CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẤU THẦU MUA SẮM PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ TẠI CỤC CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ - BỘ CÔNG AN
3.2. Thực trạng triển khai thực hiện pháp luật tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Bộ Công an
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Một số trường hợp cán bộ cố tình áp dụng sai các quy định của pháp luật về
54
đấu thầu như áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không theo quy định, phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đảm bảo thời gian tối thiểu theo quy định, v.v... bao che cho các sai phạm xảy ra khi thanh tra, kiểm tra về hoạt động đấu thầu, cố tình làm lộ thông tin trong đấu thầu, cố tình đưa các thông số kỹ thuật vào làm hạn chế số lượng nhà thầu tham gia, không phát hành hồ sơ mời thầu cho nhà thầu trong đấu thầu rộng rãi, v.v...
Theo báo cáo của Bộ Công an, nội dung kiểm tra đấu thầu mới chỉ được lồng ghép trong hoạt động giám sát, thanh tra tổng thể đầu tư, chưa thực hiện kiểm tra mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ. Xét trên tổng số các Bộ, ngành, địa phương thì số lượng các cuộc kiểm tra về đấu thầu là còn ít so với yêu cầu. Do đó, kết quả kiểm tra còn nhiều hạn chế, chưa bao quát được bức tranh toàn cảnh về tình hình thực hiện đấu thầu của ngành, địa phương và chưa chấn chỉnh kịp thời công tác đấu thầu. Việc kiểm tra công tác đấu thầu của Cục chủ yếu còn mang tính hướng dẫn, đôn đốc và là công cụ để hoàn thiện cơ chế chính sách nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
Vẫn còn tình trạng tuyển dụng cán bộ làm công tác đấu thầu không đúng chuyên môn, công tác đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu cho cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu chưa được quan tâm, nhất là đào tạo nghiệp vụ về đấu thầu quốc tế hay chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo về đấu thầu chưa cao.
Hạn chế trong thương thảo ký kết hợp đồng trực tiếp đầu tiên là do trình độ ngoại ngữ của các chuyên gia đấu thầu về lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, chuyên gia đàm phán ký kết hợp đồng còn hạn chế.
Chưa bố trí đầy đủ nhân sự có năng lực đàm phán và chưa xác định các ngưỡng có thể chấp nhận được khi đàm phán ký kết hợp đồng.
Trong quá trình đám phán, thương thảo ký kết hợp đồng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH chịu lép vế với nhà thầu chỉ định, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH mặc dù đã bảo đảm về cơ bản nội dung trong hồ sơ chào hàng, nhưng thời gian để nhà thầu cung cấp đầy đủ hồ sơ dự thầu, thời gian thương thảo hợp đồng là quá lâu.
55
Trong mỗi cuộc đàm phán, thương thảo hợp đồng, Cục Cảnh sát PCCC&CNCH chưa chủ động nhắc nhở, đốc thúc nhà thầu về thời gian đàm phán, tôn trọng nội dung của hồ sơ mời thầu, đồng thời chưa chuẩn bị sẵn các ngưỡng có thể chấp nhận được để làm cơ sở đàm phán và đề nghị nhà thầu theo hướng các ngưỡng mà Cục Cảnh sát PCCC&CNCH đã xác định. Hơn nữa, các gói thầu đôi khi đòi hỏi sự hiểu biết sâu về nội dung thực hiện, nhưng cán bộ làm thầu vẫn chưa kịp tìm hiểu về nội dung thực hiện gói thầu do đó việc chuẩn bị còn nhiều vấn về lúng túng chưa được xử lý. Vì số lượng cán bộ có kinh nghiệm làm thầu ít nên việc cắt cử nhân viên thực hiện các gói thầu chưa được phù hợp. Nên trong đàm phán đôi khi bị các bên nhà thầu ép hoặc đưa ra các điều kiện có lợi hơn.
Với sự tiến bộ của công nghệ trên thế giới, nếu không cập nhật thông tin về công nghệ sẽ dẫn đến hiểu biết về công nghệ của các nhà chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực đó bị tụt hậu.
Do trình độ công nghệ của Việt Nam chưa cao, thiếu thông tin, trình độ tiếng Anh của các cán bộ kỹ thuật chưa tốt, vì vậy, những kiến thức về công nghệ chưa có điều kiện để tiếp xúc, việc cập nhập công nghệ tiên tiến liên quan đến phương tiện đấu thầu của cán bộ kỹ thuật còn hạn chế và chưa theo kịp với sự tiến bộ của công nghệ tiến tiến trên thế giới.
Bất cập này cũng một phần xuất phát từ cơ chế. Có nghĩa là việc mua sắm đầu tư công nghệ cho cán bộ hay cho các phòng ban phải qua rất nhiều cấp phê duyệt và ra quyết định nên sẽ dẫn đến phức tạp rườm rà. Vì thế nên sẽ làm giảm tính chủ động cập nhật công nghệ hay các phương tiện của các cán bộ chiến sĩ trong Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Nguyên nhân khách quan:
Hệ thống văn bản pháp luật về đấu thầu và hướng dẫn đấu thầu nhiều, mâu thuẫn nhau và phạm vi điều chỉnh chưa bao trùm hết các hoạt động mua sắm sử dụng nguồn lực nhà nước làm cho cán bộ, công chức tham gia hoạt động đấu thầu, thanh tra và kiểm tra về đấu thầu khó áp dụng.
Hiện tại, Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu hiện hành đã
56
quy định cụ thể về hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng nhưng hạ tầng mạng chưa cho phép triển khai.
Phương thức mua sắm tập trung là phương thức mới trong quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Tài chính thì đây là một phương thức tiên tiến, đem lại hiệu quả trong việc mua sắm tài sản, hàng hóa thể hiện thông qua số tiền tiết kiệm được, chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính đồng bộ về kỹ thuật do hạn chế được phát sinh kỹ thuật trong quá trình sử dụng sản phẩm, tiết kiệm thời gian và chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu. Bên cạnh đó, việc tập trung mua sắm tại một đầu mối với khối lượng hàng hóa lớn giúp hạn chế áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu kém cạnh tranh, chủ yếu là phải áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu rộng rãi, giúp nâng cao tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho nhiều nhà cung cấp tham gia đấu thầu.
Tuy nhiên, công tác hướng dẫn, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của các Bộ, cơ quan trung ương thực hiện thí điểm về mua sắm tập trung chưa quyết liệt, chưa thường xuyên. Mặc dù hiện nay, phương thức mua sắm tập trung đã có thời gian thí điểm nhưng đến nay các văn bản hướng dẫn về đấu thầu theo phương thức tập trung chưa được cập nhật theo quy định mới của pháp luật đấu thầu nói chung, do vậy khi phương thức này đi vào thực tế, được áp dụng rộng rãi thì chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào chính thức hướng dẫn. Vì vậy, dẫn đến khó khăn cho các Bộ, ngành trong việc áp dụng hình thức ưu việt này.
Tất cả những nguyên nhân đó đã làm cho công tác quản lý nhà nước về đấu thầu mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an chưa phát huy được vai trò chỉ đạo của cơ quan nhà nước trong việc quản lý hiệu quả hoạt động đấu thầu.
57
CHƯƠNG 4