2.3.1. Kết quả đạt được
Sau nhiều năm hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh Bắc Sông Hương Thừa Thiên Huế vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn với những kết quả và thành tích rất đáng được khích lệ. Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, trở thành một đơn vị tiêu biểu về mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng mấy năm gần đây ngày càng được nâng cao, cụ thể là:
Quy mô và tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng ngày càng cao
Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng của chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - chi nhánh Bắc Sông Hương - Thừa Thiên Huế ngày càng có sự tăng trưởng cả về quy mô lẫn tốc độ. Điều đó chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Cho vay tiêu dùng đã và đang là một trong những loại hình tín dụng chủ yếu
của ngân hàng nhằm đa dạng hoá các hoạt động thu hút khách hàng, mở rộng thị phần cho khách hàng.
Thị trường ngày càng được mở rộng, khách hàng ngày càng đa dạng
Chính vì sự tăng trưởng không ngừng cả về quy mô lẫn chất lượng tín dụng của ngân hàng đã chứng tỏ được ngân hàng ngày càng thu hút được nhiều khách hàng, thị trường của ngân hàng ngày càng được mở rộng. Đặc biệt đối với thị trường tiêu dùng rộng lớn trên địa bàn thành phố Huế, đây là một mục tiêu quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi các ngân hàng cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt và khốc liệt.
Chất lượng các khoản vay tiêu dùng ngày càng tốt
Cùng với tốc độ và quy mô tăng trưởng không ngừng thì chất lượng tín dụng của các khoản cho vay tiêu dùng cũng được nâng cao và tốt lên rất nhiều. Thực tế là tình hình thu nợ của các khoản vay này ngày càng tăng. Nợ quá hạn có xu hướng ngày càng giảm và cho đến nay gần như không có nợ quá hạn tại ngân hàng. Như vậy, chất lượng tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng của ngân hàng là rất cao. Đây là một trong những nỗ lực rất lớn của cả một tập thể các cán bộ tín dụng tại ngân hàng, khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường và trong toàn hệ thống.
2.3.2. Những điểm còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn không ít những hạn chế cần được khắc phục và cần có những giải pháp thích hợp nhằm mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả họat động cho vay tiêu dùng, những hạn chế đó là:
Việc quản lý mục đích vay vốn của khách hàng còn hạn chế
Đa số những khoản vay tiêu dùng được chi nhánh giải ngân bằng tiền mặt. Do đó khó quản lý được mục đích vay thực tế và việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Hơn nữa, chi nhánh chưa khuyến khích được khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và việc phát triển thêm khách hàng cho vay tiêu dùng cũng sẽ gặp khó khăn như: cho vay thấu chi, thẻ tín dụng... việc chưa thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ cũng là một phần do chi nhánh chưa có hướng dẫn cụ thể tới khách hàng, một phần cũng do tâm lí
của khách hàng ngại đến ngân hàng vì các khoản vay thường không lớn lắm, họ có thể sử dụng ngay vào mục đích vay vốn.
Quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng còn nhỏ trong hoạt động cho vay của ngân hàng
So với thực tế doanh thu cho vay, dư nợ của hoạt động tín dụng nói chung toàn ngân hàng thì doanh số cho vay, dư nợ của cho vay tiêu dùng còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Chi nhánh cần phải mở rộng hơn nữa các hoạt động cho vay với những nhu cầu ngày càng tăng của người dân.
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại không đáng kể
Trên thực tế, với doanh số cho vay bé nhỏ của mình - hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại lợi nhuận rất ít cho ngân hàng.
Trong khi đối với một số ngân hàng hiện nay thì cho vay tiêu dùng là hoạt động tạo ra một khoản thu nhập khổng lồ, mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Chính vì vậy mà ngân hàng cần mở rộng hơn nữa loại hình cho vay này, phát triển nó thành một trong những loại hình cho vay đạt hiệu quả cao.
2.3.3. Những hạn chế đó là do những nguyên nhân sau
Thứ nhất: Về phía Chính phủ
Chính phủ ban hành pháp luật về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng còn chậm trễ và không đồng bộ, thực tế lâu nay những văn bản chi tiết và hướng dẫn thi hành rất chậm trễ nhiều khi chúng còn chồng chéo lên nhau làm cho ngân hàng không biết nên thực hiện theo văn bản nào.
Điều này gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.
Thứ hai: Về phía ngân hàng
- Truyền thống của ngân hàng là xây dựng cho mình một hướng đi chủ đạo là tập trung quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp quốc doanh, các ngành mũi nhọn của nền kinh tế... còn đối với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là tiêu dùng ngân hàng cũng đề ra kế hoạch mở rộng tín dụng với các thành phần này nhưng do nhiều khó khăn vướng mắc nên ngân hàng chỉ thực hiện cho vay với một số đối tượng có thu nhập ổn định, có khả năng thanh toán tốt.
- Ngân hàng chưa có một chiến lược marketing hiệu quả.
+ Chính sách giá cả chưa linh hoạt: chính sách lãi suất của ngân hàng chưa linh hoạt theo đối tượng khách hàng, theo mức vay vốn, theo thời hạn, trong khi các doanh nghiệp nhà nước được vay với lãi suất ưu đãi, doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì vay vốn với mức lãi suất trên thị trường, còn cá nhân người tiêu dùng thì vay vốn với mức lãi suất khá cao, từ 0,9%/tháng đến 1,18%/tháng.
+ Chính sách sản phẩm chưa hấp dẫn, chưa thực sự lôi kéo được khách hàng.
Thứ ba: Về phía khách hàng
Rủi ro trong hoạt động tín dụng tiêu dùng là rất lớn. Nguồn đảm bảo chính là thu nhập trong tương lai của khách hàng nhưng các nguồn thu nhập lại chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều kiện khách quan và chủ quan từ phía khách hàng như: ốm đau, bệnh tật, thất nghiệp, ý chí trả nợ,… điều này làm cho rủi ro từ loại hình tín dụng tiêu dùng cao hơn các loại hình tín dụng khác của ngân hàng rất nhiều. Đồng thời mặt bằng thu nhập của dân cư nước ta cũng làm hạn chế đi khả năng mua sắm và tiêu dùng của dân cư.
Như vậy, những vướng mắc trong quan hệ tín dụng tiêu dùng giữa chi nhánh NHNo&PTNT Bắc Sông Hương và cá nhân người tiêu dùng xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ môi trường bên trong và bên ngoài. Vì vậy, nhiệm vụ lúc này là tìm ra các giải pháp đúng đắn và hữu hiệu nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đưa hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Bắc Sông Hương ngày càng được mở rộng, tạo được ích lợi hơn nữa cho bản thân ngân hàng, cho người tiêu dùng, cho nền kinh tế và cho toàn xã hội.
2.3.4. Định hướng hoạt động kinh doanh
Mục tiêu chủ đạo trong thời gian tới của chi nhánh là hướng tới khách hàng. Quá trình thực hiện mục tiêu này sẽ là quá trình tiếp tục cải tổ và tăng cường cơ cấu quản trị, kiểm soát điều hành, phát triển công tác tiếp thị một cách hữu hiệu trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quan hệ ngân hàng với khách hàng, từ đó tạo sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng.
Với nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí của ban lãnh đạo, của tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh quyết tâm thực hiện:
- Tiếp tục thực hiện huy động vốn, đảm bảo nguồn huy động tăng 70% so với năm trước. Đặc biệt, quan tâm tới huy động vốn trung và dài hạn tạo tiền đề mở rộng tín dụng trung và dài hạn, chủ động cân đối nguồn vốn của ngân hàng.
- Phấn đấu tăng mức dư nợ tín dụng lành mạnh hằng năm ít nhất là 50%, phấn đấu nâng dư nợ trung và dài hạn chiếm 50% tổng dư nợ.
- Chấn chỉnh và xử lý những tồn tại trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định và quản lí cho vay, đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thu hồi các khoản nợ quá hạn và lãi treo.
- Nợ quá hạn là: 0,001%
- Quỹ thu nhập là: 20 tỉ
- Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tác nghiệp.
- Tiếp tục phát triển, đổi mới hiện đại công nghệ thông tin ngân hàng.
Chương 3.