CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤU THẦU MUA SẮM PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ - BỘ CÔNG AN
3.1. Khái quát hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an
3.1.1. Tình hình thực hiện đấu thầu thời gian qua
Theo quy định của Bộ Công an thì các loại phương tiện, thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy thuộc danh mục phương tiện, thiết bị chuyên dùng, được phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu là đấu thầu hạn chế. Tuy nhiên, để đảm bảo tính cạnh tranh và lựa chọn được hàng hóa có chất lượng tốt thì Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tình hình mua sắm phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy thời gian qua của Bộ Công an được thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 3.1: Chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá gói thầu năm 2010
STT Hình thức lựa chọn nhà thầu
Tổng số gói thầu
Tổng giá gói thầu (tỷ đồng)
Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng)
Chênh lệch (%)
1 Đấu thầu rộng rãi 0 0 0 0
2 Đấu thầu hạn chế 30 230 229,5 0,22
3 Chỉ định thầu 3 3 2,85 5,3
4 Chào hàng cạnh tranh 7 10 9,72 2,8
5 Mua sắm trực tiếp, tự
thực hiện 0 0 0 0
(Nguồn: Bộ Công an năm 2010)
42
Bảng 3.2: Chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá gói thầu năm 2011
STT Hình thức lựa chọn nhà thầu
Tổng số gói thầu
Tổng giá gói thầu (tỷ đồng)
Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng)
Chênh lệch (%)
1 Đấu thầu rộng rãi 2 75 73,2 2,45
2 Đấu thầu hạn chế 26 315 313,8 0,38
3 Chỉ định thầu 0 0 0 0
4 Chào hàng cạnh tranh 5 7 6,5 7,7
5 Mua sắm trực tiếp, tự
thực hiện 3 15 14,9 0,67
(Nguồn: Bộ Công an năm 2011)
Bảng 3.3: Chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá gói thầu năm 2012
STT Hình thức lựa chọn nhà thầu
Tổng số gói thầu
Tổng giá gói thầu
(tỷ đồng)
Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng)
Chênh lệch (%)
1 Đấu thầu rộng rãi 1 45 42,4 6,13
2 Đấu thầu hạn chế 31 390 388,9 0,28
3 Chỉ định thầu 0 0 0 0
4 Chào hàng cạnh tranh 9 15 14,3 4,89
5 Mua sắm trực tiếp, tự
thực hiện 2 23 22,8 0,87
(Nguồn: Bộ Công an năm 2012)
43
Bảng 3.4: Chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá gói thầu năm 2013
STT Hình thức lựa chọn nhà thầu
Tổng số gói thầu
Tổng giá gói thầu (tỷ đồng)
Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng)
Chênh lệch (%)
1 Đấu thầu rộng rãi 2 115 110,7 3,9
2 Đấu thầu hạn chế 23 410 408,9 0,27
3 Chỉ định thầu 0 0 0 0
4 Chào hàng cạnh tranh 4 5,5 5,1 7,8
5 Mua sắm trực tiếp, tự
thực hiện 0 0 0 0
(Nguồn: Bộ Công an năm 2013)
Bảng 3.5: Chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá gói thầu năm 2014
STT Hình thức lựa chọn nhà thầu
Tổng số gói thầu
Tổng giá gói thầu
(tỷ đồng)
Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng)
Chênh lệch (%)
1 Đấu thầu rộng rãi 4 400 380,2 5,2
2 Đấu thầu hạn chế 42 485 483,4 0,3
3 Chỉ định thầu 0 0 0 0
4 Chào hàng cạnh tranh 5 6,7 6,2 8,06
5 Mua sắm trực tiếp, tự
thực hiện 2 62 61,9 0,16
(Nguồn: Bộ Công an năm 2014)
44
Theo các Bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5 thì ta thấy rằng hình thức lựa chọn nhà thầu hạn chế, chỉ định thầu và mua sắm trực tiếp có hiệu quả kinh tế thấp nhất; hiệu quả kinh tế cao nhất là hình thức lựa chọn nhà thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh.
Như vậy, cùng là các hình thức lựa chọn nhà thầu được nhà nước và Bộ Công an quy định, tại sao hiệu quả kinh tế giữa các hình thức lựa chọn nhà thầu lại khác nhau.
3.1.2. Các loại phương tiện tiến hành đấu thầu mua sắm tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an
Theo Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Đặc biệt là Thông tư Quy định tiêu chuẩn, định mức trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của Bộ Công an tháng 9 năm 2014, phương tiện phòng cháy, chữa cháy được hiểu là:
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Các phương tiện phòng cháy, chữa cháy cơ bản gồm:
Xe phun nước chữa cháy (loại không có téc nước và loại có téc nước);
Xe phun hóa chất chữa cháy (loại có téc nước và có téc hóa chất và loại chỉ có téc hóa chất chữa cháy);
Các loại xe thang chữa cháy (loại 32m, 54m, 60m, v.v…);
Các loại xe trạm bơm; xe cứu nạn, cứu hộ;
Xe chỉ huy chữa cháy.
45