Phương hướng phát triển khách hàng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - chi nhánh Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương thừa thiên huế (Trang 46 - 49)

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH BẮC SÔNG HƯƠNG THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Phương hướng phát triển khách hàng tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - chi nhánh Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế

3.1.1. Ngân hàng coi cán bộ công nhân viên là khách hàng mục tiêu

Cho vay tiêu dùng tại ngân hàng có quy mô nhỏ nhưng số lượng khách hàng lại rất đông và chủ yếu là các cán bộ công nhân viên thuộc các đơn vị. Họ có lương, nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên, đảm bảo khả năng trả nợ nhưng điều kiện của họ còn thấp, rất ít người có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của mình. Để đáp ứng nhu cầu đó nếu như không có ngân hàng thì họ chỉ còn cách tích luỹ. Và dù có tích luỹ đi chăng nữa thì việc thoả mãn nhu cầu cũng không thể được như ban đầu, hoặc có thể họ đã tích luỹ qua một thời gian dài nhưng do sự biến động nào đó nên chưa thực hiện được nhu cầu đó. Ngân hàng thực hiện tín dụng tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên trong những năm qua đã phù trợ với chủ trương kích cầu chính phủ. Bên cạnh đó, cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức rất an toàn bởi nguồn trả nợ của họ bằng lương và trợ cấp, ngoài ra còn là nguồn thu nhập thêm của gia đình họ. Hơn nữa, đây chính là khách hàng có trình độ cao, luôn tự trọng và coi trọng danh dự của mình.

Chính vì điều này cũng đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có trình độ nhất định và văn minh lịch sự trong giao tiếp gây thiện cảm với người vay.

3.1.2. Mở rộng hoạt động marketing

Việc ngân hàng làm cho người dân hiểu về ngân hàng và những lợi ích mà ngân hàng mang lại cho họ là điều rất cần thiết khi phát triển khách hàng cho vay. Nếu như công tác tuyên truyền được thực hiện tốt thì sẽ có tác dụng thay đổi thói quen tích luỹ đểt tiêu dùng và tâm lý sợ đi vay của người dân. Qua đó tăng số lượng khách hàng, đặc

biệt là cán bộ công nhân viên đến giao dịch với ngân hàng góp phần thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát triển. Muốn vậy ngân hàng cần mở rộng hoạt động marketing ngân hàng và thực hiện những vấn đề sau:

 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá trên các tạp chí, báo chuyên ngành như:

tạp chí ngân hàng, thời báo kinh tế, thời báo ngân hàng, trang tin về kinh tế... Ngoài ra còn tuyên truyền trên các báo, các tạp chí mà mọi người quan tâm như: báo nhân dân, báo tiền phong... và các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh.

 Tuyên truyền quảng cáo tại ngân hàng bằng cách bố trí cho khách hàng quan sát được hình ảnh ngân hàng, tiếp xúc trực tiếp với công cụ, trang thiết bị...

 Cán bộ ngân hàng là hình ảnh thu nhỏ của ngân hàng nên cán bộ ngân hàng cần ý thức được rằng "Mỗi cán bộ ngân hàng là một tuyên truyền viên tích cực và hiệu quả nhất về chính sách cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng". Muốn vậy phải có chế độ đãi ngộ thích hợp chính cán bộ trong ngân hàng.

 Cử cán bộ đi sâu sát từng cơ quan, đơn vị tuyên truyền, phổ biến về nghiệp vụ cho vay để người dân am hiểu về tiện ích mà nghiệp vụ này mang lại. Đồng thời, cần chiếm được sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ lãnh đạo để qua đó việc tiếp cận và tập hợp những nhu cầu của người dân cũng như việc tiến hành nghiệp vụ diễn ra một cách suôn sẻ.

 Hằng năm, ngân hàng nên tổ chức hội nghị, hội thảo khách hàng, qua đó tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Bên cạnh đó, việc tổ chức hội nghị cũng khiến cho khách hàng có cái nhìn đúng đắn hơn về chất lượng dịch vụ. Hội nghị khách hàng giúp ngân hàng hiểu được những thuận lợi và khó khăn, băn khoăn của khách hàng, từ đó nắm bắt được nhu cầu của họ. Đồng thời cũng giúp ngân hàng nâng cao chất lượng dịch vụ, hội nghị khách hàng giúp ngân hàng hiểu được những thuận lợi và khó khăn của khách hàng, nắm bắt được nhu cầu của họ. Như vậy ngân hàng có thể là người tư vấn tài chính đáng tin cậy cho khách hàng nâng cao chất lượng đầu tư và tiêu dùng.

3.1.3. Đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng

Việc mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng sẽ tạo điều kiện đa dạng hoá các khoản mục cho vay vì nhu cầu của mỗi cá nhân là rất phong phú. chi nhánh đã chú trọng đến nhu cầu đó song vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng tốt như nhu cầu học hành, chữa bệnh, du lịch, cưới hỏi... Chi nhánh cần chú trọng mở rộng đối tượng cho vay, các mục đích này hơn nữa không những thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị phần mà còn tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cùng địa bàn. Tuy nhiên, việc thu hút nhóm khách hàng có mục đích trên không phải là dễ dàng. Vì vậy, chi nhánh nên chủ động tiếp cận với những khách hàng này thông qua việc hợp tác với công ty, từ những người môi giới có liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Cụ thể như hợp tác với công ty sản xuất ô tô, xe máy, các trung tâm nhà đất, các công ty du lịch, hay các công ty xuấ khẩu lao động... chắc chắn sẽ thu hút được khách hàng đến với chi nhánh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3.1.4. Quản lí , kiểm tra các khoản cho vay

Quản lí tín dụng là công tác quan trọng trong quá trình cho vay . Quản lí tín dụng tốt là điều kiện để có các khoản tín dụng tốt , an toàn . Đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng cho vay.

Công tác này gồm quản lý, kiểm soát khoản vay, xử lý những phát sinh và thu hồi nợ.

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải theo dõi tiến độ thực hiện của phương án vay vốn.

Ở nước ta hiện nay, việc cung cấp thông tin về kế toán tài chính từ phía khác còn rất hạn chế, không đầy đủ, cập nhật, và thậm chí không hoàn toàn tin tưởng thì việc theo dõi, kiểm soát khách hàng không chỉ thực hiện qua việc xem xét các báo cáo tài chính là đủ mà phải trực tiếp nhanh nhạy bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

Cán bộ tín dụng cần có những đợt kiểm tra định kì và cả những đợt kiểm tra bất kỳ. Trong mỗi đợt kiểm tra cán bộ tín dụng cần triệt để thời gian tiếp xúc với khách hàng đảm bảo xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến đặc tính khoản vay , cán bộ tín dụng cần:

- Đánh giá tinh thần trách nhiệm của khách hàng đối với vốn vay ngân hàng thông qua trách nhiệm gặp gỡ trao đổi với cán bộ tín dụng về những vấn đề liên quan đến khoản vay và khả năng nghĩa vụ hoàn trả nợ.

- Đánh giá lại dự án vay vốn trong thực tế, so sánh, xem xét sự khác biệt giữa dự án và thực tế ở các chỉ tiêu như quy mô, doanh thu, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng tài sản, sức cạnh tranh của sản phẩm...

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương thừa thiên huế (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w