Giới thiệu về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương thừa thiên huế (Trang 23 - 32)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế (viết tắt là NHNo&PTNT) ra đời năm 1992, tiền thân là cửa hàng kinh doanh tổng hợp trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 31/6/1995 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã ký Quyết định chuyển cửa hàng kinh doanh tổng hợp thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Sông Hương, đến ngày 15/10/1996 được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Sông Hương, có trụ sở đóng tại số 141 đường Trần Hương Đạo, Thành phố Huế, đến nay là một Chi nhánh cấp II trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Là một Ngân hàng Thương mại (NHTM) hoạt động chủ yếu cho sự phát triển Nông nghiệp, Nông thôn, hàng năm vốn vay của chi nhánh đã đáp ứng nhu cầu về sản xuất thâm canh, tăng năng suất đạt hiệu quả đáng kể. Ngoài ra, chi nhánh còn rót vốn trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đời sống, đồng thời đảm nhận vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế phát triển. Từ ngày thành lập cho đến nay, chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với các nghiệp vụ đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực trình độ chuyên môn cao, tổ chức mạng lưới rộng khắp, đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần to lớn trong công cuộc phát triển của đất nước, nâng cao mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, phấn đấu

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH

PHÒNG KẾ TOÁN, KHO QUỸ HÀNH CHÍNH PHÒNG KINHDOANH

KẾTỔ TOÁN

KHO QUỸTỔ TỔ HÀNH CHÍNH

đưa chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương trở thành Chi nhánh Ngân hàng lớn hàng đầu của tỉnh nhà.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng, ban

 Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Agribank Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế Ghi chú: Quan hệ trực tiếp:

Quan hệ chức năng:

(Nguồn: NHNo&PTNT - chi nhánh Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế)

 Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban:

Giám đốc: Trực tiếp điều hành chung và chịu trách nhiệm về mọi công việc của cơ quan theo quy định trong điều lệ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam trước pháp luật, giám sát, kiểm tra, đôn đốc toàn diện hoạt động của chi nhánh thuộc thẩm quyền được giao.

Phó giám đốc: Được giám đốc giao nhiệm vụ phụ trách một số mảng nghiệp vụ bằng văn bản ủy quyền và chịu sự quản lý, điều hành của giám đốc.

Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận rất quan trọng, với các nghiệp vụ kinh doanh về tiền tệ, phân tích thông tin, thẩm định dự án, giải quyết các vấn đề vay vốn

và quan hệ tín dụng. Ngoài ra phòng tín dụng, phòng quản lý nguồn vốn huy động có trách nhiệm cân đối vốn kinh doanh để xác định số vốn cần điều chỉnh đi hay đến.

Phòng kế toán: Chuyên thực hiện nhiệm vụ thanh toán kết hợp với phòng tín dụng như việc thu nợ, thu lãi như huy động vốn và là bộ phận lưu trữ số liệu, tài liệu thông tin hạch toán cân đối tài khoản cho vay hay tiền gửi.

Tổ kế toán: Trực tiếp hạch toán kế toán, mở tài khoản giao dịch với ngân hàng, lưu giữ hồ sơ, lập báo cáo tài chính, chuyển tiền và làm các nhiệm vụ khác.

Tổ kho quỹ: Thực hiện nhiệm vụ thu chi tiền mặt, quản lý tài sản cầm cố, thế chấp và các tài sản có giá trị khác, quản lý toàn kho quỹ, thu đổi ngoại tệ.

Tổ hành chính: Thực hiện công việc như văn thư, quản lý các con dấu, tiến hành những công việc nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển...

2.1.3. Tình hình kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Sông Hương - Thừa Thiên Huế

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Nguồn huy động vốn tại NHNo&PTNT - CN Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2013 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014

GT % GT % GT % +/- % +/- %

Nguồn HĐV 281.75 100 347.00 100 412.20 100 65.25 23,16 65.20 18,8 Phát hành GTCG 11.38 4,0 6.09 1,8 6.04 1,5 -5.29 -46,5 -0.05 -0,8 TGTK 270.37 96,0 340.92 98,2 406.17 98,5 70.55 26,1 65.25 19,1

(Nguồn: Phòng kinh doanh tại NHNo&PTNT - chi nhánh Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế)

Với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, chi nhánh Bắc Sông Hương đã nỗ lực trong công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Vì nguồn thu này rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, nó là nền tảng để hoạt động cho

vay có thể phát triển. Nhìn chung, hoạt động HĐV của chi nhánh trong năm 2013 - 2015 đem lại kết quả tốt. Cụ thể năm 2013 lượng vốn huy động khá cao trong đó TGTK chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 270.37 triệu đồng trên 90%. Phát hành GTCG là 11.38 triệu đồng chiếm 4,0%. Năm 2014, TGTK đạt 340.92 triệu đồng, chiếm đến 98,2%, tăng 70.55 triệu đồng, tương ứng tăng 26,1% so với năm 2013. Bên cạnh đó, phát hành GTCG đạt 6.09 triệu đồng, chiếm 1,8%. Năm 2015, phát hành GTCG tiếp tục giảm còn 6.04 triệu đồng, tương ứng chiếm 1,5% trên tổng nguồn vốn huy động.

TGTK tăng trưởng đạt 406.17 triệu đồng, chiếm 98,6% tổng nguồn vốn huy động, tăng 65.25 triệu đồng tương ứng tăng 19,1% so với năm 2014.

Nhìn chung, nguồn huy động của ngân hàng chủ yếu từ TGTK, vì mỗi một gia đình và cá nhân trong xã hội đều có những khoản tiền tiết kiệm để dự phòng chi tiêu trong tương lai. Xã hội càng phát triển thì các khoản dự phòng này càng cao. Nắm bắt được tình hình đó, ngân hàng đang nỗ lực tìm mọi hình thức nhằm huy động tối đa các khoản tiết kiệm này. Từ đó tạo ra một nguồn vốn không nhỏ để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và thu được lợi nhuận cho bản thân ngân hàng. Hoạt động huy động vốn từ giấy tờ có giá ngày càng có dấu hiệu đi xuống, nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp, tổ chức, các cá nhân ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn về hình thức đầu tư cũng như thu được lợi nhuận cao hơn, nên đầu tư các loại giấy tờ có giá không còn là được chọn lựa nhiều như trước đây. Tuy nhiên, vì nguồn vốn đến từ hoạt động phát hành GTCG hằng năm luôn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng cho đến nay vẫn là TGTK nên sự thay đổi này cũng không quá ảnh hưởng đến kết quả huy động nói chung. Với những con số thể hiện qua bản báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể thấy rằng hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng đi lên, tạo nguồn vốn dồi dào cho các hoạt động khác của chi nhánh phát triển.

2.1.3.2. Tình hình chung về hoạt động cho vay

Bảng 2.2: Tình hình chung về hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT VN – CN Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2013 - 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

2014/2013 2015/2014

+/- % +/- %

Doanh số cho vay 468.11 673.97 844.19 205.86 44 210.22 25,3 Doanh số thu nợ 424.29 556.68 796.33 132.38 31,2 239.65 43,1

Dư nợ 273.25 390.54 438.40 117.29 42,9 47.86 12,3

(Nguồn: Phòng kinh doanh tại NHNo&PTNT - chi nhánh Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế)

Doanh số cho vay

Thừa Thiên Huế là một tỉnh đang phát triển, địa bản rộng lớn và trải dài, dân cư đông đúc. Đây là điều kiện tốt cho hoạt động của ngân hàng. Thế mạnh truyền thống của nơi đây là dịch vụ & du lịch trong khi công nghiệp - xây dựng thì cũng ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển; các dự án đầu tư lớn cũng ngày càng gia tăng về số lượng lẫn quy mô. Ngoài ra, người dân ở đây cũng có nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng rất nhiều. Chính vì vậy, nhu cầu vay vốn cho các dự án SXKD cũng như tiêu dùng ở Huế rất cao. Nắm bắt được điều đó, chi nhánh đã đẩy mạnh các hoạt động cho vay, đưa ra các gói sản phẩm dịch vụ phong phú, tối giản các thủ tục cho vay, sử dụng chính sách lãi suất phù hợp - hấp dẫn với các gói cho vay của KH… Chính nhờ điều này mà chi nhánh đã thu hút được lượng lớn KH đến vay khiến cho DSCV của chi nhánh luôn ổn định và tăng trưởng hằng năm. Năm 2013, DSCV là 468.16 triệu đồng.

Năm 2014 tăng 205.86 triệu đồng tương ứng tăng 44% so với năm 2013. Năm 2015, DSCV tăng 170.22 triệu đồng tương ứng tăng 25,3% so với năm 2014

Doanh số thu nợ

Đi kèm với việc tăng cường cho vay thì chi nhánh cũng đẩy mạnh việc thu hồi nợ nhằm bảo đảm an toàn vốn cũng như tránh được nợ xấu. Qua bảng trên có thể thấy rằng DSTN của chi nhánh liên tục tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2013, DSTN là 424.29 triệu đồng. Năm 2014 tăng 132.38 triệu đồng tương ứng tăng 31,2% so với năm 2013. Năm 2015, tăng 239.65 triệu đồng tương ứng tăng 43,1% so với năm 2014.

Những con số trên đã cho thấy công tác thu nợ của chi nhánh đạt hiệu quả khá tốt.

Điều đó có được là nhờ nhiều nguyên nhân như là các thành phần kinh tế đã hoạt động SXKD rất hiệu quả nên có khả năng trả nợ cho NH. Ngoài ra, cần phải ghi nhận nỗ lực của các cán bộ tín dụng khi họ đã không quản ngại địa bàn rộng lớn, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu hồi nợ cho chi nhánh.

Dư nợ

Dư nợ là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng và được NH rất quan tâm vì nó phản ánh quy mô hoạt động cho vay của NH. Trong 3 năm qua, dư nợ của chi nhánh luôn tăng trưởng. Năm 2013, dư nợ của chi nhánh là 273.25 triệu đồng. Năm 2014 tăng 117.29 triệu đồng tương ứng tăng 42,9% so với năm 2013. Năm 2015, tốc độ tăng của dư nợ tăng 47,86 triệu đồng tương ứng tăng 12,3% so với năm 2014. Điều này cho thấy chi nhánh đã mở rộng hoạt động cho vay dẫn đến quy mô cho vay của chi nhánh ngày càng lớn cũng như uy tín của NH đối với DN cũng được nâng cao.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, nên muốn hoạt động có hiệu quả thì việc sử dụng nguồn vốn hợp lý và mang lại hiệu quả cao là điều kiện tiên quyết. Lợi nhuận thì chính là yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, nó cho thấy NH có đạt được mục tiêu đề ra hay không để từ đó NH có thể đề ra những biện pháp nhằm phát huy những mặt mạnh cũng như khắc phục những mặt yếu trong kinh doanh để góp phần làm cho NH ngày càng phát triển hơn. Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc, Chi nhánh đã đạt được một số kết quả nhất định sau:

Bảng 2.3: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT VN – CN Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014

GT % GT % GT % +/- % +/- %

A.THU NHẬP 42.629 100 48.266 100 48.415 100 5.637 13,22 149 0,31

Thu từ HĐTD 39.219 92 44.301 91,79 42.395 87,57 5.082 12,96 -1.906 -4,30

Thu từ HĐDV 1.778 4,17 2.015 4,17 2.020 4,17 237 13,33 5 0,25

Thu từ KDNH 12 0,03 13 0,03 10 0,02 1 8,33 -3 -23,08

Thu khác 1.620 3,8 1.937 4,01 3.990 8,24 317 19,57 2.053 105,9

B.CHI PHÍ 38.098 100 36.370 100 34.180 100 -1.728 -4,54 -2.190 -6,029

Chi cho HĐTD 27.210 71,42 27.319 75,11 25.023 73,21 109 0,40 -2.296 -8,40

Chi cho HĐDV 212 0,56 423 1,16 333 0,97 211 99,53 -90 -21,28

Chi cho KDNH 1 0,003 2 0,01 1 0,003 1 100,00 -1 -50

Chi nộp thuế, phí 83 0,22 132 0,36 218 0,64 49 59,04 86 65,15

Chi KD khác 76 0,2 113 0,31 314 0,92 37 48,68 201 177,8

Chi cho nhân viên 6.619 17,37 5.161 14,19 5.041 14,75 -1.458 -22,03 -120 -2,338

Chi quản lý, công cụ 1.112 2,92 1.116 3,07 1.147 3,36 4 0,36 31 2,78

Chi cho tài sản 1.373 3,6 886 2,44 967 2,83 -487 -35,47 81 9,14

Chi dự phòng, bảo toàn 961 2,52 1.058 2,91 627 1,83 97 10,09 -431 -40,74

Chi khác 451 1,18 160 0,44 509 1,49 -291 -64,52 349 218,1

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 4.531 11.896 14.235 7.365 162,55 2.339 19,663

(Nguồn: Phòng kinh doanh tại NHNo&PTNT - chi nhánh Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế)

Về thu nhập

Nhìn chung, tình hình thu nhập của chi nhánh 3 năm qua đều có xu hướng tăng.

Cụ thể: năm 2013 là 42.629 triệu đồng, năm 2014 tăng 5.637 triệu đồng tương ứng tăng 13,22% so với năm 2013. Năm 2015 tăng 149 triệu đồng tương ứng tăng 0,31 % so với năm 2014. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì thu nhập của chi nhánh vẫn giữ ổn định và tăng trưởng liên tục là thành quả rất đáng ghi nhận.

Do ngân hàng hoạt động chính là huy động vốn và cho vay nên thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng thu nhập của chi nhánh nên trong thời gian qua, chi nhánh đã luôn chú trọng công tác tìm kiếm khách hàng. Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện và phát huy những thế mạnh của mình trong công tác khách hàng, đặc biệt là chính sách lãi suất để thu hút khách hàng mới và giữ vững KH truyền thống; tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, các tiện ích NH để phục vụ KH một cách tốt nhất. Đồng thời chi nhánh cũng tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành địa phương trong việc tiếp cận các dự án đầu tư mới. Do đó lượng KH tìm đến và tin cậy ở NH ngày càng đông. Mặc dù lãi suất liên tục giảm do chính sách điều chỉnh lãi suất của NHNN, số tiền thu từ hoạt động tín dụng vẫn luôn duy trì ở mức ổn định. Năm 2013 thu lãi từ hoạt động tín dụng là 39.219 triệu đồng. Năm 2014 tăng 5.082 đồng tương ứng tăng 12,96% so với năm 2013. Năm 2015 giảm 1.906 triệu đồng tương ứng giảm 4,3% so với năm 2014.

Về chi phí

Nhìn chung, chi phí của NH 3 năm qua đều có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2013 là 38.098 triệu đồng. Năm 2014 giảm 36.370 triệu đồng tương ứng giảm 4,54% so với năm 2013. Năm 2015 giảm 2.190 triệu đồng tương ứng tăng 6,02% so với năm 2014.

Việc chi phí giảm là một dấu hiệu tốt. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã có những chính sách hợp lý nhằm tiết giảm các khoản mục chi phí không cần thiết. Đặc biệt, mặc dù thu nhập và chi phí đều giảm nhưng tốc độ giảm của chi phí nhanh hơn nhiều nên dẫn đến việc lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng trưởng.

Chi phí cho hoạt động tín dụng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 70%.

Điều này là dễ hiểu khi nguồn vốn của NH chủ yếu là nguồn vốn huy động từ trong xã hội. NH chiếm dụng vốn của khách hàng nên phải trả lãi là điều đương nhiên. Mặc dù nguồn vốn huy động được của chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm qua nhưng do chính sách giảm lãi suất của NHNN đã khiến lãi suất huy động liên tục giảm dẫn đến khoản tiền chi trả lãi tiền gửi cho KH có xu hướng giảm: Năm 2013 là 27.210 triệu đồng, năm 2014 tăng nhẹ 109 triệu đồng tương ứng tăng 0,4% so với năm 2013, năm 2015 giảm mạnh 2296 triệu đồng tương ứng giảm 8,4%.

Chi trả lương cho nhân viên cũng là một khoản mục chi phí lớn của chi nhánh nhưng lại có xu hướng giảm qua từng năm. Năm 2013 là 6.619 triệu đồng chiếm 17,37% tổng chi phí. Năm 2014 giảm 1.458 triệu đồng tương ứng giảm 22,03% so với năm 2013, chiếm 14,19% tổng chi phí. Năm 2015 giảm 120 triệu đồng tương ứng giảm 2,33% so với năm 2014 chiếm 14,75% tổng chi phí. Nguyên nhân của việc chi phí trả lương giảm liên tục là do chi nhánh đẩy mạnh việc cắt giảm chi phí.

Về lợi nhuận trước thuế:

Bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế nào khi hoạt động cũng đặt lợi nhuận làm ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, khi mà lợi nhuận chịu ảnh hưởng của yếu tố thu nhập và chi phí thì họ luôn tìm mọi cách nhằm tăng doanh thu và song song đó là tiết giảm tối đa các khoản chi phí. Đối với chi nhánh, qua 3 năm, trong khi doanh thu liên tục tăng thì chi phí lại liên tục giảm. Vì vậy lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng đều qua các năm. Năm 2013 là 4.531 triệu đồng. Năm 2014 tăng 7.365 triệu đồng tương ứng tăng 162,55% so với năm 2013. Năm 2015 tăng 2.339 triệu đồng tương ứng tăng 19,66% so với năm 2014.

Thị trường tiền tệ hiện nay rất sôi động với những diễn biến khó lường về lãi suất, tỷ giá, giá vàng... Trong bối cảnh đó, chi nhánh cũng đã chủ động triển khai các chương trình, dự án và giải pháp cho chiến lược kinh doanh như nâng cấp mô hình bán hàng - sản phẩm, dịch vụ, cải thiện thái độ phục vụ của cán bộ nhân viên... Ngoài ra, chi nhánh cũng nhận thức được lãi suất là yếu tố có tính quyết định sống còn của NH.

Chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho vay ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của NH.

Vì vậy, trong thời gian qua, chi nhánh đã điều chỉnh và đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp với từng giai đoạn, từng trường hợp cụ thể. Đi kèm theo đó là chính sách khuyến mãi hấp dẫn, đánh vào tâm lý của KH. Nhờ vậy, lợi nhuận của ngân hàng luôn có sự tăng trưởng ổn định.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương thừa thiên huế (Trang 23 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w