Đối chiếu trật tự thành tố trong các cấu trúc nội động và ngoại động

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 153 - 186)

Chương 3: ĐỐI CHIẾU PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG/ NGOẠI ĐỘNG

3.2. Đối chiếu phạm trù nội động/ ngoại động trong tiếng Việt và tiếng Anh từ phương diện các đặc điểm loại hình học

3.2.1. Đối chiếu trật tự thành tố trong các cấu trúc nội động và ngoại động

Dựa trên hướng phân loại ngôn ngữ theo trật tự các thành tố (x. mục 1.4), cả tiếng Việt và tiếng Anh đều thuộc về nhóm các ngôn ngữ SVO. Đây là cơ sở thuận lợi để đối chiếu hai ngôn ngữ.

2. a. They are reading a novel.

‘Họ đang đọc [một cuốn] tiểu thuyết’.

S V O b. Họ đang đọc tiểu thuyết.

S V O

Tuy nhiên đi sâu vào các mẫu câu trong từng ngôn ngữ, chúng ta sẽ nhận thấy giữa tiếng Việt và tiếng Anh có một số khác biệt đáng kể, ít nhất đó là những khác biệt trong quan điểm, trong cách giải quyết vấn đề của các nhà nghiên cứu Việt ngữ và Anh ngữ.

3.2.1.1. Vn đề cu trúc câu tn ti (existential sentences)

Về cấu trúc câu tồn tại trong tiếng Việt, chúng tôi đã có dịp đề cập trong mục 2.1.2. Trong đó chúng tôi đã chứng minh, trật tự các thành tố trong câu tồn tại là trật

31 Xét về mặt lịch đại, theo ý kiến một số tác giả, trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh trước đây có sự phân biệt NĐ với NgĐ ở hình thức VT. Chẳng hạn, trong tiếng Việt có sự phân biệt giữa các cặp chết – giết, chìm – dìm [x. 8, tr.52]; trong tiếng Anh hiện đại dấu vết có thể còn thấy ở những đối lập kiểu như bite – bait, fall – fell, rise – raise, fare – ferry, quail – quell, sit – set, lie – lay, v.v. [132, tr.311]; [185, tr.69];

[193, tr.3].

tự hợp quy tắc, nghĩa là thành phần đứng đầu câu được chúng tôi xem là khung đề (một loại nội Đề)32, thành phần đứng sau VT được xem là BN trực tiếp và VT tồn tại được xem là VT NgĐ và là VT NgĐ kém điển hình.

3. a. Trên bàn có một lọ hoa.

S V O

b. Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi.

S V O

Trong tiếng Anh, câu tồn tại là một cấu trúc nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Lý do cơ bản là kiểu câu này gắn chặt với mô hình câu có từ there, một mô hình rất phổ biến trong tiếng Anh.

Quan niệm về câu tồn tại rất khác nhau trong giới nghiên cứu Anh ngữ. Có người đã xếp cả một số cấu trúc có động từ to have (có) vào nhóm câu tồn tại [191, tr.131-132], có người đồng nhất tất cả các câu có từ there vào nhóm câu tồn tại (x. [158, tr.145-146]). Theo cách hiểu quá rộng như trên, các ví dụ dưới đều là câu tồn tại.

4. a. My pocket has a hole in it.

‘Túi tôi bị thủng một lỗ’

b. There stepped in front of the car a small child.

‘Bước tới phía trước xe là một đứa trẻ’

Một số tác giả hiểu câu tồn tại theo nghĩa hẹp hơn, theo đó, chỉ những câu có mô hình “there + verb of being (VT tồn tại) + NP” mới là câu tồn tại. Từ đó, căn cứ vào tiêu chí ngữ nghĩa, câu tồn tại tiếp tục được chia thành hai loại nhỏ: (i) câu tồn tại thuần túy (bare existential sentences); và (ii) câu tồn tại định vị (locative existential sentences) [158, tr.143-170].

5. a. There are no ghosts.

‘Không có ma’

b. There is a strange looking woman in the house.

‘Có một người phụ nữ lạ trong nhà’

32 ‘Khung đề’ cũng như ‘Đề’, ‘Thuyết’, v.v. được chúng tôi xem là các đơn vị chức năng cú pháp.

Trong ví dụ trên, câu (a) được coi là câu tồn tại thuần túy, còn câu (b) là câu tồn tại định vị. Sự khác biệt giữa hai loại câu này chính là câu tồn tại định vị, ngoài việc xác định sự tồn tại của đối tượng, còn cho biết vị trí của đối tượng nữa.

Câu tồn tại được coi là kiểu câu không có đề (themeless), chủ ngữ thực chính là ngữ danh từ đứng phía sau VT tồn tại. Việc đặt chủ ngữ thực về phía sau VT thường được giải thích là do tuân thủ qui tắc phổ biến trong tiếng Anh là dồn thông tin mới, thông tin quan trọng vào cuối câu (post cycle rule) và chủ ngữ hoàn toàn có thể đưa lại vị trí “gốc” của nó. Tư cách chủ ngữ của ngữ đoạn danh từ thể hiện ở chỗ nó chi phối VT tồn tại ở giống và số. Trong ví dụ (a), ngữ đoạn danh từ đứng sau VT tồn tại là danh từ số nhiều, vì thế to be được chia ở số nhiều. Trong khi ở ví dụ (b), danh từ trung tâm của ngữ đoạn danh từ đứng sau VT mang số ít, và danh từ này chi phối VT tồn tại chia ở số ít. Cấu trúc tồn tại đòi hỏi ngữ đoạn danh từ phía sau phải có đặc tính [–xác định]. There trong câu tồn tại được xử lí như là chủ ngữ hình thức (formal subject). Sự tồn tại của chủ ngữ hình thức là tất yếu đối với một ngôn ngữ biến hình đòi hỏi cao về mặt hình thức.

So sánh cấu trúc câu tồn tại giữa tiếng Việt và tiếng Anh chúng tôi nhận thấy, mặc dù cả hai ngôn ngữ đều có những phương tiện để thể hiện đầy đủ các kiểu ý nghĩa tồn tại nhưng xét về phương diện cấu trúc ngữ pháp, hai ngôn ngữ có sự khác biệt ít nhiều. Cụ thể, trật tự các thành tố trong cấu trúc tồn tại ở tiếng Việt là SVO (tức không thay đổi); trong khi đó, trật tự thành tố trong tiếng Anh, có sự thay đổi (ít nhất là theo quan niệm của một số tác giả). Sự tồn tại song song một chủ ngữ hình thức (ở cấu trúc bề mặt) với một chủ ngữ thực (ở cấu trúc sâu) trong tiếng Anh có thể coi là một biểu hiện của tính biến hình kém tiêu biểu của ngôn ngữ này.

Ngoài ra, sự gần gũi giữa cấu trúc câu tồn tại trong cả hai ngôn ngữ với những cấu trúc câu miêu tả (descriptive sentences), câu sở hữu (possessive sentences) đòi hỏi phải có sự thận trọng trong sử dụng cũng như trong việc biên phiên dịch.

3.2.1.2. Vn đề cu trúc “N + N’ + V (+N’’)”

Trong tiếng Việt và tiếng Anh đều tồn tại mô hình câu “N + N’ + V (+N’’)”.

Mô hình câu này khái quát rất nhiều kiểu câu có trong hai ngôn ngữ. Nó có thể là kết quả của việc chủ đề hóa (topicalization), xác lập tiêu điểm thông tin (information focus) hoặc là hiện tượng đồng vị (apposition).

6. a. Con tôi đứa thì đi học đứa thì đi làm. [32, tr.41]

b. Ông Tư (í mà), vợ ông í khuyên can ông í mãi, nhưng ông í vẫn cứ rượu chè.

[32, tr.110]

c. Fred Long, a neighbour of yours, will be visiting us this evening.

[175, tr.204]

‘Fred Long, người hàng xóm của các bạn, sẽ thăm chúng tôi vào chiều nay’

d. More building we do not want. [11, tr.593]

‘Xây dựng thêm dinh thự thì chúng tôi không muốn’

g. His face I’m not fond of but his character I despise. [175, tr.177]

‘Mặt hắn tôi không thích và tính cách hắn tôi cũng chẳng xem ra gì’

Sự thay đổi trật tự các thành tố cấu trúc trong các phát ngôn trên hoàn toàn là vấn đề có tính dụng pháp. Khả năng chuyển đổi vị trí theo kiểu này vì mục đích giao tiếp là khả năng có ở mọi ngôn ngữ. Tiếng Việt cũng như tiếng Anh đều có nhiều phương thức để thực hiện mục đích này33. Chúng tôi sẽ không bàn về những cấu trúc kiểu này.

Trong tiếng Việt, như đã trình bày trong mục 2.3.2, có ba kiểu câu gắn với mô hình “N + N’ + V (+N’’)”. Tuy nhiên chỉ có cấu trúc thứ ba, cấu trúc mà N có quan hệ nghĩa với VT, mới là cấu trúc gây nhiều tranh cãi và cũng là cấu trúc mà trong đó tư cách cú pháp của các thành tố cần phải xác định. Đây cũng là kiểu câu trong tiếng Việt cần xem là kiểu câu bình thường, phổ biến, một kiểu câu riêng.

33 Trong tiếng Anh ngoài biện pháp đảo ngữ (inversion), một số cách thức khác cũng thường được dùng để thể hiện mục đích nhấn mạnh, đó là dùng cấu trúc chẻ dùng it (“It-cleft”), cấu trúc chẻ dùng “Wh” (“Wh- cleft”), cấu trúc bị động (passive structure), ngữ điệu (intonation), v.v.

7. a. Phim này tôi đã xem rồi.

b. Biệt thự ấy này họ xây trong ba tháng.

Chúng tôi cũng đã xác định ngữ đoạn danh từ ở đầu câu (phim này, biệt thự ấy) là Đề bởi chúng có đầy đủ tư các đặc tính của Đề. VT trong kiểu câu này cũng cần xử lí là VT NgĐ. Nó chính là phần Thuyết cho tiểu Đề để cùng với ngữ đoạn này hợp thành tiểu cú và là Thuyết của câu. Trong cấu trúc này, BN trực tiếp đã được tỉnh lược mà lí do là nó có cùng sở chỉ với phần Đề. Nếu cần chúng có thể xuất hiện dưới dạng các đại từ hồi chỉ (nó, chúng, v.v.).

3.2.2. Đối chiếu phạm trù NĐ/ NgĐ từ tiêu chí [±BN trực tiếp]

Phạm trù NĐ/ NgĐ trong tiếng Việt và tiếng Anh, cũng như tất cả các ngôn ngữ khác, đều được nhận diện từ tiêu chí [±BN trực tiếp]. Tuy nhiên trong cả hai ngôn ngữ có một số hiện tượng cần lưu ý như sau.

3.2.2.1. Trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có hiện tượng một số VT thường không kết hợp với BN trực tiếp nhưng đôi khi lại có thể kết hợp. Nói cách khác có một số VT NĐ có thể dùng như VT NgĐ trong một số cách dùng cụ thể.

8. a. Anh ấy chạy.

a'. Anh ấy chạy máy này.

b. He walked.

‘Anh ấy [đã] đi’

b'. He walked the horse. [58, tr.575]

‘Anh ấy dẫn ngựa đi’

Chạywalk (đi) vốn là những VT NĐ (các ví dụ a, b) tuy nhiên chúng lại có thể kết hợp với BN trực tiếp như trong (a’), (b’) và lúc này mang hình thức cú pháp đầy đủ của những VT NgĐ. VT trong trường hợp (b’) được một số nhà ngữ pháp tiếng Anh xem là hiện tượng chuyển đổi cách dùng từ NĐ sang cách dùng NgĐ mang nghĩa gây khiến (causal sense). “He walked the horse” có nghĩa là “He causes the horse to walk” (anh ấy ‘khiến cho’ ngựa đi) [185, tr.68]. Cách giải thích này cũng có thể chấp nhận cho một số trường hợp trong tiếng Việt (ví dụ a’). Tuy nhiên,

trong tiếng Việt có nhiều trường hợp VT NĐ dùng như VT NgĐ mà không hề (đúng hơn là không được hiểu) mang ý nghĩa gây khiến.

9. a. Chy tin làm tàu điện ngầm. (http://vietnamnet.vn) b. Năm 1995, ông ngi ghế ch tch của Time Warner.

(http://vnexpress.net) Hai câu trong ví dụ trên hoàn toàn không thể hiểu theo nghĩa gây khiến. Trong những trường hợp này chỉ có sự chuyển nghĩa ít nhiều của VT. Chẳng hạn, chạy từ nghĩa gốc là chỉ hoạt động di chuyển nhanh của người hoặc động vật ở 8a sang nghĩa cố gắng nhanh chóng để có được cái gì đó ở 9a. Tương tự, trong ví dụ 9b, ngồi từ nghĩa gốc chỉ tư thế đặt đít trên mặt nền hoặc chân gập lại để đỡ toàn thân;

phân biệt với ‘đứng’, ‘nằm’ chuyển sang nghĩa ở nơi, ở vị trí nào đó trong một thời gian tương đối dài để làm việc gì đó, hoặc đảm nhiệm một công việc gì đó.

Trong tiếng Việt VT NĐ được dùng như NgĐ khá phong phú và gắn liền với hiện tượng chuyển đổi diễn trị (x. mục 2.2). Số lượng VT NĐ có thể dùng theo cách NgĐ trong tiếng Việt khoảng 120 từ (x. phụ lục 2).

Trong tiếng Anh còn có một hiện tượng mà không thấy trong tiếng Việt, đó là một số VT NĐ khi kết hợp với một giới từ sẽ được dùng như VT NgĐ nghĩa là lúc này chúng có thể kết hợp với một BN trực tiếp đứng sau và giới từ này gắn chặt với VT cả về phương diện nghĩa và kết cấu (đi cùng với VT trong các kết cấu biến đổi tạo sinh).

10. a. We act on this rule.

‘Chúng tôi thực thi luật này’

b. This rules is acted on by us.

‘Luật này được [chúng tôi] thực thi’.

J. Nesfield đã phân tích một cách thuyết phục cách dùng NgĐ của những kết hợp này khi ông cho rằng trong câu (b) on không thể xem là giới từ bởi nó không có BN đứng sau. Sự có mặt bắt buộc của nó cũng như tính thành ngữ của kết hợp giữa nó với VT cho thấy cần xử lí kết hợp này là VT NgĐ. Chính sự có mặt của giới từ

đã làm cho VT NĐ được dùng như VT NgĐ [185, tr.69]. Hiện tượng VT NĐ kết hợp với một giới từ được dùng như VT NgĐ cần phân biệt với hiện tượng VT NĐ kết hợp với tiểu từ nhưng vẫn dùng như VT NĐ và hiện tượng VT vốn đã là VT NgĐ kết hợp với một tiểu từ được dùng như VT NgĐ (x.3.2.2.4).

3.2.2.2. Trong cả tiếng Việt và tiếng Anh đều có hiện tượng một số VT NgĐ có thể được dùng như VT NĐ.

11. a. Họ đã lăn/ chuyển hòn đá.

a'. Hòn đá đã được lăn/ chuyển.

b. He moved the stone.

‘Anh ấy đã lăn/ chuyển hòn đá này’

b’. The stone moved. [58, tr.569]

‘Hòn đá đã chuyển đi rồi’

c. The stone was moved.

‘Hòn đá đã được chuyển đi rồi’

Trong tiếng Anh thường có sự phân biệt giữa hình thức bị động (câu c) với hình thức nghịch gây khiến (anticausitive) (câu b’). Hình thức trước – hình thức bị động – được coi là hình thức phổ biến hơn.

Để diễn tả một sự tình trạng thái, trong tiếng Việt, cấu trúc câu không có bị, được mới là hình thức phổ biến, và VT trong cấu trúc cần xử lí là những VT NĐ.

Theo thống kê của chúng tôi, tiếng Việt có 730 VT thuộc loại này (x. phụ lục 1).

Những cách dùng không có bị, được tự nhiên và phổ biến đến mức cần phải xem là những cách dùng riêng. Chúng tôi xem VT trong cách dùng này là những VT trạng thái. Đặc điểm ngữ nghĩa của ngữ đoạn đảm nhiệm vai Đề (hay chủ ngữ) là [–động vật]. Trong tiếng Anh, hiện tượng này cũng tồn tại nhưng không nhiều. Phần lớn các câu kiểu này của tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh bằng các cấu trúc bị động.

3.2.2.3. Trong hai ngôn ngữ cũng có hiện tượng một số VT thường dùng như NgĐ nhưng trong một số cách dùng lại có giới từ xen giữa chúng với BN bắt buộc.

Đó là những trường hợp như thí dụ dưới.

12. a. Ông ấy nghiên cu Hán Nôm.

a'. Ông ấy nghiên cu v Hán Nôm.

b. John climbed the moutain.

‘John leo lên được/ chinh phục ngọn núi [này]’

b'. John climbed up the moutain.

‘John leo lên ngọn núi này’

Trong mục 2.1.2 và 2.2, khi bàn về hiện tượng VT NgĐ kém điển hình và VT có hai cách dùng, chúng tôi đã bàn kĩ về hiện tượng này. Chúng tôi đã xem VT trong (a), (b) được dùng theo cách NgĐ trong khi VT trong (a’) và (b’) được dùng theo cách NĐ (NĐ không điển hình). Cho dù sự khác biệt giữa một vị từ trong nhiều trường hợp là rất nhỏ, nhưng để bảo đảm tính nhất quán trong việc vận dụng tiêu chí, chúng tôi đã xếp các VT như trong ví dụ trên là VT có hai cách dùng.

3.2.2.4. Riêng trong tiếng Anh còn tồn tại một hiện tượng rất phổ biến mà thoạt nhìn rất giống với trường hợp trên, nghĩa là có những VT có lúc hoạt động một mình có lúc kết hợp với tiểu từ (particles)34. Phần lớn kết hợp kiểu này (như:

give in (đầu hàng), make up (sáng tạo), put up with (nhẫn nhịn), turn on (mở) v.v.) đã tạo ra những tổ hợp có tính cố định về cấu trúc và ngữ nghĩa.

13. a. We act on this rule

‘Chúng tôi thực thi quy định này’.

b. This rule is acted on ‘Qui định này được thực thi’.

c. She looked after the boy

‘Cô ấy đã chăm sóc đứa bé’.

d. The boy was looked after

‘Đứa bé đã được chăm sóc’.

34 Chúng tôi tạm dùng thuật ngữ “tiểu từ” (particle) để chỉ yếu tố hư từ thường đi sau VT và trước ngữ đoạn làm BN. Chúng tôi không dùng “giới từ” để tránh hiểu nhầm nó có liên hệ chặt chẽ với ngữ đoạn danh từ phía sau; không dùng “trạng từ” để tránh hiểu nhầm nó có quan hệ chặt chẽ với VT đứng trước nó; chúng tôi cũng không dùng “hư từ” vì “hư từ” có nghĩa quá rộng.

Trong tiếng Anh, nhóm kết hợp “VT + tiểu từ” có lúc hoạt động độc lập (không cần bất kì ngữ đoạn nào bổ nghĩa cho nó) – tức là hoạt động như VT NĐ (kiểu như come in (bước vào), go ahead (bắt đầu đi), wake up (tỉnh giấc), v.v.).

14. a. When she came in, we stood up.

‘Khi cô ấy bước vào, chúng tôi đứng lên [chào]’

b. When I woke up this morning, I had a terrible headache.

‘Sáng nay khi [tôi] tỉnh dậy, tôi nhức đầu kinh khủng’

Những trường hợp này không gây tranh cãi, đơn giản bởi tư cách cú pháp của VT khi không kết hợp với tiểu từ hay khi kết hợp với tiểu từ đều không thay đổi (vẫn là VT NĐ). Với một số kết hợp có thể dùng theo cả cách NĐ và dùng cả với một ngữ đoạn danh từ làm BN.

15. a. Before I got on the bus, I had breakfast.

‘Trước khi [tôi] đón xe bus, tôi đã ăn sáng’

b. I got on an hour ago, but the bus hasn’t left yet.

‘Tôi lên xe một giờ rồi nhưng [xe] vẫn chưa tới’.

Trong ví dụ trên, got on (lên xe) ở câu (a) có ngữ đoạn danh từ làm BN cho nó;

trong khi ở 14b, nó được dùng một mình. Hiện tượng kết hợp “VT + tiểu từ” được dùng theo hai cách như thế này cũng khá phổ biến trong tiếng Anh.

Những tranh luận trong giới Anh ngữ liên quan đến “VT + tiểu từ” tập trung ở những kết hợp đòi hỏi phải có một ngữ đoạn chức năng bổ nghĩa cho nó. Với loại này lại có hai nhóm chính: (i) nhóm mà giữa VT gốc và tiểu từ có thể tách ra được (kiểu như call in (mời vào, take off (cởi bỏ), pick up (mua), v.v.); và (ii) nhóm mà giữa VT gốc và tiểu từ không thể tách ra được (kiểu như wait on (phục vụ), look for (chăm sóc), go with (phù hợp), v.v.). Tâm điểm tranh luận nằm chủ yếu ở nhóm trước (nhóm (i)). Hiện nay có ít nhất hai giải pháp cho hiện tượng này.

(i) Xem VT và tiểu từ đó là đơn vị từ vựng tức xem chúng là những từ ghép từ vựng (lexical compounds). Theo quan niệm này, khi tiểu từ tách xa VT để đứng sau danh từ, chúng và VT được coi là một biến thể từ vựng, một hình thức VT gián cách

Một phần của tài liệu PHẠM TRÙ NỘI ĐỘNG NGOẠI ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (Trang 153 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(245 trang)