Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương thừa thiên huế (Trang 49 - 52)

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH BẮC SÔNG HƯƠNG THỪA THIÊN HUẾ

3.2. Một số kiến nghị

Trong hoạt động của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng nỗ lực khắc phục những hạn chế của bản thân để thành công trong kinh doanh, ngân hàng không thể không nhìn nhận những ảnh hưởng của các yếu tố khách quan. Tác động của các nhân tố tới ngân hàng nếu theo chiều hướng tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động và ngược lại. Chính vì vậy, để mở rộng và phát triển khách hàng cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT - chi nhánh Bắc Sông Hương cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan chủ quan, cơ quan chức năng có thẩm quyền.

3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ

Trong thời gian qua, Chính phủ đã có những quan tâm nhất định đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng nói chung và các loại hình cho vay tiêu dùng nói riêng.

Tuy nhiên, để hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại có thể phát triển hơn thì Chính phủ phải có những hành động cụ thể hơn.

Việc duy trì vê sự ổn định chính trị là một yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống trong đó có hoạt động của ngân hàng. Với vai trò vĩ mô của mình, Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh giáo dục, nâng cao mặt bằng dân trí cho người dân nói chung và nâng cao hiểu biết của người dân về các dịch vụ của ngân hàng nói riêng. Chính phủ có thể đưa ra các chương trình giáo dục những kiến thức tối thiểu về ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng để dần xoá bỏ "mặc cảm" đi vay của người dân.

Chính phủ cũng nên tiếp tục có những chính sách khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, đặc biệt là sản xuất hàng tiêu dùng. Nó vừa phát triển kinh tế, tạo ra

hàng hoá vừa tạo ra công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng thì sản xuất trong nước phát triển vừa tạo ra hàng hoá phục vụ tiêu dùng vừa tạo nên nhu cầu đi vay tiêu dùng trong dân cư khi thu nhập của người dân tăng lên, công ăn việc làm ổn định.

3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

 Về quy trình cho vay, mặc dù đã ban hành Quy định tín dụng đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, song cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện quy trình cho vay. Một số quy định cụ thể về quy trình áp dụng cho từng loại vay tiêu dùng nhìn chung còn chưa đầy đủ. Căn cứ vào quy trình mà NHNN đặt ra, NHNo&PTNT Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể chi tiết để giúp cán bộ tín dụng nắm bắt được và thực hiện đúng công việc, đảm bảo chất lượng công việc.

 Về đảm bảo tiền vay, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành công văn hướng dẫn bổ sung thực hiện đảm bảo tiền vay. Trong đó, có quy định các nội dung cần thực hiện.

Tuy nhiên, cần có hướng dẫn cụ thể hơn nữa, nhất là sự hỗ trợ về chuyên môn để thành lập tổ Thẩm định tài sản đảm bảo tại chi nhánh. Hiện nay, đây vẫn còn là một vấn đề chưa giải quyết được ở NHNo&PTNT - chi nhánh Bắc Sông Hương .

 Về nhân sự, NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách về nhân sự: tuyển chọn, đào tạo cán bộ, khen thưởng kịp thời và rõ ràng. NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục thường xuyên có chính sách đào tạo cán bộ qua các lớp tập huấn cấp hệ thống, gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu các nghiệp vụ mới, công nghệ ngân hàng hiện đại trên thế giới để tìm cách áp dụng vào ngân hàng. Tuyển chọn nhân sự ngày càng trở nên quan trọng, NHNo&PTNT Việt Nam phải có chính sách tuyển chọn đúng đắn để từng bước nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đưa ngân hàng vươn đến tầm cao của hoạt động và dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo.

 Về chương trình hiện đại hoá ngân hàng, đây là chương trình mà ngân hàng chủ động triển khai tích cực từ trước đến nay, đã đưa lại những kết quả nhất định. Trong thời

gian tới, NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động của mình, đồng thời luôn tích cực cập nhật, học hỏi công nghệ mới, tạo điều kiện áp dụng nhanh chóng và thành công các công nghệ này ở các ngân hàng chi nhánh.

 Về phát triển hợp tác quốc tế, NHNo&PTNT Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế, từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động.

 Về hình ảnh và văn hoá doanh nghiệp, NHNo&PTNT Việt Nam đã rất chủ động tích cực trong việc xây dựng thương hiệu "Mang phồn thịnh đến với khách hàng". Việc củng cố, làm tôn vinh thương hiệu này không chỉ trong tầm quốc gia mà còn ở tầm quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và hệ thống các chi nhánh nói riêng.

 NHNo&PTNT Việt Nam cần tiếp tục hỗ trợ NHNo&PTNT chi nhánh Bắc Sông Hương trong vấn đề nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, đặc biệt là mở rộng hiểu biết về cho vay tiêu dùng. Một mặt, điều này tác động đến cách nhìn nhận và thái độ làm việc của cán bộ tín dụng, mặt khác tác động đến chất lượng tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng.

 Thêm nữa, khi điều kiện cho phép NHNo&PTNT Việt Nam cũng nên tạo điều kiện giúp đỡ để NHNo&PTNT - chi nhánh Bắc Sông Hương có thể thành lập và phát triển bộ phận chuyên trách về Marketing ngân hàng. Những điều này rất có ý nghĩa đối với quá trình phát triển của chi nhánh cũng như của toàn thể hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bắc sông hương thừa thiên huế (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w