Khái quát về phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 24 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN, PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN KỲ

1.2. Khái quát về phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An

- Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tổ chức, biên chế cá cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính;

chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư lưu trữ Nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.

- Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác UBND huyện, đồn thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn vè chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nội vụ.

- Phòng Nội vụ được Nhà nước cung cấp kinh phí hoạt động và dự toán chung với văn phòng, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân huyện.

1.2.2. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ chung

Ủy ban nhân dân

Phòng Tài chính - Kế

hoạch

Phòng Công thương

Thanh tra Huyện

Phòng chi cục thống kê

Phòng Văn hóa và Thông

tin

Phòng Tư pháp Phòng Nông nghiệp và phát

triển nông thôn

Phòng Dân tộc Văn phòng

HĐND&UB ND

Phòng LĐ- Thương binh và xã

hội

Phòng Nội vụ

Phòng ban quản lý dự

án

Phòng Tài nguyên và Môi trường

- Trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định đối với các văn bản hướng dẫn đó;

- Trình UBND huyện ban hành Quyết định, chỉ thị, Quy hoạch, Kế hoạch dài hạn, năm năm và hằng năm, tham gia vào phối hợp trong tổ chức thực hiện;

Nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực

Phòng Nội vụ có nhiệm vụ giúp Uỷ ban Nhân dân huyện Tổ chức thực hiện và quản lý Nhà nước các mặt công tác Nhà nước, Cán bộ, công chức, biên chế quỹ lương hành chính sự nghiệp thuộc huyện và cơ sở cụ thể như sau:

Về công tác xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền

- Tham mưu giúp UBND huyện tổ chức và hướng dẫn UBND xã thực hiện các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp và UBND Huyện, xã theo luật định.

- Xây dựng, củng cố và kiện toàn chính quyền: Giúp UBND huyện nghiên cứu và cụ thể hoá các quy định về chế độ công tác, quy chế và lề lối làm việc, phân công, phân nhiệm vụ cho từng thành viên trong UBND huyện và xã…

- Phối hợp với các tổ chức liên quan, giúp UBND huyện quản lý công tác địa giới hành chính theo đúng nguyên tắc và quy định, trong đó gồm các việc:

nghiên cứu xây dựng các phương án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính, tách nhập, lập mới Xã; lập hồ sơ, thủ tục trình duyệt, tổ chức thực hiện việc điều chỉnh địa giới hành chính sau khi đã có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Về công tác tổ chức bộ máy và biên chế

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo và đề xuất với UBND huyện những kiến nghị cần thiết trong việc thực hiện những quy định của UBND Tỉnh về phân công quản lý cho UBND huyện, xã về tổ chức bộ máy, biên chế và CBCC của các cơ quan, đơn vị (sau đây gọi tắt là các đơn vị) trực thuộc UBND huyện. Nghiên cứu, hướng dẫn UBND xã tổ chức bố trí và sử dụng cán bộ chuyên trách về chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ theo quy định.

- Nghiên cứu, xem xét các đề án của các đơn vị trực thuộc UBND huyện, hoặc chủ trì xây dựng các đề án theo yêu cầu của Chủ tịch UBND huyện về tổ chức bộ máy như: thành lập mới, sáp nhập, giải thể, thay đổi, bổ sung nhiệm vụ hoặc phương thực hoạt động, tiếp nhận, chuyên giao tổ chức với các sơ sở, ngành của thành phố, đề xuất ý kiến và dự thảo văn bản trình UBND huyện quyết định (theo phân công) hoặc trình lên UBND tỉnh xem xét quyết định.

- Căn cứ chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương khu vực Hành chính sự nghiệp của huyện được UBND tỉnh giao hàng năm, lập kế hoạch phân bổ cụ thể cho các đơn vị trình UBND huyện xem xét, quyết định để thi hành và báo cáo lên Sở Nội vụ tỉnh để theo dõi.

Về công tác cán bộ, công chức

Thường xuyên theo dõi, cập nhật và tổng hợp tình hình đội ngũ CBCC Nhà nước thuộc Huyện quản lý để giúp UBND huyện giải quyết các vấn đề cụ thể trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của UBND huyện đã được phân cấp, cụ thể như sau:

- Lập các thủ tục để trình UBND huyện ký các quyết định hoặc đề nghị cấp trên giải quyết về cán bộ như: tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, nâng bậc lương hàng năm, điều chỉnh ngạch bậc, thi tuyển, thi nâng ngạch, đề bạt, bổ nhiệm, khen thưởng, nghỉ hưu, kỷ luật...đối với CBCC theo phân cấp quản lý cán bộ của UBND Tỉnh và quy định của Nhà nước.

- Hướng dẫn các đơn vị và đề xuất với UBND huyện thực hiện việc bố trí đội ngũ CBCC theo chức danh, tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành, điều động CBCC từ nơi thừa sang nơi thiếu và huy động CBCC phục vụ các yêu cầu công tác đột xuất theo chủ trương của UBND Huyện.

- Nghiên cứu giải quyết các đơn, thư khiếu tố, thư khiếu nại những đề nghị các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng.

Về công tác tuyển dụng, đào tạo

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC QLNN, khoa học kỹ thuật, quản lý chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức thực hiện kế hoạch ấy sau khi đã trình UBND huyện xét duyệt.

Một số công tác khác

- Tổ chức việc tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho CBCC làm công tác tổ chức của các đơn vị thuộc huyện và CBCC của phòng về các mặt công tác do phòng phụ trách theo sự phân công của UBND huyện.

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước và làm báo cáo chuyên môn cho ngành hàng năm về: sơ kết, tổng kết tình hình các mặc công tác do phòng phụ trách cho UBND huyện.

- Xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác hàng tuần, tháng, quý, năm của phòng và duy trì đều đặn chế độ sinh hoạt, hội họp, công tác thi đua của ngành và báo cáo công tác định kỳ theo quy định.

1.2.3. Quyền hạn

- Triệu tập các cuộc họp để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ công tác do phòng quản lý có liên quan đến đơn vị trực thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện và các đơn vị cơ sở đóng trên địa bàn.

- Ký các văn bản Hành chính, giao dịch, văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ liên quan đến công tác Nhà nước và Cán bộ, công chức, giải quyết những công văn thuộc phạm vi, thẩm quyền do Uỷ ban Nhân dân huyện phân công.

- Kiểm tra đôn đốc các đơn vị và Uỷ ban Nhân dân cấp cơ sở, đề xuất, kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân huyện biện pháp giải quyết những vấn đề lệch lạc, chưa hợp lý hoặc vi phạm quy định Nhà nước, các quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Uỷ ban Nhân dân huyện về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng.

1.2.4. Cơ cấu tổ chức của Phòng nội vụ UBND huyện Kỳ Sơn

Theo cơ chế làm việc của Phòng Nội vụ Uỷ ban nhân dân huyện, Phòng Nội vụ huyện là cơ quan có tổ chức thống nhất và làm việc theo chế độ một thủ trưởng.

Căn cứ vào tình hình thực tế đội ngũ công chức của phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn hiện nay có 5 thành viên gồm: 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 2 chuyên viên.Sơ đồ

Trưởng Phòng

Phó trưởng phòng 1 Phó trưởng phòng 2

CV phụ trách mảng XD chính quyền

cơ sở

CV phụ trách mảng Công tác tôn

giáo CV

phụ trách mảng đào tạo CB,CC

CV Phụ trách mảnh cải

cách hành chính CV

phụ trách mảng thi đua

Khen thưởng CV

phụ trách mảng

Văn thư – Lưu trữ

Hình 1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ UBND huyện Kỳ Sơn

Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên trong phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An như sau:

Chú Trần Văn Khánh_ Trưởng phòng - Phụ trách điều hành chung

Chú Lê Hồng Lập_ Phó phòng

- Theo dõi quản lý lao động, tiền lương, chính sách của cơ quan Uỷ ban Nhân dân huyện và các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn huyện.

- Công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của các phòng ban thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện.

- Tham mưu Uỷ ban Nhân dân Huyện các văn bản trình Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, sở, ngành liên quan đến tổ chức bộ máy thuộc lĩnh vực phân công.

Chú Thò Bá Rê_ Phó phòng

- Theo dõi quản lý lao động tiền lương, chính sách khối cán bộ cơ sở

- Công tác tổ chức cán Bộ máy khối cơ sở; Công tác tổng hợp, báo cáo của ngành đến các cấp; Công tác cải cách hành chính, khoán biên chế, kinh phí hành chính.

- Tham mưu công tác quy chế dân chủ cơ sở.

- Công tác địa giới hành chính; Công tác dân vận chính quyền; Công tác tôn giáo dân tộc; Công tác phát triển thanh niên; Công tác quản lý các Tổ chức Hội trên địa bàn.

- Công tác chính sách trợ cấp khó khăn, đào tạo, nghỉ phép, nghỉ hưu, nghỉ việc, kỷ luật, người đi nước ngoài; Công tác thực hiện chế độ tuất đối với cơ sở cán bộ nghỉ hưu.

Chú Đặng ích Thúy_ Chuyên viên - Công tác văn phòng, văn thư lưu trữ

- Tham mưu chính sách khen thưởng, kỷ luật, nghỉ việc, trợ cấp khó khăn, trợ cấp đào tạo. Theo dõi cán bộ đi nước ngoài

- Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

Chị Trương Thị Kiều Oanh - Chuyên viên - Công tác văn phòng, văn thư lưu trữ

- Tham mưu về công tác cải cách hành chính.

1.2.5. Mối quan hệ công tác giữa phòng Nội vụ với các cơ quan, đơn vị có liên quan

Quan hệ trong nội bộ Phòng Nội vụ

Phó phòng cùng với chuyên viên đều thực hiện các chức trách đã được phân công, có trách nhiệm tham mưu với lãnh đạo phòng các công việc được phân công.

Những việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng. Trưởng phòng trực tiếp chỉ đạo điều hành, Phó phòng, chuyên viên, cán bộ không tự ý báo cáo lãnh đạo Uỷ ban các công việc của phòng khi chưa thông qua Trưởng phòng.

Khi có công việc đột xuất, Trưởng phòng căn cứ vào tình hình thực tế để điều hành bất kỳ chuyên viên, cán bộ nào để triển khai thực hiện nhiệm vụ thì phải có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ và báo cáo kết quả với lãnh đạo phòng.

Quan hệ công tác với các cơ quan, đơn vị có liên quan

Với Sở Nội vụ

Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ nhằm thống nhất việc chỉ đạo, quản lý tốt các hoạt động đã được pháp luật quy định. Đảm bảo thực hiện và phối hợp tốt các hoạt động đã được giao. Cung cấp thông tin, báo cáo công tác theo yêu cầu của Sở Nội vụ; đề xuất, kiến nghị với Sở Nội vụ về những vấn đề lĩnh vực mà phòng phụ trách.

Với UBND huyện

Phòng Nội vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND, Chủ tịch UBND huyện, có trách nhiệm chấp hành và triển khai, tổ chức thực hiện các Quyết định, chỉ thị và chỉ đạo của UBND huyện,. Đồng thời là cơ quan tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực trên địa bàn.

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo UBND huyện về lĩnh vực hoạt động của phòng theo quy chế làm việc của Phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn.

Với UBND xã, thị trấn

Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, giúp UBND các xã, phường thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Đồng thời chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ quản lý ngành ở địa phương.

Với các cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thể trên địa bàn huyện Phòng Nội vụ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, tổ chức đoàn thể trong huyện, thực hiện tốt các mục tiêu, chương trình, kế hoạch của huyện đề ra, giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc thẩm quyền của phòng.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI HUYỆN KỲ SƠN,

TỈNH NGHỆ AN.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w