Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.trấn là người dân tộc thiểu số tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNGTHỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG

3.2. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.trấn là người dân tộc thiểu số tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

3.2.1. Cơ sở pháp lý

Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn là dân tộc thiểu số của Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Sơn được tiến hành dựa trên những văn bản pháp lý như sau:

- Luật Cán bộ, công chức năm 2008;

- Nghị định số 18/2010/NĐ - CP ngày 05/03/2010 của Chính Phủ về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối vối cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị rấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

- Thực hiện Công văn số 1206/SNV-ĐTBD ngày 21/7/2014 của Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An về việc xây dựng báo cáo thực hiện chính sách pháp luật trong đào tạo sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người DTTS.

- Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

- Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu quả và chất lượng.

Những căn cứ cơ sở pháp lý trên đây sẽ là tiền đề quan trọng để huyện Kỳ Sơn tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số trong năm, đảm bảo đúng với quy định, có chất lượng và hiệu quả.

3.2.2. Nội dung đào tạo và hệ đào tạo, bồi dưỡng

Thực trạng nội dung đào tạo

Căn cứ Quyết định số 18/2010/QĐ - CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Đào tạo, bồi dưỡng bao gồm những nội dung cơ bản như sau:

Lý luận chính trị

Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị có nghĩa là cập nhật đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ CBCC có lập trường vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tốt.Hàng năm UBND huyện đã giao và chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp tốt với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện bám sát vào chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định 185 -QĐ/TW để tham mưu kịp thời cho UBND huyện và Ban Thường vụ Huyện ủy về xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo và tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo - bồi dưỡng về lý luận chính trị; chuyên môn nghiệp vụ; các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng, đảng viên mới…

Chuyên môn nghiệp vụ

Để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn thời gian qua huyện đã tiến hành mở các khóa đào tạo và cử các học viên là dân tộc thiểu số đi học, đem lại hiệu quả cao, phục vụ cho công tác thực thi công vụ hàng ngày.

UBND huyện tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kịp thời kế hoạch đào tạo - bồi dưỡng năm 2014 với số lượng là 45 lớp.

Kiến thức QLNN

Bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về QLNN trong thời kỳ đổi mới.Đây cũng là một nội dung quan trọng trong Nghị quyết của Đảng ta để thực thi có hiệu quả vấn đề này

Trong thời gian qua, thành huyện Kỳ Sơn đã chú trọng nâng cao trình độ QLNN cho đội ngũ CBCC trong toàn huyện, để thực hiện mục tiêu từng bước chuẩn hóa đội ngũ CBCC

Kiến thức tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc

Kiến thức tin học và ngoại ngữ là những kiến thức cơ bản cần phải có của đội ngũ CBCC trong quá trình thực thi công vụ, trang bị những kiến thức cơ bản về tin học và sử dụng công cụ tin học nhằm hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.

Thực trạng hệ đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo ĐH, CĐ

Bên cạnh bồi dưỡng thêm, năm 2015 đã có 25 học viên là CBCC người dân tộc thiểu số được cử đi học các lớp Đại học, mang lại hiệu quả thiết thực cho huyện Kỳ Sơn nhằm khắc phục được tình trạng yếu kém về năng lực thực thi công vụ

Huyện đã mở các lớp Trung cấp Lý luận chính trị cho CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng. Tổng số các học viên là người dân tộc thiểu số tham gia vào các lớp Trung cấp Lý luận chính trị cũng chiếm tỷ lệ rất cao (70 người).

Việc đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị giúp cho các học viên trau dồi phẩm chất đạo đức, chính trị của bản thân CBCC.

Bồi dưỡng thêm

Với mục đích nâng cao trình độ của bản thân các học viên bằng các chương trình bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức tại các khóa học. Đây cũng là một hệ đào tạo được trú trọng và có tỷ lệ học viên tham gia nhiều của huyện hằng năm. Với mục đích giúp cho đội ngũ CBCC từng bước nâng cao trình độ giải quyết công việc thực tế, xóa bỏ tình trạng hạn chế và yếu kém về năng lực của CBCC.

3.2.3. Hình thức và phương thức đào tạo, bồi dưỡng

Hình thức đào tạo

Hằng năm, Phòng nội vụ Uỷ ban nhân huyện Kỳ Sơn phối hợp với các trường và trung tâm chính trị tham gia mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn trong toàn huyện, dưới các hình thức: Đào tạo chính quy, đào tạo tại chức, tổ chức các lớp huấn luyện chuyên môn, tập trung, bán tập trung, vừa học vừa làm, từ xa.

Phương thức đào tạo, bồi dưỡng

Đào tạo, bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên với nhau trong quá trình đào tạo. Từ đó, cho các học viên thấy được những lợi ích quan trọng từ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho họ.

3.2.4. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Xác định nhu cầu đào tạo là một khâu quan trọng trong quy trình đào tạo, tập hợp nhiều hoạt động khác nhau, có vai trò quyết định các khâu khác trong toàn bộ quy trình. Xác định nhu cầu là bước đầu tiên và nền tảng cho các bước tiếp theo.

Định kỳ hàng năm, Trưởng phòng chức năng và các đơn vị trực thuộc căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình xác định nhu cầu cần đào tạo và lập phiếu nhu cầu chuyển cho Phòng Nội vụ. Việc xác định nhu cầu đào tạo có vai trò quan trọng, nhằm định hướng cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC có hiệu quả cao.

Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

Dựa trên phiếu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc gửi lên Lãnh đạo Phòng Nội vụ, lên kế hoạch đào tạo theo mẫu hướng dẫn chung. Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng là một công việc quan trọng của Phòng Nội vụ của huyện. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cũng phải được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của CBCC trong toàn xã.

Tổ chức thực hiện kế hoạch Phòng Nội vụ:

- Chủ trì phối hợp các cơ quan, ban, ngành liên quan; UBND các xã, thị trấn trong việc cử chọn cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, đúng tiến độ.

- Xác nhận danh sách học viên tham gia Đào tạo - Bồi dưỡng trong các lớp đào tạo của năm.

- Kiểm tra, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ, công chức, tham mưu UBND huyện báo cáo Thường trực Huyện ủy, Sở Nội vụ theo quy định.

Phòng Nội vụ kết hợp với các phòng ban chức năng thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo đúng kế hoạch đã được lập. Để thực hiện kế hoạch là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi có sự phối hợp của các bên liên quan, đó là:

UBND huyện và UBND xã, thị trấn, Phòng tài chính, Trung tâm bồi dưỡng chính

trị huyện và các cơ sở đào tạo, cùng với các cơ quan và bộ phận chức năng khác có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng

Việc đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng trong các năm tiếp theo. Hàng năm, UBND tiến hành tổ chức việc đánh giá đào tạo, bồi dưỡng thông qua các văn bản báo cáo gửi về Phòng Nội vụ và cơ quan, đơn vị có người cử đi đào tạo, bồi dưỡng.

3.2.5. Kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số tại Uỷ ban nhân dân huyện Kỳ Sơn trong năm qua đã được quan tâm, chú trọng.

Hằng năm, Phòng Nội vụ tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong đó có nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số. Kết quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số nói riêng là một nội dung quan trọng trong kế hoạch cần đạt được của huyện.

Dưới đây là kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, thị trấn là người dân tộc thiểu số của huyện Kỳ Sơn năm 2015 theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ Quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu quả và chất lượng thì kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS năm 2015 như sau:

- Chuyên môn: 341 người.

- Lý luận chính trị: 78 người - Quản lý nhà nước: 95 người - Kỹ năng, nghiệp vụ: 462 người.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn khác: 462 người.

- Ngoài ra tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo vị trí việc làm như tập huấn về công tác Văn thư

- lưu trữ, xác định cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính nhà nước....

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP CƠ SỞ LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w