Nhận xét về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số của Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Sơn

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁCMỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC

4.1. Nhận xét về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số của Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Sơn

4.1.1. Ưu điểm

Đảng bộ và nhân dân các DTTS huyện nhà luôn nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách lớn đến với đồng bào miền núi, nhất là vùng đồng bào DTTS vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đồng bào luôn phát huy tốt truyền thống đại đoàn kết dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Nhà nước đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, nhờ đó việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của huyện nhà đã từng bước đổi thay, khởi sắc.

Một số cán bộ, công chức, viên chức người DTTS sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đã phát huy được trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, triển vọng, có khả năng đảm đương được công việc cấp trên giao phó.

Đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện luôn chấp hành và thực hiện tốt chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Kỳ Sơn là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và UBND huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường Vụ Huyện ủy. Vì vậy, Trung tâm luôn bám vào chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định 185 -QĐ/TW để tham mưu kịp thời cho Ban Thường Vụ và tổ chức thực hiện tốt về tổ chức đào tạo - bồi dưỡng về lý luận chính trị; các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; kỹ năng chuyên môn, nghiệp

vụ về công tác Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, đảng viên mới…

Tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kịp thời kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng CBCC cấp xã, thị trấn là người DTTS năm 2015 với số lượng là 45 lớp.

Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng CBCC cấp xã, thị trấn là người DTTS năm 2015 cơ bản đảm bảo thời gian, số lượng, chất lượng và số lớp (số liệu cụ thể có các biểu mẫu kèm theo).

Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thường xuyên nâng cao chất lượng giáo dục ở trung tâm bằng nhiều giải pháp: mua sắm trang thiết bị, tài liệu dạy học, bổ sung cơ sở vật chất, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tự nghiên cứu, tự học tập, thăm lớp dự giờ trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các giảng viên… vì vậy, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên.

Trung tâm thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, kích thích tính chủ động của học viên, đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều tình huống trong quá trình giảng dạy để học viên chủ động tìm tòi, suy nghĩ; giảm dần lối dạy một chiều của giáo viên;

sử dụng máy chiếu, hình ảnh để bài dạy đa dạng, phong phú.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị mỗi năm có bổ sung để phục vụ cho công tác giảng dạy (máy chiếu, máy vi tính, các loại sách…)

Kinh phí đào tạo - bồi dưỡng sử dụng hiệu quả và đảm bảo chế độ cho học viên theo quy định.

Mở được nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức các mặt cho cán bộ, công chức đồng thời trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà nước.

Công tác quy hoạch cán bộ cơ sở thường xuyên được quan tâm, các chức danh chủ chốt được quy hoạch cơ bản đều đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Thông qua việc quy hoạch huyện đã chỉ đạo phòng ban chuyên môn và cấp cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu sử dụng, chú trọng đào tạo nguồn cán bộ là dân tộc ít người nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Thông qua việc đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy

với công việc, có năng lực hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, khắc phục được mặt hạn chế, đáp ứng tốt các yêu cầu trong công việc.

4.1.2. Hạn chế

Chất lượng và hiệu quả giáo dục tuy được nâng lên một bước nhưng do trình độ, nhận thức của học viên nhất là học viên vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế nên chất lượng và hiệu quả giáo dục so với mặt bằng chung còn thấp.

Tiến độ thực hiện chương trình đào tạo - bồi dưỡng CBCC cấp xã, thị trấn của huyện còn chậm so với quy định.

Một số lớp đã xây dựng kế hoạch nhưng chưa thực hiện được.

Đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực sự đồng đều về trình độ và ngành nghề đào tạo. Thiếu cán bộ tham mưu có năng lực chuyên môn sâu, khả năng phân tích tổng hợp các mặt công tác chưa đáp ứng so với yêu cầu nhiệm vụ.

Số cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu về kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn do đó chưa tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc về công tác tại cơ sở.

Một số ít cán bộ, công chức chưa chủ động trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Việc quy hoạch và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hàng năm còn gặp nhiều khó khăn do mặt bằng trình độ văn hóa thấp, nhất là CBCC là DTTS.

Năng lực lãnh đạo của cấp cơ sở chưa đồng đều, chưa nhận thức rõ và thực hiện đầy đủ đúng theo chức năng, nhiệm vụ. Tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã, thị trấn còn thấp.

Nguồn kinh phí Đề án được cấp trên phân bổ cho huyện còn chậm và hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn theo kế hoạch tiến độ thực hiện Đề án.

4.1.3. Nguyên nhân của thực trạng trên

Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa coi trọng đúng mực công tác đào tạo, bồi dưỡng nên một số chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quy định đạt thấp.

Cán bộ, công chức chủ yếu vừa học, vừa làm nên thời gian học tập trung không nhiều, chưa chuyên tâm học tập.

Một số cán bộ, công chức nhất là cán bộ người dân tộc hiểu số, cán bộ có tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn ngại đi học.

Nội dung và chất lượng đào tạo hệ tại chức chưa cao, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đi học chỉ để lấy bằng, chưa thật sự nắm bắt được nội dung đào tạo.

Chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước song còn thấp, chưa phù hợp với giá cả thị trường hiện nay.

Cơ sở vật chất trung tâm còn thiếu nhất là phòng học; phòng học trung tâm vừa để học vừa phục vụ các cuộc họp của huyện nên bị động trong công tác bố trí, sắp xếp tổ chức lớp học.

Do yếu tố khách quan, các đồng chí giảng viên kiêm chức chủ yếu là Ban Thường vụ công việc nhiều nên việc thăm lớp dự giờ học hỏi kinh nghiệm còn ít.

Do một số phòng, ban chưa sắp xếp được thời gian nên một số lớp chưa mở được

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w