Các giải pháp thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 33 - 36)

2. Nội dung thực hiện của đề án

2.4. Các giải pháp thực hiện đề án

2.4.1 Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách đầu tư phát triển KH&CN

Bất cứ chính sách KT-XH nào cũng đều phụ thuộc tương đối vào đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách. Nếu đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách đầu tư phát triển KH&CN có trình độ cao, am hiểu quy luật KT-XH, am hiểu đặc điểm của hoạt động KH&CN ở nước ta thì họ sẽ xây dựng được những chính sách đúng đắn, kịp thời và nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống.

Ngược lại nếu đội ngũ những nhà thiết kế, xây dựng chính sách có trình độ thấp, không am hiểu quy luật khách quan, không am hiểu đặc điểm riêng có của hoạt động KH&CN thì sẽ đưa ra những chính sách thiếu đồng bộ, không kịp thời và khó đi vào cuộc sống. Chính vì vậy điều kiện cần thiết để có được những chính sách phù hợp, có tính khả thi thì đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, xây dựng chính sách về KH&CN phải được trang bị các kiến thức về luật pháp trong nước và quốc tế, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN; trình độ chuyên môn nhất định về các vấn đề liên quan đến từng chính sách cụ thể.

Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN phù hợp với tiến trình cải cách hành chính, phân định rõ việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước với việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN;

phân công, phân cấp rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các sở, ngành, UBND các huyện để tránh chồng chéo, tăng cường vai trò của các ngành trong quản lý hoạt động KH&CN.

Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức sở KH&CN để đảm bảo đủ năng lực quản lý toàn diện hoạt động KH&CN. Tăng cường nguồn lực con người cho sở KH&CN để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tham mưu, tư vấn

cho lãnh đạo tỉnh các chính sách phát triển KH&CN của tỉnh.

Nâng cao vai trò tư vấn của Hội đồng Khoa học tỉnh, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách cũng như cá chủ trương, quyết định về quản lý KH&CN.

2.4.2 Xây dựng quy hoạch phát triển KH&CN một cách hợp lý nhằm khai thác được những thế mạnh của địa phương

Lạng Sơn cần xây dựng cho mình một chiến lược phát triển KH&CN phù hợp với đặc thù riêng của tỉnh. Bản chiến lược cần thiết phải có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau, từ các nhà khoa học cho tới các doanh nghiệp, đảm bảo tính khả thi và có tác dụng thực tế. Điều này thể hiện qua việc phải chỉ ra được những nhiệm vụ ưu tiên được lựa chọn một cách kỹ càng và phù hợp.

2.4.3. Hoàn thiện các văn bản pháp quy của tỉnh trong việc hỗ trợ đầu tư phát triển KH&CN

Một số nội dung cụ thể cần được thực hiện trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất, Khẩn trương xây dựng và ban hành quyết định mới thay thế cho quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 11/01/2005 của UBND tỉnh Lạng Sơn Ban hành quy định tạm thời một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2011 – 2015 (do quyết định này sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2015) theo hướng phù hợp với Luật KH&CN 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã có hiệu lực.

Thứ hai, Nghiên cứu sửa đổi quyết định số 06/2009/QĐ-UBND ngày 11/5/2009 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành một số chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn vì đến nay đã

quá lạc hậu so với tình hình thực tế trong khi thu hút đầu tư, đặc biệt đầu tư từ nước ngoài là một biện phát nhanh nhất để tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ do các doanh nghiệp nước ngoài phần lớn là các doanh nghiệp lớn, có bề dày phát triển, đầu tư cho nghiên cứu và phát triên (R&D) cao...

Thứ ba, trên cơ sở lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh nên ban hành chính sách liên kết với các viện nghiên cứu, trường đại học của Trung Quốc nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ.

Thứ ba, Ngân sách sự nghiệp KH&CN hằng năm được sử dụng đầu tư phát triển KH&CN nên được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ đầu tư cho các hoạt động phát triển và hoàn thiện công nghệ, sản xuất thử nghiệm, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, nghiên cứu nhu cầu công nghệ và tiếp thị công nghệ. Hạn chế các đề tài mang tính lý thuyết.

Hỗ trợ kinh phí cho các dự án chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển KT-XH của tỉnh. Hạn chế dần việc cơ quan quản lý nhà nước vừa là cơ quan nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, Xây dựng có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các chương trình, dự án ưu tiên của tỉnh; nghiên cứu thực hiện hình thức chia sẻ kinh phí giữa nhà nước và doanh nghiệp cho các dự án triển khai và đổi mới công nghệ.

Thứ năm, mở rộng nhiều hình thức tổ chức hợp tác, liên kết về kinh tế của các doanh nghiệp từ nghiên cứu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường KH&CN phát triển. Xúc tiến thành lập các doanh nghiệp KH&CN theo Nghị định 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

2.4.4 Tạo niềm tin và sự ủng hộ của tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp đối với các chính sách được ban hành

Chính sách đầu tư phát triển KH&CN chỉ có thể thành công nếu nó

được sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp. Để nhận được sự ủng hộ từ phía các tổ chức, cá nhân và cộng đồng doanh nghiệp cần phải:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, hướng dẫn chính sách một các đầy đủ và kịp thời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các tổ chức đoàn thể, làm cho mọi người đều hiểu biết về nội dung chính sách.

Như vậy có thể thấy rằng một chính sách được ban hành và thực thi có liên quan đến nhiều cơ quan, chủ thể khác nhau, bao gồm: những cơ quan, nhà hoạch định chính sách; những cơ quan, người quyết định chính sách;

những cơ quan, người tổ chức thực thi chính sách; dân chúng và đối tượng chịu ảnh hưởng chính sách. Vì vậy để thực hiện chính sách cần phải có sự phối hợp giữa các cơ quan này, phát huy sức mạnh tổng hợp của trung ương lẫn địa phương, sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w