Dự kiến hiệu quả của đề án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 40 - 44)

Tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi cho việc đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu khoa cộng nghệ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất; góp phần tăng cường hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm chủ lực của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế về nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ mới, công nghệ tiên tiến tăng hiệu quả vốn đầu tư vào lĩnh vực khoa họcc và công nghệ.

Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh.

4.1. Ý nghĩa thực tiễn của đề án

Đề án góp phần giải quyết những bất cập trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học; cải thiện khuôn khổ về thể chế góp phần thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo ở cả khu vực công và khu vực tư nhân.

Đề án được triển khai thực hiện sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương góp phần đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH; xây dựng nông thôn mới; đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm; nâng cao năng suất lao động tổng hợp… Đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực thúc đẩy cho sự tăng trưởng bền vững.

4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án

- Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Các doanh nghiệp nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, đổi mới trình độ công nghệ phục vụ nâng cao năng suất, chất lượng.

4.3. Những thuận lợi/khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án

4.3.1. Những thuận lợi

Sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đối với hoạt động khoa học công nghệ đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua thể hiện bằng việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết… trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đã bám sát với tình hình thực tế của địa phương.

Một số sản phẩm chủ lực của địa phương đã bước đầu nhận được sự hõ trợ của trung ương và các tổ chức nước ngoài trong việc ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, bảo quan sau thu hoạch, phát

triển tài sản trí tuệ…

Mặc dù ngân sách địa phương đầu tư cho KHCN không tăng nhưng nguồn ngân sách trung ương thông qua các chương trình, dự án khoa học công nghệ trong 5 năm trở lại đây không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2010 chỉ có trên dưới 2 tỷ đồng thì đến năm 2014 đã đạt trên dưới 10 tỷ đồng mỗi năm (bao gồm cả đầu tư phát triển).

4.3.2. Những khó khăn

Lực lượng làm công tác nghiên cứu khoa học trên địa bàn còn mỏng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn trong khi tỉnh chưa xây dựng được chính sách thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ máy quản lý nhà nước về KHCN trên địa bàn chưa được kiện toàn theo quy định của Bộ KH&CN. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về khoa học và công nghệ chưa được đào tạo bài bản tương xứng với đòi hỏi thực tiễn.

Ngân sách địa phương còn phụ thuộc vào phân bổ ngân sách từ trung ương do vậy nguồn ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi.

Số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh còn ít (mới chỉ có 01 doanh nghiệp) do vậy việc triển khai các tiến bộ KHCN vào thực tế đời sống gặp rất nhiều khó khăn.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thực hiện quản lý nhà nước về khoa học theo chiều dọc thì tốt nhưng theo chiều ngang còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn tình trạng cát cứ thông tin.

4.3.3. Tính khả thi của đề án

Đề án có tính khả thi cao do hiện nay trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn các chính sách đầu tư phát triển KH&CN gần như chưa có, nếu có thì rải rác ở các ngành, lĩnh vực cho nên phạm vi tác động, ảnh hưởng không cao.

Năm 2013 Luật KH&CN mới được Quốc hội ban hành kéo theo đó là sự

thay đổi của các Nghị đinh, thông tư do vậy việc hoàn thiện chính sách địa phương cho phù hợp với các văn bản mới là việc chắc chắn phải thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w