Khám lâm sàng về hệ tiêu hóa

Một phần của tài liệu Bệnh học Nội khoa Hệ Y sỹ (Trang 74 - 78)

Quá trình khám chia ra làm hai phần: khám tiêu hóa trên - dưới, khám tiêu hóa giữa.

2.1. Khám tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới 2.1.1. Khám môi

- Bình thường: môi màu hồng ẩm ướt, cân xứng.

- Bệnh lý: tím trong suy tim, tim bẩm sinh có tím, suy hô hấp mạn thiếu oxy máu, nhợt nhạt trong thiếu máu, môi khô trong sốt cao nhiễm trùng.

2.1.2. Khám miệng

- Bình thường: niêm mạc miệng hồng ẩm ướt.

- Bệnh lý: loét trong bạch cầu cấp, nhiễm trùng, thiếu Vitamin E 2.1.3. Khám lưỡi

- Bình thường: hồng ướt gai lưỡi đều rõ.

- Bệnh lý: trắng bẩn đỏ khô gặp trong nhiễm khuẩn, đặc biệt là trong thương hàn, lưỡi mất gai trong thiếu máu mạn.

2.1.4. Lợi răng

- Bình thường: lợi hồng, bóng ướt.

- Bệnh lý: loét lợi gặp trong nhiễm độc; như chì thủy ngân, thiếu VitaminE.

2.1.5. Khám họng (học chuyên khoa khám sau)

2.1.6. Khám thực quản: dựa vào cơ năng và triệu chứng cận lâm sàng là chính . - Đau kiểu nóng rát ở đáy cổ, sau xương ức, tăng khi nuốt gặp trong viêm loét thực quản.

- Nuốt nghẹn do co thắt, hẹp thực quản.

1.7 Khám hậu môn và trực tràng

- Tư thế bệnh nhân khám hậu môn: bệnh nhân nằm phủ phục, hai chân quỳ hơi giạng, mông cao, đầu thấp, người khám đứng đối diện và quan sát, dùng tay banh hậu môn của bệnh nhân, bảo bệnh nhân rặn nhẹ để giãn cơ vòng hậu môn, quan sát niêm mạc bên trong.

- Bình thường: da hậu môn nhăn, nếp nhăn mền mại, niêm mạc hồng ướt.

- Bệnh lý: hậu môn hăm, loét gặp ở trẻ sau lỵ, vệ sinh kém, dò hậu môn, nứt hậu môn, trĩ ngoại, sa trực tràng, áp xe quanh hậu môn.

* Khám trực tràng

- Tư thế bệnh nhân như khám hậu môn hoặc nằn ngửa, hai chân co giạng rộng hoặc nằm nghiêng, chân trên co, chân dưới duỗi.

- Thầy thuốc dùng ngón tay mang găng đưa nhẹ nhàng, từ từ vào hậu môn sâu khoảng 10 - 12cm.

- Bình thường: lòng trực tràng rỗng, niêm mạc trơn mềm, ở nam giới phía trước có tuyến tiền liệt.

- Bệnh lý: trĩ nội.

2.2. Khám tiêu hóa giữa

- Dựa vào bốn đường sau đây người ta chia vùng bụng thành 9 phân khu.

+ Hai đường ngang: đường nối từ hai điểm thấp nhất hai bên bờ sườn và đường thẳng nối hai gai chậu trước trên.

+ Hai đường thẳng dọc qua điểm giữa hai cung đùi.

+ Thượng vị: gồm có thùy trái của gan, mặt trước của dạ dày, tâm vị, môn vị, mạc nối gan dạ dày, tá tràng tụy, đoạn đầu của động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.

+ Hạ sườn phải: thùy gan phải, túi mật, góc đại tràng phải, tuyến thượng thận và cực trên thận phải.

+ Hạ sườn trái: lách, dạ dày, góc đại tràng trái, đuôi tụy, tuyến thượng thận trái và cực trên thận trái.

+ Rốn: mạc nối lớn, đại tràng ngang, ruột non, mạc treo ruột, hạch mạc treo ruột, hai niệu quản, động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.

+ Mạng mỡ phải: đại tràng lên, ruột non, thận phải.

+ Mạnh mỡ trái: đại tràng xuống, ruột non, thận trái.

+ Hạ vị: mạc nối lớn, ruột non, bàng quang, đoạn cuối niệu quản, hai vòi trứng dây chằng rộng ...

+ Hố chậu phải: manh tràng, ruột non, ruột thừa, buồng trứng phải.

+ Hố chậu trái: ruột non, buồng trứng trái. đại tràng Sigma.

2.2.1 Tư thế bệnh nhân

Bệnh nhân nằm ngửa hai chân co, thở đều bằng mũi.

2.2.2. Cách khám bụng 2.2.2.1. Nguyên tắc khám:

- Khám nhẹ nhàng, từ nông đến sâu, từ chỗ lành đến chỗ đau.

- Đặt sát lòng bàn tay vào thành bụng không nên chỉ dùng ngón tay để khám.

- Nơi khám phải đủ ánh sáng, đủ độ ấm, giải thích cho bệnh nhân an tâm.

- Để bệnh nhân nằm ngửa, hai tay duỗi, hai chân co, miệng há thở đều và sâu để cơ thành bụng mềm, thầy thuốc ngồi bên thuận dễ khám.

2.2.2.2. Cách khám: theo tuần tự sau

*Nhìn:

- Bình thường: bụng thon đều, cử động nhịp nhàng theo nhịp thở, phụ nữ sinh nhiều sẽ có vết rạn da.

- Bệnh lý: vàng da, có mảng sắc tố, tuần hoàn bàng hệ, nốt giãn tĩnh mạch hình sao, tử ban, vết mổ cũ...thường gặp trong các bệnh lý về gan mật...

* Sờ:

- Dùng hai bàn tay áp sát thành bụng, day theo một vòng theo chiều ngược kim đồng hồ, bảo bệnh nhân hít sâu và thở đều.

- Sờ các cơ quan trong ổ bụng như gan, lách, các khối u, mô tả vị trí, hình dạng, kích thước, mật độ, di động hay không, đau hay không đau.

- Ấn các điểm đau:

+ Điểm đau thượng vị dưới mũi xương ức thường 2cm.

+ Điểm cạnh ức phải cách điểm mũi ức 2cm về phía bên phải, thường gặp đau trong giun chui ống mật.

+ Điểm túi mật, điểm Murphy.

+ Điểm ruột thừa ( Mac - Burney ) ở 1/3 ngoài của đường nối rốn với gai chậu trước trên phải.

* Gõ : bệnh nhân nằm ngửa, nghiêng phải hoặc nghiêng trái.

+ Một số bệnh lý thường gặp: gõ trong toàn bụng, bụng chướng hơi mất vùng đục trước gan gặp trong thủng trạng rỗng.

* Nghe: ít có giá trị thường nghe âm ruột có tăng hay giảm...

2.3 Khám gan: (học kỹ trong bài cách khám gan mật )

LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG

MỤC TIÊU

1. Trình bày được nguyên nhân gây ra loét dạ dày - tá tràng.

2. Trình bày được các triệu chứng và biến chứng của loét dạ dày - tá tràng.

3. Trình bày được nguyên tắc điều trị bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng.

1. Đại cương

- Loét dạ dày- tá tràng là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như các nước trên thế giới.

- Là một bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ.

- Bệnh tiến triển là do rối loạn thần kinh thể dịch và nội tiết của quá trình bài tiết, vận động và chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

- Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ tỉ lệ chiếm khoảng 4/5 tổng số bệnh nhân khi nhập viện.

- Tuổi thường hay gặp 20- 40 tuổi, cá biệt có trường hợp gặp ở người già >70 tuổi và trẻ em <1 tuổi.

2. Nguyên nhân

Cho đến nay chưa tìm ra một nguyên nhân chung nhất cho loét dạ dày - tá tràng nhưng người ta thấy có một số yếu tố nguyên nhân tham dự vào, đôi khi phối hợp với nhau. Các yếu tố này có sự tham gia của di truyền, yếu tố về thần kinh và môi trường.

2.1. Yếu tố về di truyền

Tần suất cao ở một số gia đình, loét đồng thời xảy ra ở hai anh em sinh đôi cùng noãn nhiều hơn khác noãn.

2.2. Tâm lý: Do quá căng thẳng về thần kinh, do stress.

2.3. Do rối loạn nhịp điệu và tính chất của thức ăn.

- Ăn không đúng bữa, ăn quá nhanh, thức ăn nhiều gia vị và chất cay.

- Uống rượu, bia, hút thuốc lá...

2.4. Các thuốc kháng viêm steroid hoặc non steroid.

2.5. Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P).

2.6. Bệnh lý của một số cơ quan khác kèm theo loét dạ dày tá tràng như: U tụy, cường vỏ thượng thận, Basedow...

3. Triệu chứng

3.1. Triệu chứng lâm sàng 3.1.1. Triệu chứng cơ năng

* Đau bụng

- Vị trí đau: vùng thượng vị.

- Tính chất đau: nóng rát, bứt rứt, co rút...

- Tính chu kỳ: liên quan tới bữa ăn.

- Tính định kỳ: bệnh thường xuất hiện vào một mùa nhất định trong năm.

- Hướng lan: ra sau lưng, lan bên sườn trái.

* Nôn và buồn nôn * Ợ hơi, ợ chua 3.1.2. Khám thực thể - Ấn điểm thượng vị đau.

- Trong cơn đau có thể thấy co cứng cơ bụng vùng thượng vị.

3.2. Triệu chứng cận lâm sàng

- Chụp X quang dạ dày - tá tràng có thuốc cản quang thấy hình ảnh thuốc đọng lại ổ loét.

- Nội soi dạ dày - tá tràng.

- Xét nghiệm clotest H.P.

- Hút dịch vị lúc đói để đánh giá tình trạng bài tiết của dịch vị, định lượng HCl tự do hoặc toàn phần.

Một phần của tài liệu Bệnh học Nội khoa Hệ Y sỹ (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w