138 23,27 222 24,92 220 24,12 Thu từ hoạt động cho vay TDH455 76,73 482 75,08 692 75,
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay
Công tác thẩm định cho vay TDH có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay TDH. Nếu công tác thẩm định được thực hiện tốt thì chất lượng cho vay TDH hạn được nâng lên rất nhiều, và ngược lại, nếu công tác thẩm định lỏng lẻo, thiếu độ chặt chẽ nhất định sẽ khiến khoản cho vay có rất nhiều rủi ro, đồng nghĩa với việc cho vay trung và dài hạn bị suy giảm. Công tác thẩm định cho vay TDH được các cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện thông qua việc thu thập, phân tích và thẩm định thông tin chủ yếu về hai đối tượng: Khách hàng và Dự án mà khách hàng sử dụng vốn vay để đầu tư.
Nhìn chung, quy trình thẩm định cho vay trung và dài hạn ở chi nhánh được đặt ra tương đối chặt chẽ. Trước hết là việc thẩm định khách hàng. Các cán bộ quan hệ khách hàng sẽ tìm hiểu các thông tin về khách hàng trên nhiều khía cạnh: Loại hình doanh nghiệp, tư cách pháp lí, năng lực sản xuất và quản lí của doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (thị phần, phương hướng hoạt động,…), mối quan hệ của doanh nghiệp với các ngân hàng trước (nếu có)… Căn cứ vào các thông tin thu thập được, các cán bộ quan hệ khách hàng sẽ thẩm định và đánh giá khách hàng. Từ kết quả đánh giá khách hàng, các cán bộ quan hệ khách hàng sẽ chấm điểm và phẩn loại khách hàng thành từng nhóm. Việc thẩm định khách hàng là một việc làm hết sức quan trọng vì chính khách hàng là người sẽ sử dụng nguồn vốn vay, và cũng là người có nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng. Một khách hàng có đầy đủ tư cách pháp lí, có năng lực sản xuất và quản lí tốt, tình hình tài chính lành mạnh và có quan hệ tốt với các ngân hàng trước đó thì khả năng khách hàng đó sử dụng hiệu quả nguồn
vốn vay từ ngân hàng và trả nợ đúng hạn sẽ cao. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể dựa vào các thông tin này để xác định nhóm khách hàng tiềm năng để có chiến lược khách hàng phù hợp.
Không kém phần quan trọng đó là việc thẩm định dự án đầu tư của khách hàng. Một dự án đầu tư tiềm năng là một dự án đầu tư có thời gian hoàn vốn phù hợp và mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư. Ngân hàng đánh giá dự án đầu tư theo nhiều khía cạnh: Tính hợp lí, hợp pháp của dự án đầu tư; Nguồn vốn huy động cho dự án đầu tư; Khả năng hoàn vốn và sinh lời của dự án đầu tư; Tài sản đảm bảo cho khoản vay;…Để đánh giá được các khía cạnh trên các cán bộ quan hệ khách hàng cần thu thập được thông tin về kế hoạch đầu tư, phương hướng và cách thức hoạt động của dự án, các thông tin về nguồn vốn huy động cho dự án… Việc đánh giá dự án đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cho vay của ngân hàng, đặc biệt trong cho vay trung và dài hạn. Với một dự án đầu tư có kế hoạch đầu tư hợp lí, nguồn vốn huy động tương đối chắc chắn và ổn định, có khả năng sinh lời cao trong thời gian hợp lí, tài sản đảm bảo đầy đủ và ổn định thì sẽ có độ rủi ro cho vay thấp hơn rất nhiều.
Ta có thể thấy công việc thẩm định cho vay đòi hỏi ngân hàng phải bỏ ra khá nhiều công sức, thời gian và chi phí để thực hiện. Theo quy định đối với cho vay trung và dài hạn thì thời gian thẩm định không quá 45 ngày làm việc. Như vậy, nội dung của công việc thẩm định thì gồm rất nhiều vấn đề mà thời gian cho phép lại ngắn. Do đó, tùy theo đối tượng vay vốn, nhu cầu vay vốn cụ thể, các cán bộ quan hệ khách hàng cần xác định nội dung thẩm định và phương pháp thẩm đinh thích hợp, đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định. Chi nhánh nên thành lập phòng hoặc nhóm chuyên trách thẩm định dự án. Cán bộ tham gia vào nhóm này phải có trình độ chuyên môn cao, mỗi cán bộ đảm nhiệm một lĩnh vực
nhất định hoặc một khâu nhất định. Đối với các dự án mang tính chất chuyên trách vào một ngành, lĩnh vực cụ thể mà các cán bộ không thể nắm bắt, hiểu biết cặn kẽ thì ngân hàng cần mời các chuyên gia, các cán bộ có kinh nghiệp về ngành hay lĩnh vực đó giúp đỡ, tư vấn về chuyên môn, kĩ thuật. Việc phân công công việc rõ ràng và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong nhóm sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc và vẫn đảm bảo chất lượng công việc. Các cán bộ được tiếp xúc với nhiều dự án sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Sự thành thạo trong việc thực hiện các công đoạn thẩm định của cán bộ chuyên trách sẽ giúp rút ngắn thời gian thẩm định và hơn hết là nâng cao chất lượng thẩm định của dự án. Không những vậy, việc thẩm định một cách nhanh chóng và có hiệu quả sẽ giúp khách hàng nhanh chóng có được vốn vay cần thiết để đầu tư cho dự án, không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh, từ đó nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng trong mắt khách hàng, quan trọng hơn là ngân hàng đã tạo được một mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng tiềm năng.