SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN Tiết 28

Một phần của tài liệu Giáo trình môn lịch sử lớp 7 (Trang 58 - 62)

PHẦN II LỊCH SỬ VIỆT NAM

Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN Tiết 28

I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.

A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : Học sinh nắm được:

- Những nét chủ yếu tình hình kinh tế, xã hội nước ta sau chiến thắng Mông Nguyên lần 3.

- Một số thành tựu phản ánh sự phát triển của văn học, giáo dục, KHKT thời Trần.

2. Kĩ năng: Nhận xét, đánh giá các thành tựu văn hoá, so sánh giữa sự phát triển thời Lý – Trần.

3. Thái độ: Tự hào về nền văn hoá dân tộc , có ý thức bảo vệ, gĩư gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.

B. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: - SGK, SGV; -Tranh ảnh đồ gốm thời Trần, bảng phụ.

2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.

C.Hoạt động dạy học:

1.Ổn định:

2.Bài cũ : ? Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuôc kháng chiến chống Mông-Nguyên?

? Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân M-N?

3.Bài mới:

Sau chiến tranh, nhân dân ta được sự quan tâm của nhà nước, ra sức lao động sản xuất đưa nền kinh tế phát triển.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động cá nhân, cả lớp.

? Nói đến sự phát triển kinh tế là nói đến những mặt sản xuất nào?

(NN, TCN, TN)

? Sau chiến tranh nhà Trần đã làm gì để khôi phục và phát triển NN?

- Khuyến kích sản xuất NN: mở rộng diện tích trồng trọt, khai khẩn đất hoang, lập làng xã, lập điền trang, thái ấp, chăm sóc đê điều

? Những biện pháp đó giúp NN sau chiến tranh đạt kết quả ntn?

? So với thời Lý, ruộng tư thời Trần có gì khác?

( Ruộng tư có nhiều hình thức sở hữu: nông

1. Nền kinh tế sau chiến tranh.

* Nông nghiệp :

- Được phục hồi và phát triển nhanh chóng .

- Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế, ruộng đất tư phát ttriển.

Ngày……tháng…..năm 2011 Kí duyệt

dân, địa chủ, quý tộc ...)

? Theo em, tại sao ruộng tư thời Trần lại phát triển mạnh?

- Khuyến khích khai hoang.

- Nhà nước cấp đất cho những người có công:

thái ấp ...

⇒ Mặc dù ruộng đất tư nhiều nhưng ruộng đất công, ruộng làng xã vẫn chiếm phần lớn và là nguồn thu chủ yếu của cả nước.

? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế NN của Đại Việt sau chiến tranh? (Càng ngày càng phát triển hơn trước)

Hs đọc phần còn lại SGK.

? TCN thời Trần gồm những ngành nghề nào?

Và được phát triển ra sao?

- Quan sát h35, 36 đối chiếu h23 → rút ra nhận xét về kỹ thuật của thợ TC?

Trình độ kỹ thuật tinh xảo.

- Gv giới thiệu về kỹ thuật đóng tàu, thuyền đánh cá và đi biển: 20 - 25 người chèo gồm 2 lớp, người chèo ngồi lớp dưới.

? Em có nhận xét gì về TCN thời Trần? So sánh với thời Lý?

(Phương pháp, kỹ thuật cao hơn).

? NN và TCN phát triển đã tác động đến TN thời kỳ này ntn?

GV dùng lược đồ chỉ các trung tâm kinh tế thời Trần.

⇒ Mặc dù sau chiến tranh kinh tế bị tàn phá nặng nề, song nhờ những biện pháp, sự quan tâm của nhà Trần do đó nhanh chóng phục hồi và phát triển.

Hoạt động cá nhân, nhóm.

- HS đọc SGK mục 2.

? Nhắc lại, XH thời Lý có những tầng lớp nào?

- Hs tìm hiểu SGK.

? Thời Trần có những tầng lớp xã hội nào?

? Đặc điểm và đời sống của các tầng lớp đó?

* Thảo luận nhóm.

? So sánh các tầng lớp XH thời Lý và thời Trần?

- Các tầng lớp như nhau nhưng mức độ tài sản và cách thức bóc lột có khác.

? Từ đó ta rút ra nhận xét gì về XH thời Trần?

- Gv khái quát lại bài học

-> Nông nghiệp ngày càng phát triển.

* Thủ công nghiệp : TCN rất phát triển:

+Do nhà nước có quản lý:

Nhiều ngành nghề: dệt, gốm, đúc đồng, đóng tàu, chế tạo vũ khí.

+ TCN trong nhân dân: phổ biến và phát triển.

-> Xuất hiện nhiều làng nghề, phường nghề, các sản phẩm làm ra nhiều với trình độ kỹ thuật cao.

*Thương nghiệp:

- Trao đổi, buôn bán trong ngoài nước đẩy mạnh.

- Nhiều trung tâm kinh tế mở ra: Thăng Long, Vân Đồn ...

2. Tình hình xã hội sau chiến tranh.

- Tầng lớp thống trị:

+Vua, vương hầu, quý tộc.

+Quan lại, địa chủ.

-> Có quyền lực, giàu có.

- Tầng lớp bị trị:

+ Nông dân, nông dân tá điền:

Đông đảo.

+TCN, thương nhân.

+Nông nô, nô tì.

⇒ XH ngày càng phân hoá sâu sắc. Địa chủ ngày càng đông, nông nô, nô tỳ ngày

càng nhiều.

4.Củng cố:

+Trình bày tình hình kinh tế Đại Việt thời Trần sau chiến tranh.

+ Xã hội thời Trần phân hoá như thế nào?

- Bài tập: Vẽ sơ đồ sự phân hoá XH thời Trần

5. Dặn dò: - Trả lời câu hỏi ở Sgk. - Làm bài tập (Sbt).

- Xem trước bài 15- phần II.

Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN Tiết 29: II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ.

A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : Học sinh nắm được:

- Đời sống văn hoá và tinh thần của nhân dân ta thời Trần rất phong phú đa dạng.

- Giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời Trần đạt đến trình độ cao, nhiều công trình nghệ thuật tiêu biểu.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá…

3.Thái độ: Tự hào về nền văn hoá dân tộc , có ý thức bảo vệ, gĩư gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.

B. Phương tiện dạy học:

1. Giáo viên: - SGK, SGV; -Tranh ảnh các thành tựu văn hoá. Các kênh hình.

. 2. Học sinh: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học.

C.Hoạt động dạy học:

1.Ổn định:

2.Bài cũ: ? Trình bày tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh?

? Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào? Đời sống của các tầng lớp đó ra sao?

3.Bài mới: Sau chiến tranh, nhà Trần có nhiều chính sách để phát triển kinh tế, bên cạnh đó nhà Trần rất quan tâm đến nền văn hoá giáo dục.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động cá nhân, cả lớp.

- Gv: Thời Trần các tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân.

? Hãy kể tên một vài tín ngưỡng của nhân dân?

? Đạo Phật thời kì này phát triển như thế nào? Thể hiện của nó ra sao?

( Nhiều người đi tu, kể cả giai cấp thống trị(vua). Chùa mọc ở khắp nơi)

? Không phát triển bằng thời Lý thể hiện ở chỗ nào?

(Đạo Phật không trở thành quốc giáo, không ảnh hưởng chính trị như trước, chùa không phải là nơi dạy học mà là trung tâm sinh hoạt văn hoá)

? So với đạo Phật, Nho giáo phát triển như thế nào?

1. Đời sống văn hoá

- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến trong nhân dân.

- Đạo Phật phát triển mạnh nhưng không bằng thời Lý.

- Nho giáo phát triển mạnh: rất được trọng dụng.

- Các hình thức sinh hoạt văn hoá:

ca hát, nhảy múa được phổ biến.

? Ngoài ra đời sống sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta ra sao?

? Nêu những dẫn chứng về tập quán sống giản dị của nhân dân?

? Nhận xét về các hoạt động sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta thời Trần?

? Ngày nay, nhân dân ta có còn duy trì các hoạt động văn hoá đó nữa không?

Hoạt động cả lớp.

? Văn học thời kì này có những đặc điểm gì?

? Kể vài tác phẩm tiêu biểu? (Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Phú sông Bạch Đằng...). Hoạt động cá nhân, cả lớp.

? Trình bày một vài nét về giáo dục thời Trần?

Hs đọc hàng chữ nhỏ Sgk.

? So sánh giáo dục thời Trần với thời Lý?

Từ đó em có nhận xét gì về tình hình giáo dục thời Trần?

? KH-KT thời Trần phát triển ntn?

? Quốc sử viện có nhiệm vụ gì? Do ai đứng đầu?

(Lê Văn Hưu đứng đầu và đã soạn bộ Đại Việt Sử Kí)

- Gv giới thiệu vài nét về cuốn : Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.

? Y học có thành tựu gì?

? Nhận xét về giáo dục, khoa học- kĩ thuật thời Trần?

Hoạt động cá nhân, cả lớp.

- Hs quan sát hình37, 38 Sgk.

?Qua đó em thấy kiến trúc thời kì này ntn?

? Hãy kể một vài công trình tiêu biểu?

- Hs quan sát H38 và so sánh với H26 bài 12.

? So sánh, nhận xét về hình rồng thời Trần so với thời Lý?(trau chuốt, uy nghiêm).

? Em có nhận xét gì về các công trình nghệ thật kiến trúc thời kì này?

⇒ Phong phú, đa dạng, mang đậm tính dân tộc.

2.Văn học.

Chữ Hán, chữ Nôm phát triển: nội dung phong phú, chứa đựng lòng yêu nước, lòng tự hào của nhân dân.

-> Phản ánh lòng tự hào dân tộc về một thời hào hùng lịch sử.

3. Giáo dục và khoa học kĩ thuật.

- Giáo dục:

+ trường học mở nhiều, các kì thi chọn người tài tổ chức thường xuyên.

+ Lập ra Quốc sử viện (viết sử):

1272 bộ “Đại Việt sử kí” ra đời (bộ sử đầu tiên của nước ta)

- KHKT:

+ Quân sự: “Binh thư yếu lược”

(Trần Quốc Tuấn), chế tạo súng, thuyền chiến...

+ Y học, thiên văn học phát triển.

-> Phát triển nhiều lĩnh vực, tạo bước phát triển cao cho nền văn minh Đại Việt.

4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.

- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị: tháp Phổ Minh, thành Tây Đô...

- Nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ tinh tế.

-> Nghệ thuật ngày càng đạt đến trình độ tinh xảo, rõ nét.

4. Củng cố:

? Qua sự phát triển về văn hoá vừa học, em thấy đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thời nhà Trần như thế nào?

5. Dặn dò: - Trả lời câu hỏi ở Sgk. - Xem trước bài 16.

Ngày….tháng….năm 2011 Kí duyệt

Tuần 17

Một phần của tài liệu Giáo trình môn lịch sử lớp 7 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w