Việc nghiên cứu ngôn ngữ theo phương pháp loại hình

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 59 - 245)

Chương 1: NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. Khái niệm vị từ và phân loại vị từ

1.4. Loại hình học và vấn đề phạm trù nội động/ ngoại động

1.4.1. Việc nghiên cứu ngôn ngữ theo phương pháp loại hình

Việc nghiên cứu ngôn ngữ có thể đi theo nhiều hướng khác nhau. Nghiên cứu ngôn ngữ từ góc độ loại hình chú ý nhiều đến đặc điểm nội tại của ngôn ngữ. Mục đích của phương pháp này là xác lập, phân loại ngôn ngữ thế giới vào một số nhóm dựa trên những tương đồng nhất định.

Theo I. Rozdextvenxki, hiện có khoảng 200 cách phân loại ngôn ngữ theo các đặc điểm loại hình [73, tr.255]. Điều này cho thấy, ngôn ngữ có thể được tiếp cận từ rất nhiều hướng khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua hai lối nghiên cứu loại hình phổ biến liên quan trực tiếp đến việc nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ: (i) loại hình hình thái học; và (ii) loại hình học trật tự từ.

1.4.1.1. Loi hình hình thái hc (morphological typology)

Loại hình hình thái học chia các ngôn ngữ trên thế giới thành ba kiểu: đơn lập (isolating), chắp dính (agglunative), hòa kết (fusional) (còn gọi: biến hình – flectional), đôi khi đưa thêm vào một kiểu thứ tư, đa tổng hợp (polysynthetic/

incorporating). Nhìn chung lối phân loại này dựa trên sự tồn tại hay không tồn tại, tồn tại ít hay nhiều yếu tố hình thái học đánh dấu các phạm trù ngữ pháp, các đơn vị chức năng.

1.4.1.2. Loi hình hc trt t t (word order typology) hay loi hình hc trt t các thành t (constituent order typology)

Lối phân loại ngôn ngữ theo loại hình trật tự từ dựa trên trật tự sắp xếp các thành tố cấu trúc cơ bản trong các đơn vị chức năng (ngữ đoạn, câu) của các ngôn ngữ để nhóm lại thành một số kiểu. Chẳng hạn, J. Greenberg (1966) chia các ngôn ngữ dựa trên bốn tiêu chí: (i) trật tự của VT so với chủ ngữ và BN; (ii) trật tự của tính từ bổ nghĩa so với danh từ hạt nhân; (iii) trật tự của sở hữu tố so với danh từ hạt nhân; (iv) trật tự của giới từ so với danh từ hạt nhân.

Nếu không tính đến chủ ngữ, các quan hệ trật tự trên chỉ còn lại hai kiểu chính:

(i) BN trước VT, tính từ trước danh từ, sở hữu tố trước danh từ, hậu tố; (ii) BN sau VT, tính từ sau danh từ, sở hữu tố sau danh từ, giới từ.

Một số tác giả khác có điều chỉnh ít nhiều hai kiểu trật tự cơ bản trên, chẳng hạn, theo Th. Vennemann (1972) có hai kiểu: (i) tác tố (operator) đứng trước đối tượng tác động (operand); và (ii) ngược lại: đối tượng tác động trước tác tố. Trong khi đó, các tác giả theo ngữ pháp tạo sinh (chẳng hạn, R. Jackendoff 1977) đã đơn giản hoá quan hệ trên thành hai loại: (i) các thành phần phụ (adjunts) trước hạt nhân (head); và (ii) hạt nhân trước các thành phần phụ (x. [129, tr.454-455]).

1.4.2. Việc xác định phạm trù NĐ/ NgĐ dựa trên các tiêu chí loại hình Cả hai hướng nghiên cứu loại hình hình thái học và loại hình học trật tự các thành tố đều có thể cung cấp những cơ sở khoa học cho việc xác định phạm trù NĐ/

NgĐ trong các ngôn ngữ. Tuy nhiên, giá trị của mỗi tiêu chí trên đối với các nhóm, các ngôn ngữ cụ thể lại khác nhau. Với các ngôn ngữ biến hình hoặc chắp dính, những tiêu chí về hình thái tỏ ra có giá trị nhận diện cao trong khi đó với các ngôn ngữ đơn lập chỉ có thể dựa vào một số từ chuyên dụng mà thôi. Tương tự, những tiêu chí thuộc về loại hình học trật tự từ tỏ ra có vai trò quan yếu đối với các ngôn ngữ đơn lập nhưng lại tỏ ra không quan yếu đối với các ngôn ngữ biến hình tiêu biểu. Cho dù mức độ vận dụng các tiêu chí có thể khác nhau nhưng hầu như ngôn ngữ nào cũng cần đến các tiêu chí này: “Có một tập hợp các phương tiện hình thức mà các ngôn ngữ sử dụng để phân biệt các thành phần chức năng (trong câu) bao gồm các yếu tố đánh dấu đoạn tính (segmental markers), trật tự tuyến tính (linear order) và trọng âm (stress). Trong đó yếu tố đánh dấu đoạn tính có thể gắn với danh từ (thường được gọi là yếu tố đánh dấu cách – case markers) hoặc gắn với VT (thường được gọi là yếu tố đánh dấu sự phù ứng/ hoà hợp của VT – verb agreement markers)” [182, tr.251].

Dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua vai trò của các tiêu chí trên trong việc nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ trong một số ngôn ngữ tiêu biểu thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau.

1.4.2.1. Da trên tiêu chí hình thái, phạm trù NĐ/ NgĐ có thể được xác định dựa trên hai dấu hiệu quan trọng: (i) sự đánh dấu cách đối với các ngữ đoạn chức năng (chủ ngữ NĐ, chủ ngữ NgĐ, BN trực tiếp); và (ii) sự phù ứng/ hoà hợp của VT với các ngữ đoạn chức năng trong câu. Trên lí thuyết sẽ có những ngôn ngữ tồn tại cả hai dấu hiệu trên, có những ngôn ngữ chỉ tồn tại một trong hai dấu hiệu trên, và có những ngôn ngữ sẽ không có bất kì một dấu hiệu nào. Mức độ thể hiện các dấu hiệu trên trong các ngôn ngữ cũng nhiều ít khác nhau.

(1) S đánh du cách trên các ng đon chc năng ca câu. Trong các ngôn ngữ có sự đánh dấu cách, một hoặc các ngữ đoạn chức năng cơ bản của câu (chủ ngữ [chủ ngữ NĐ, chủ ngữ NgĐ], BN trực tiếp) sẽ được đánh dấu về mặt hình thái. Dựa vào điều này chúng ta có thể xác định VT đang xét là VT NĐ hay VT NgĐ. Về mặt lí thuyết, các ngôn ngữ có sự đánh dấu cách có thể đánh dấu các ngữ đoạn chức năng theo một trong các kiểu sau.

(i) Mỗi ngữ đoạn chức năng được đánh dấu bằng một hình thức cách riêng.

Theo S. Anderson, trong tiếng Wangkumara, một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Australia, các đại từ cho thấy sự phân biệt ba hình thức tác cách, đối cách, và danh cách. Tiếng Motu, ngôn ngữ có sự đánh dấu khác nhau đối với chủ ngữ NĐ và chủ ngữ NgĐ còn BN trực tiếp không có sự đánh dấu [111, tr.180-1], có thể xếp vào nhóm này.

(ii) Về mặt lô gích có thể có khả năng thứ hai: một ngôn ngữ nào đó có một hình thức đánh dấu trên chủ ngữ NĐ và một hình thức chung cho chủ ngữ NgĐ và BN trực tiếp. Mặc dù chưa có một ngôn ngữ nào như vậy được phát hiện nhưng không có nghĩa là không thể hoặc sẽ không có một ngôn ngữ như thế.

(iii) Ngữ đoạn đảm nhiệm vai trò chủ ngữ NĐ và ngữ đoạn đóng vai trò chủ ngữ NgĐ có chung một hình thức đánh dấu cách; còn ngữ đoạn đóng vai trò BN có một hình thức đánh dấu khác. Đây là trường hợp rất phổ biến trong nhiều ngôn ngữ như tiếng La Tinh, tiếng Cushitic, Yunan, Muskogean,v.v.

(iv) Ngữ đoạn đảm nhiệm vai chủ ngữ NĐ và ngữ đoạn đảm nhiệm vai BN

trực tiếp có chung một hình thức đánh dấu và ngữ đoạn đảm nhiệm vai chủ ngữ NgĐ có một hình thức đánh dấu khác. Đây chính là trường hợp xảy ra đối với các ngôn ngữ tác cách. Cho dù nhiều nghiên cứu cho thấy không có ngôn ngữ nào được coi là tác cách thuần tuý nhưng có nhiều ngôn ngữ thể hiện khá phong phú tính chất này [111, tr.180-1].

Như vậy, muốn nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ từ phương diện đánh dấu cách trên các ngữ đoạn chức năng, cần phải tìm hiểu sự đánh dấu cách trên một, hai hoặc cả ba thành phần chức năng này. Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, tìm hiểu sự đánh dấu cách đối với ngữ đoạn BN trực tiếp có thể giúp nhận diện phạm trù NĐ/ NgĐ trong phần lớn ngôn ngữ. Như chúng ta đã biết, nếu trong một câu có một ngữ đoạn trở lên đóng vai trò BN trực tiếp thì VT của nó là một VT NgĐ. Cơ sở để chúng ta có thể dựa vào tiêu chí này chính là BN luôn là một thành phần chức năng trong câu được ưu tiên đánh dấu cách. Trong một nghiên cứu về loại hình, E. Moravcsik đã đưa ra 9 kết luận có tính chất phổ quát trong các ngôn ngữ trên thế giới, trong đó tác giả đã nhận thấy BN là thành phần được ưu tiên đánh dấu cách nhất trong số các loại BN (nghĩa là nếu trong câu chỉ có một BN được đánh dấu cách thì đó là BN trực tiếp) và tác giả cũng nhận thấy cùng với chủ ngữ NgĐ, BN trực tiếp là một trong hai thành phần được ưu tiên đánh dấu cách nhất [179, tr.64-65]. Chính vì vậy dựa vào sự đánh dấu cách trên BN trực tiếp, đặc biệt trong các ngôn ngữ biến hình, là một hướng đi có cơ sở.

Sự đánh dấu cách BN trong những ngôn ngữ biến hình thường thể hiện bằng sự có mặt một tiếp tố (affix) vào gốc từ (root). Nếu giả định ngữ đoạn đó là ngữ đoạn danh từ thì tiếp tố này sẽ gắn với danh từ trung tâm (tuỳ theo ngôn ngữ cụ thể mà các thành phần bổ nghĩa còn lại của danh từ này có thể không hoặc có biến đổi hình thái cho phù hợp). Trong tiếng Nga, ngoài trường hợp BN trực tiếp của một số VT (chẳng hạn, җдать ‘chờ đợi’) được đánh dấu khác nhau tùy theo đặc điểm ngữ nghĩa (đánh dấu đối cách khi BN là một tham tố động vật, đánh dấu sở hữu cách khi BN là một tham tố bất động vật), BN trực tiếp của phần lớn các VT được nhận diện bằng hình thái cách 4.

37. a. Я чиmáю газéты.

‘Tôi đọc báo.’

b. Мы стрóим фáбрики.

‘Chúng ta đang xây dựng các nhà máy.’

Trong tiếng Anh, sự đánh dấu cách BN trực tiếp lại chỉ giới hạn ở nhóm đại từ, mà chính xác hơn là chỉ ở một số đại từ vì với đại từ it (số ít ngôi ba) và you (số ít và số nhiều ngôi 2) không có sự phân biệt BN trực tiếp với chủ ngữ (vẫn giữ nguyên).

Trong các ngôn ngữ chắp dính, thường có một yếu tố đánh dấu riêng biệt gắn vào danh từ làm BN trực tiếp. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kì, đó là tiếp tố i, chẳng hạn, ev-

‘nhà’ ặ ev: ‘nhà’ ở vị trớ chủ ngữ (giữ nguyờn hỡnh thức); ev-i: ‘nhà’ ở vị trớ BN trực tiếp. Trong tiếng Nhật, yếu tố đánh dấu cách –o đi sau danh từ để chỉ định danh từ đó thực hiện chức năng BN (chính xác là để chỉ vai nghĩa Bị thể). Dưới đây là một số ví dụ minh hoạ từ tiếng Nhật:

38. a. John – ga hon – o yon – da. [131, tr.454]

John – CN sách – BNTT đọc – QK ‘John đọc sách’

b. Taroo – ga Ziroo – o bu – ta.

Taroo CN Ziroo BNTT đánh – QK

‘Taroo đánh Ziroo’

Trong tiếng Hàn, các ngữ đoạn BN trực tiếp được được đánh dấu bằng tiểu từ đối cách đặt ngay sau chúng. Tiểu từ đối cách gồm có ŭl (đặt sau những danh từ có âm cuối là âm tiết khép), rŭl (đặt sau những danh từ có âm tiết cuối là âm tiết mở).

39. a. Kŭ bunŭn undong ŭl choahaeyo. [30, tr.33]

(ông ấy) (thể thao) ŭl (thích)

‘Ông ấy thích thể thao’.

b. Chŏ bunŭn yŏngŏ rŭl jahamnida.

(ông kia) (tiếng Anh) rŭl (nói giỏi)

‘Ông kia nói tiếng Anh giỏi’.

Mặc dù, tiểu từ cách trong tiếng Hàn là một phương tiện ngữ pháp quan trọng nhưng không giống tiểu từ trạng cách (có tính bắt buộc), tiểu từ chủ cách và tiểu từ đối cách có tính tùy nghi. Trong các ví dụ trên ŭlrŭl hoàn toàn có thể lược bỏ [30, tr.33-35].

Nhìn chung việc đánh dấu BN trực tiếp khá phức tạp. Việc BN trực tiếp được đánh dấu như thế nào không chỉ lệ thuộc vào quan hệ chức năng của nó với VT mà còn lệ thuộc vào chính đặc tính ngữ nghĩa của BN nữa. Tuỳ theo đặc tính ngữ nghĩa của thành phần này mà có thể có những hình thức đánh dấu khác nhau. Về hiện tượng này, nhiều tác giả, chẳng hạn W. Foley & R. Van Valin [146], P. Hopper – S.

Thompson [163], E. Moravcsik [181], v.v. đã có những nghiên cứu rất cụ thể. Sự đánh dấu khác nhau đối với thành phần BN trực tiếp có thể tùy thuộc vào tính động vật hay bất động vật [163, tr.257], tính xác định (có xác định/ có sở chỉ hay không) [146, tr.285], mức độ liên quan đến sự kiện (đầy đủ, hoàn toàn hay không), mức độ bị ảnh hưởng (nhiều hay ít, có hay không); với một số ngôn ngữ (chẳng hạn tiếng Lithuania), BN trực tiếp lại được đánh dấu khác nhau dựa vào VT chi phối nó ở hình thức khẳng định hay phủ định [163, tr. 258-272].

Các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, tiếng Hán không tồn tại những tiếp tố đánh dấu chuyên biệt như vậy – như sẽ trình bày ở các chương sau – do đó, những chức năng cú pháp sẽ chỉ được diễn đạt bằng phương tiện trật tự từ và các giới từ.

(2) S phù ng ca VT. Trong nhiều ngôn ngữ, VT có sự đánh dấu (có thể bằng một tiếp tố hoặc một yếu tố chuyên dụng đi kèm) phù hợp với các ngữ đoạn chức năng trong câu. Gắn với phạm trù NgĐ, ta thấy trong những ngôn ngữ này, VT có thể có yếu tố đánh dấu phù hợp với BN trực tiếp hoặc chủ ngữ NgĐ, chủ ngữ NĐ. Điều này cũng cho phép ta xác định VT đang xét là VT NĐ hay VT NgĐ.

Chẳng hạn, theo Ch. Li và S. Thompson [176, tr.12], VT trong tiếng Swahili có những hình vị (tiếp tố) phù ứng với cả chủ ngữ và BN trực tiếp.

40. Hamisi a – me – ki – leta chakula.

Hamisi QK mua thức ăn.

‘Hamisi đã mua thức ăn’.

Trong ví dụ trên, tiền tố a của VT leta (mua) phù ứng với chủ ngữ Hamisi, tiền tố ki phù ứng với BN trực tiếp chakula (thức ăn).

Trong một số ngôn ngữ khác, chẳng hạn trong tiếng Tây Ban Nha, VT có thể phù ứng với chủ ngữ bao gồm cả tất các chủ ngữ NgĐ và chủ ngữ NĐ. Trong tiếng Quiché, có một tiền tố của VT phù ứng với chủ ngữ NgĐ và một tiền tố khác phù ứng với chủ ngữ NĐ và BN NgĐ (đặc tính của ngôn ngữ tác cách). Trong tiếng Lakhota, tiền tố của VT lại phù ứng với tất cả chủ ngữ NgĐ và chỉ một số chủ ngữ NĐ (mang nghĩa hành động), v.v. Như vậy có thể nói, những yếu tố đánh dấu trên VT để chỉ sự phù ứng với các ngữ đoạn chức năng trong câu ở các ngôn ngữ có hiện tượng này là rất khác nhau [133, tr.9-10].

1.4.2.2. Xác định phm trù NĐ/ NgĐ da vào trt t t. Về trật tự từ, mặc dù có một số ngôn ngữ cho phép các từ/ ngữ đoạn trong câu sắp xếp tự do, nhất là các ngôn ngữ có sự phong phú về hệ thống đánh dấu cách như tiếng La Tinh, Đức, Nga, v.v. nhưng không có ngôn ngữ nào cho phép các từ/ ngữ đoạn trong câu sắp xếp một cách hoàn toàn tự do, nói cách khác, vẫn luôn có những áp lực nhất định đến phương diện trật tự từ. Với những ngôn ngữ nghèo về các chỉ tố đánh dấu cách thì trật tự từ ngữ trong câu lại càng giữ vai trò quan trọng trong việc xác định nghĩa, xác định tư cách cú pháp của các thành tố chức năng.

Các áp lực đối với sự sắp xếp đó bị quy định sâu xa bởi quan hệ cú pháp giữa các đơn vị cú pháp, các ngữ đoạn chức năng trong câu. Với tư cách là những yếu tố quan trọng trong cấu trúc cú pháp, VT và BN, trong phần lớn các ngôn ngữ, không thể không tuân theo những quy tắc sắp xếp nhất định.

Về mặt lí thuyết có 6 kiểu trật tự từ cơ bản trong câu tường thuật: SOV, SVO, VSO, VOS, OVS, OSV. Theo thống kê của S. Steele có hai kiểu trật tự phổ biến nhất là SOV và SVO, hai kiểu ít phổ biến hơn là VSO và VOS còn kiểu OVS và OSV hầu như không tồn tại [205, tr.588-589].

Có thể xem tiếng Hán như là một ngoại lệ rất tiêu biểu khi thành phần được xem là BN có thể xuất hiện tương đối phổ biến cả ở vị trí trước và sau VT trong nội bộ câu (không tính khả năng đưa BN lên trước để nhấn mạnh – chủ đề hóa, một hiện tượng phổ biến trong phần lớn các ngôn ngữ). Tuy nhiên sự thay đổi trật tự từ này có thể lí giải ở phương diện ngữ nghĩa. Trong ngôn ngữ này có những quy định, những giới hạn ngữ nghĩa nhất định được áp dụng cho các cách dùng đó.

41. a. Zhāng-san dă-pó zhuānghu le. [205, tr. 596]

Zhāng-san đập vỡ cửa sổ rồi.

‘Zhāng-san đập vỡ cửa sổ rồi’

b. Zhāng-san bă zhuānghu dă-pó le.

Zhāng-san BĂ cửa sổ đập vỡ

‘Zhāng-san đã đập vỡ cửa sổ này/ ấy rồi’’

Cách dùng đưa BN trực tiếp lên trước VT và đứng sau được một số tác giả, chẳng hạn Ch. Li & S. Thompson (1981), xem là dựa trên tính xác định (có sở chỉ cụ thể), và tính chất bị ảnh hưởng18. Việc BN trực tiếp có thể tồn tại phổ biến ở cả hai vị trí trước và sau VT đã được một số tác giả xem như là hiện tượng có hai BN trực tiếp. Luận điểm này càng có vẻ hợp lí khi cả hai hình thức BN (trước và sau VT) đều xuất hiện như trong ví dụ dưới.

42. Wõ bă ta bang le liăng zhi jiăo. [177, tr.470]

Tôi BĂ anh/chị ta trói chặt (xong) hai chân.

‘Tôi trói chặt hai chân nó’

Dù sao đi nữa, như S. Steele đã nhận xét, sự xuất hiện của thành phần BN trực tiếp ở vị trí ngay trước động từ liên quan không chỉ đến vấn đề trật tự từ mà còn liên quan đến cả nhân tố cú pháp khác nữa (sự có mặt của ) [205, tr. 595].

Trong khi khẳng định sự cần thiết xác định các phạm trù ngữ pháp dựa trên trật tự từ cơ bản, chúng ta cũng cần thấy biến thể trật tự từ cũng là một hiện tượng

18 T. Givón cho rằng ngoài tiêu chí tính xác định, kết cấu có được sử dụng đối với các VT phức hợp về hình thái và bắt buộc khi những VT này có một số trạng từ thể cách phía sau [151, tr.308]. Tác giả cũng cho rằng không thể dùng kết cấu có đối với những VT có BN [–bị thể/ đối cách] kiểu nghe, nhìn, v.v. (tr.309).

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 59 - 245)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(245 trang)