Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số của huyện Kỳ Sơnngười dân tộc thiểu số của huyện Kỳ Sơn

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNGTHỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG

3.3. Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số của huyện Kỳ Sơnngười dân tộc thiểu số của huyện Kỳ Sơn

3.3.1. Những mặt mạnh

Thứ nhất, về phẩm chất, đa số CBCC là người dân tộc có phẩm chất tốt, tinh thần cao trong công tác, có ý thức tổ chức kỷ luật, tự chủ, năng động, sáng tạo.

Thứ hai, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số được huyện Kỳ Sơn đặc biệt quan tâm, chú trọng và đầu tư thích đáng

Thứ ba, nội dung đào tạo, bồi dưỡng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn. Đặc biệt là đội ngũ CBCC người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện có trình độ ban đầu khá thấp. Kết quả đào tạo cho thấy không có học viên nào chưa đạt về trình độ học vấn.

Thứ tư, số lượng CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số tham gia vào các khóa học và đạt về trình độ chiếm tỷ lệ cao, về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nói chung và CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số nói riêng từng bước được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt về tiêu chuẩn CBCC và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở, góp phần vào sự phát triển của địa phương.

Có được những kết quả to lớn trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là cấp xã, thị trấn có những đổi mới về tư duy, cách làm hợp lý trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, trong đó có đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc.

Hai là, nhờ có sự chủ động tham mưu có hiệu quả của Trung tâm chính trị huyện Kỳ Sơn về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC là người dân tộc thiểu số.

Ba là, sự tích cực, chủ động học hỏi kinh nghiệm của đối tượng học trong việc nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn của chính bản thân họ.

Bốn là, chính quyền địa phương đã có những đổi mới thiết thực về nội dung cũng như hình thức, phương pháp đào tạo theo hướng chú trọng gắn lý thuyết với thực tiễn, từng bước nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

3.3.2. Hạn chế

Thứ nhất, công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy đã có nhiều cố gắng nhưng còn chạy theo số lượng (một số xã chưa cử đúng đối tượng, nhu cầu, chuyên ngành cần đào tạo). Mặt khác, chưa cân đối giữa đào tạo với sử dụng, chưa quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ dự nguồn sau đào tạo (hiện nay còn trường hợp được cử đi đào tạo tại các trường Trung cấp và Đại học chưa được bố trí công việc). Ngoài ra, chưa có kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt quá trình chuyển đổi các thế hệ cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số, điều đó tạo ra rào cản cho việc đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ hai, về nội dung và chất lượng hệ đào tạo (nhất là hệ tại chức) chưa cao,một số cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn có hiện thượng học nhằm hợp thức hóa bằng cấp.

Thứ ba, việc đào tạo đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chưa thực hiện đồng bộ về mọi mặt, mới đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý bồi dưỡng kỹ năng quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là sử lý tình huống khó khăn ở cơ sở, phương thức đào tạo chưa được đa dạng hóa

Thứ tư, về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế về chuyên môn, đặc biệt là Tin học và Ngoại ngữ của CBCC (trong khi công tác đào tạo về nội dung này còn chưa được đào tạo qua các trình độ ĐH, CĐ còn thấp so với chỉ tiêu đặt ra trong năm.

Thứ năm, Chương trình giảng dạy, giáo trình học tập chậm đổi mới.

Chương trình học tập còn có sự trùng lặp, không phù hợp với thực tế của địa phương trong quá trình giảng dạy cũng như từng đối tượng tham gia học tập.

3.3.3. Nguyên nhân những hạn chế trên

CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số chủ yếu vừa làm vừa học nên thời gian học tập trung không nhiều, một số cán bộ xã, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, những cán bộ đã tuổi cao có tâm lý ngại đi học để nâng cao kiến thức, do đó ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh đào tạo.

Công tác sử dụng đội ngũ nguồn nhân lực sau đào tạo còn hạn chế, một số cán bộ dự nguồn được cử đi đào tạo đã tốt nghiệp trở về địa phương nhưng chưa bố trí, sử dụng, vì cán bộ hiện nay chưa đủ tuổi nghỉ hưu nên chưa thể thay thế.

Đó là một trong những rào cản trong việc triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn là là người dân tộc thiểu số nói riêng những năm tiếp theo của huyện.

Nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng còn ít. Do đó, chưa thể mở nhiều lớp, cũng chưa thể mở tạo điều kiện vật chất tốt nhất cho các CBCC cấp xã, thị trấn người dân tộc thiểu số khi họ tham gia vào các lớp học, khóa học.

Do sự chỉ đạo thiếu kiên quyết, thiếu đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền nên một số nơi coi nhẹ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn đặc biệt là đội ngũ CBCC là người dân tộc thiểu số

Điều này thể hiện ở việc không chú ý đến chất lượng đầu vào, không xây dựng được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá chất lượng công chức chưa sát với điều kiện thực tế,...dẫn đến đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn trên địa bàn huyện chưa được đào tạo đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.

Do cơ chế cũ để lại, ảnh hưởng của cơ chế quan lưu bao cấp làm cho một số bộ phận CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số còn nặng nề về suy nghĩ, tác phong làm việc trì trệ, ỷ lại, không có tính chiến thủ, không chịu thay đổi trước những biến động nhanh chóng của nền kinh tế xã hội hiện nay. Đặc biệt CBCC cấp xã, thị trấn hầu hết không được đào tạo chính quy một cách bài bản nên hiệu quả công việc không cao, từ đó gây ra chán nản.

Hệ thống văn bản quy định về đào tạo, bồi dưỡng CBCC chưa hoàn chỉnh, còn nhiều văn bản chồng chéo, chưa quy định cụ thể, rõ ràng gây khó khăn trong việc triển khai.

Về học tập, bổ sung kiến thức không được chú trọng nên trong giải quyết không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Chính quyền địa phương chậm đưa ra chế độ, chính sách để động viên hoặc bắt buộc rèn luyện, học tập đối với đội ngũ

CBCC cấp xã, thị trấn cũng như các chính sách bố trí, sử dụng những người đã qua đào tạo, bồi dưỡng một cách hợp lý.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w