tố. Tham tố kết hợp với giới từ gọi là tham tố gián tiếp trong khi đó tham tố không kết hợp với giới từ gọi là tham tố trực tiếp. Trong ví dụ dưới, the cake là tham tố trực tiếp, the table là tham tố gián tiếp (đứng sau giới từ on).
7. Mary put the cake on the table.
‘Mary đặt bánh lên trên bàn’
Sự đối lập giữa tham tố trực tiếp và tham tố gián tiếp chú ý đến hình thức thể hiện của tham tố trên bình diện cú pháp. Tham tố gián tiếp có quan hệ rất gần gũi với khái niệm BN bắt buộc có giới từ đi kèm mà chúng tôi sẽ đề cập trong mục 1.3.1.
Tham tố ngầm ẩn là một tham tố hình thành từ một tham tố ngoại tại trong cấu trúc chủ động bị giáng cấp thành ngữ đoạn tùy ý trong cấu trúc bị động. Trong một ngôn ngữ như tiếng Anh, ngữ đoạn chỉ tác thể đứng sau giới từ by trong cấu trúc bị động được gọi là tham tố kiểu này. Sở dĩ gọi chúng là tham tố ngầm ẩn là bởi chúng tồn tại trong cấu trúc nghĩa của VT nhưng không cần thiết phải xuất hiện ở bình diện cấu trúc cú pháp. Có thể nói, tham tố kiểu này tồn tại trong cấu trúc nghĩa nhưng xuất hiện tùy ý (là trạng ngữ – adjunt) trong cấu trúc cú pháp.
8. a. They invited the singer.
‘Họ (đã) mời ca sĩ này’
b. The singer was invited (by them).
(Ca sĩ này [đã] được mời [bởi họ]) ‘Ca sĩ này đã được (họ) mời’
Trong câu (b), them là tham tố ngầm ẩn, nó vốn là tham tố ngoại tại làm chủ ngữ (they) trong cấu trúc chủ động ở câu (a). Việc đặt tham tố này trong ngoặc đơn để chỉ tham tố này có tính tùy ý. Tham tố ngầm ẩn rất gần (nhưng có khác biệt quan trọng) với tham tố bị tỉnh lược – tham tố không được phép xuất hiện trong cấu trúc tham tố cũng như trong cấu trúc cú pháp.
9. a. The movie frightened John.
‘Bộ phim đã làm John hoảng sợ’
b. John frightens easily.
‘John dễ bị hoảng sợ’
c. *John frightens easily by the movie.
Tham tố giữ vai chủ ngữ (the movie) trong câu (a) không được phép xuất hiện trong câu (b) – một câu được coi là phái sinh từ chính câu (a). Câu (c) là câu sai bởi sự có mặt của tham tố này. Kiểu câu chứa một tham tố tỉnh lược (câu b trong ví dụ trên) được coi là câu trung tính (middle sentence).
Một số tác giả (D. Davidson 1967; J. Higginbotham 1985; A. Kratzer 1989; T.
Parsons 1990, v.v.) còn đề cập đến một loại tham tố dùng để đánh dấu câu hành động – tham tố sự kiện. Điều này có nghĩa là các kiểu câu khác, chẳng hạn câu trạng thái, sẽ không có loại tham tố này. Có tác giả, chẳng hạn J. Grimshaw (1990), cho rằng tham tố sự kiện là một kiểu tham tố ngoại tại.
Trong các lối phân loại trên, lối phân loại dựa trên tính chất, mức độ quan hệ giữa tham tố với VT (chia tham tố thành tham tố bắt buộc và tham tố tùy ý) giữ vai trò quan trọng trong việc nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ cũng như phân loại VT.
1.2.2.1. Tham tố bắt buộc/ diễn tố (actant) là tham tố cần yếu để tạo thành vị ngữ hạt nhân. Vị ngữ hạt nhân thể hiện một sự tình mà trong đó “đặc tính và quan hệ được thấy rõ nhờ VT chứa những ngữ đoạn mà nó đòi hỏi”. Các vị ngữ hạt nhân có được là nhờ “việc lấp đầy các ngữ đoạn thực hiện chức năng như là các tham tố của VT mà chúng có trách nhiệm bổ nghĩa cụ thể” [137, tr.25-26]. Các tham tố nằm trong vị ngữ hạt nhân hình thành một cách tự nhiên trong suy nghĩ của người bản
ngữ và được xem là những yếu tố không thể thiếu gắn chặt với nghĩa của VT. Một VT như cho sẽ buộc ta phải nghĩ tới các tham tố: người cho (ai cho), người nhận (cho ai) và cái được cho (cho cái gì); tương tự một VT như đánh sẽ buộc ta phải nghĩ tới các tham tố như: người đánh (ai đánh), người hay vật bị đánh.
Tham tố (dù là diễn tố hay chu tố) là những nhân/ vật tham gia vào sự tình do đó hình thức phổ biến của chúng là những ngữ danh từ.
10.
That man showed the boy a picture.
Diễn tố: ngữ danh từ VT: động từ Diễn tố: ngữ danh từ Diễn tố: ngữ danh từ ‘Người đàn ông ấy đưa cho đứa bé (xem) một tấm hình’.
Tất nhiên tham tố có thể có hình thức khác, nhưng về bản chất bao giờ nó cũng có tính chất danh từ hoặc có thể thay thế bằng một (ngữ) danh từ. Dưới đây là một ví dụ khác, trong đó có hai tham tố bắt buộc là các cú.
11.
For her to arrived late again
showed the boss that she was
unreliable.
Diễn tố: cú VT: động từ Diễn tố: ngữ danh từ Diễn tố: cú ‘Việc cô ta lại đến trễ cho ông chủ thấy rằng cô ta không đáng tin’.
Các kiểu chủ ngữ hình thức (formal subject)/ chủ ngữ trống nghĩa (dummy subject), vốn cần thiết cho các ngôn ngữ có yêu cầu cao về mặt ngữ pháp, tuy có thể xử lí là một tham tố và đó là một tham tố bắt buộc nhưng nói một cách chặt chẽ, như W. Culicover (1997), nó không phải là tham tố bởi nó thiếu đặc tính của tham tố là một ngữ đoạn dùng để diễn đạt các đặc tính hay quan hệ của các sự vật [135, tr.16]. Đại từ it, there với cương vị là chủ ngữ hình thức trong tiếng Anh ở các ví dụ dưới là những dẫn chứng cho kiểu tham tố này.
12. a. It is raining.
‘Trời đang mưa’.
b. There are some books on the table.
‘Có vài cuốn sách trên bàn’.
Về chức năng ngữ nghĩa, ngoại trừ một số diễn tố trống nghĩa như vừa trình bày trên – nếu xem chúng là diễn tố, nhìn chung các diễn tố tạo ra sự bổ nghĩa cụ thể, cần yếu cho nghĩa của VT được hoàn chỉnh. Trong kết hợp với các loại VT cụ thể, các diễn tố thường đảm nhận một số vai nghĩa nhất định như Tác thể, Hành thể, Bị thể cho VT hành động; Nghiệm thể, Hiện tượng cho VT trạng thái, v.v.
Số lượng diễn tố của một VT, như đã đề cập ở mục 1.1.2.2, gọi là diễn trị (valency). Tuy nhiên, một VT khi tham gia vào những cấu trúc khác nhau số lượng diễn tố có thể thay đổi. S. Dik (1985) đã nói đến các mô hình cấu trúc liên quan đến việc chuyển đổi diễn trị: mở rộng và rút gọn diễn trị [138, tr.2-27]. Tùy theo hoàn cảnh giao tiếp, mục đích thông tin, một số diễn tố có thể không xuất hiện.
13. a. Nam gửi thư hôm qua.
b. He gave a doll.
(Anh ta tặng/ cho một con búp bê)
Ở (a), (b) đều có một vai nghĩa bắt buộc đã bị tỉnh lược, đó là vai Tiếp thể (tới ai) hoặc Người hưởng lợi (cho ai). Tuy nhiên các tham tố này ai cũng hiểu là vốn tồn tại và gắn bó chặt chẽ với nghĩa của VT12 nhưng không được hiện thực hóa. Các tham tố này có thể xuất hiện khi cần thiết như trong ví dụ dưới.
14. a. Nam gửi thư cho tôi hôm qua.
b. He gave the girl a doll.
(Anh ta tặng cho cô bé một con búp bê)
1.2.2.2. Tham tố không bắt buộc/ chu tố (circumstant)13 là thành phần bổ sung cho vị ngữ hạt nhân, cùng với vị ngữ hạt nhân hợp thành vị ngữ mở rộng [137, tr.25]. Khác với diễn tố, chu tố chỉ là những thành phần tùy ý trong cấu trúc vị ngữ và quan hệ lỏng lẻo với VT. Tính chất chặt, lỏng được các nhà ngữ pháp chức năng xác định dựa vào khả năng đoán trước (predictable) sự xuất hiện của các tham tố.
12 Thuật ngữ ‘vai nghĩa bắt buộc’ (obligatory role) có lẽ không thích hợp bằng thuật ngữ ‘vai nghĩa cố hữu’
(inherent role) của M. Halliday vì cách nói vai cố hữu bao quát được cả trường hợp vắng mặt của một diễn tố nào đó vì “thường thì trong thực tế, một thành phần bắt buộc nào đó có thể vắng mặt” [x. 105, tr.187].
13 S. Dik [137, tr.26] dùng cặp khái niệm: argument và satellite thay cho actant và circumstance.
Tham tố nào mà có xác suất tiên đoán càng cao thì chúng càng có khả năng là diễn tố và ngược lại [152, tr.183]. Về mặt cấu trúc cú pháp, các chu tố có hình thức điển hình là các ngữ giới từ. Về chức năng ngữ nghĩa, theo S. Dik, chu tố là những tham tố không tham gia vào việc định nghĩa sự tình mà chỉ “cho thêm những thông tin bổ sung cho sự tình như là một chỉnh thể bằng cách cụ thể hóa thời gian, vị trí xảy ra sự tình, (hoặc) đưa ra lí do hay nguyên nhân tạo ra sự tình đó và cung cấp thêm những thông tin bổ sung khác” [137, tr.25]. Ông cũng đã nêu ra năm loại thông tin mà các chu tố thường đề cập tới: (i) chi tiết hoá cho sự tình về Cách thức (manner), Chất lượng (quality), Công cụ (instrument); (ii) các liên hệ của sự tình với các tham tố khác như Người hưởng lợi (beneficiary), Liên đới (comitative); (iii) các liên hệ của sự tình với lĩnh vực thời gian như Thời gian (time), Thời lượng (duration), Tần suất (frequency); (iv) các liên hệ của sự tình đối với lĩnh vực không gian như Vị trí (location), Nguồn (source), Đích (goal), Hướng (direction), Đường dẫn (path); (v) các liên hệ của sự tình này với sự tình khác như Hoàn cảnh (circumstance), Nguyên nhân (cause), Lí do (reason), Mục đích (purpose), Kết quả (result) (tr. 26).
15. a.
Nam buồn bã suốt ngày.
Diễn tố: Nghiệm thể VT: Trạng thái Chu tố: Thời lượng b.
John walks on street.
Diễn tố: Hành thể VT: hành động Chu tố: Vị trí ‘ John dạo bộ trên đường phố’.
Mặc dù các vai nghĩa thường đóng vai trò nhất định (hoặc là chu tố hoặc là diễn tố) trong câu trúc nghĩa của VT tuy nhiên một số vai nghĩa có thể thay đổi vai trò khi chúng tham gia vào những cấu trúc VT khác nhau. Ví dụ Nguồn, Đích thường giữ vai trò chu tố trong phần lớn các cấu trúc nhưng khi tham gia vào cấu trúc VT chuyển động có hướng lại trở thành diễn tố14... Ngược lại, một số vai nghĩa
14 Với một số VT, ý nghĩa của chúng có thể đòi hỏi một số vai nghĩa thường là ‘chu tố’ đảm nhiệm vai trò là
‘diễn tố’. Các ví dụ sau của S. Dik [137, tr.26-27] trong đó các vai Vị trí, Thời lượng được in đậm:
- John lives in Amsterdam ‘John sống ở Amsterdam’.
- Their discussion lasted three hours. ‘Cuộc thảo luận của họ kéo dài ba giờ’.
thường là diễn tố cũng có thể trở thành chu tố trong một khung vị ngữ nào đó, ví dụ Tác thể trong cấu trúc bị động. Nói cách khác, không có một vai nghĩa nào bao giờ cũng là chu tố hay diễn tố trong mọi khung vị ngữ ([29, tr.209]; [32, tr.44]; [137, tr.26-27]; [152, tr.111]).
Nói chung trong quan hệ với các đơn vị thuộc bình diện cú pháp, các diễn tố giữ vai trò là các thành phần cơ bản trong câu, như Đề/ chủ ngữ, BN còn các chu tố giữ vai trò thành phần phụ của câu (trạng ngữ). Điều này cũng có nghĩa là việc phân biệt diễn tố với chu tố sẽ góp phần xác định tư cách cú pháp (là BN hay trạng ngữ) của một số ngữ đoạn trong câu. Nói cách khác, việc phân biệt này cũng góp phần xác định đối lập giữa VT NĐ với VT NgĐ – những đối lập vốn thuộc bình diện cú pháp.