Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU KỊCH BẢN VĂN HỌC THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ
1.1. Cơ sở lí luận của dạy học đọc hiểu kịch bản văn học
1.1.1. Lí thuyết đọc hiểu văn bản
1.1.1.1. Quan niệm về đọc hiểu
Từ các góc độ tiếp cận, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về “đọc hiểu” như: “Đọc hiểu là năng lực nhận thức phức tạp, yêu cầu khả năng tích hợp thông tin trong văn bản với tri thức người đọc” (Anderson va Pearson, 1984); “Đọc hiểu là một quá trình tương tác xảy ra giữa một người đọc và một văn bản” (Rumelhart, 1994); “Đọc hiểu là một quá trình tư duy có chủ tâm, trong suốt quá trình này, ý nghĩa được kiến tạo thông qua sự tương tác giữa văn bản và người đọc” (Durkin, 1993) [36;88-89].
Ở Việt Nam, thuật ngữ “đọc hiểu” (reading comprehension) đã được đưa vào chương trình và SGK Việt Nam thay cho những thuật ngữ quen thuộc
“giảng văn”, “phân tích văn bản”,… cùng với sự nhấn mạnh hơn nữa việc chuyển đổi trung tâm từ GV sang HS, chú ý đến vai trò của người học, bạn đọc HS trong dạy học Ngữ văn.
Lí luận dạy học hiện đại tập trung đề cao vai trò trung tâm của người học trong hoạt động dạy học. Chương trình giáo dục truyền thống theo định hướng nội dung (định hướng đầu vào) chuyển sang chương trình giáo dục định hướng năng lực (định hướng đầu ra). Chương trình giáo dục mới đề cao vai trò trung tâm của người học nhưng cũng không hạ thấp vai trò hướng dẫn, tổ chức hoạt động của người dạy. Thay thế cách gọi truyền thống là “giảng văn”, “phân tích”
bằng thuật ngữ “đọc hiểu” chính là muốn nhấn mạnh, làm nổi bật vai trò của HS trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn. Từ đó dẫn đến việc khi tổ chức các hoạt
phẩm mà là người định hướng, tổ chức các hoạt động học tập để HS tự đọc hiểu văn bản.
Trong dạy học môn Ngữ văn, hoạt động dạy học ÁHVB chính là sự tiếp thu tinh thần lí luận dạy học hiện đại. Tư tưởng này được tiếp thu từ các thành tựu của các nhà nghiên cứu trên thế giới và được các nhà nghiên cứu của Việt Nam tiếp tục phát triển. Áó là các tác giả Trần Áình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Thanh Hùng, Áỗ Ngọc Thống, Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Trọng Hoàn… Từ đây, vấn đề đọc hiểu văn bản được nghiên cứu một cách có hệ thống.
Áọc hiểu bao gồm hai hoạt động là “đọc” và “hiểu”. Áọc là một hoạt động của con người dùng thị giác của mình để tiếp nhận ngôn ngữ và hiểu là mục đích, là kết quả tất yếu của hoạt động đọc. Hiểu là sự thu nhận kiến thức, thông tin, ý đồ của tác giả ở một mức độ nhất định nào đó.
Áọc hiểu vốn là khái niệm rất quen thuộc trong việc học ngoại ngữ. Trong tiếng Anh, khái niệm này được ghi là “reading comprehension”. Về đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn, cho đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người gọi đọc hiểu là phương pháp, có ý kiến lại quan niệm đọc hiểu là một kĩ năng. Nhiều người lại đồng tình với quan niệm đọc hiểu là một quan niệm, một định hướng dạy học…
PISA, chương trình đánh giá HS quốc tế, thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OCED), chủ trương coi trình độ đọc hiểu (readding literacy) là một trong ba lĩnh vực chủ yếu để xác định năng lực HS giai đoạn cuối của giáo dục bắt buộc. Theo PISA “Đọc hiểu là sự hiểu biết, sử dụng và phản hồi lại trước một văn bản viết, nhằm đạt được mục đích phát triển tri thức và tiềm năng, cũng như việc tham gia của ai đó vào xã hội” [81]. Có thể thấy, đọc hiểu là phạm trù khoa học của thế giới và được nhiều nền giáo dục quan tâm lấy làm mục tiêu của hoạt động dạy học ở nhà trường.
Theo tác giả Nguyễn Thanh Hùng, “Đọc hiểu là phạm trù khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy văn học. Bản thân nó là khái niệm có quan hệ với năng lực đọc, hành động đọc, kĩ năng đọc để nắm vững ý nghĩa của văn bản ngôn từ”
[53;26]. Khẳng định “đọc hiểu là một phạm trù khoa học và lí thuyết của nó, đọc hiểu vừa là hành động vừa là kết quả của việc đọc”, tác giả Nguyễn Thanh Hùng đã đưa ra các bình diện của việc đọc hiểu: bình diện văn hóa, bình diện sư phạm, bình diện triết học, bình diện nghệ thuật, bình diện tâm lí của đọc hiểu để làm rõ quan niệm của mình.
Thống nhất với quan niệm trên, tác giả Phạm Thị Thu Hương đã làm rõ hơn quan niệm đọc hiểu: “Đọc hiểu, dạy đọc hiểu là khâu then chốt trong giáo dục nói chung, dạy học văn nói riêng”, “Đọc hiểu văn bản thực chất là quá trình người đọc kiến tạo ý nghĩa văn bản đó thông qua hệ thống các hoạt động, hành động, thao tác nhất định. Hoạt động này không hề đơn giản, một chiều, một lần là xong, một lần là hết” [55;19].
Về vị trí của việc dạy đọc hiểu văn bản trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường, tác giả Trần Áình Sử khẳng định: “Dạy đọc hiểu văn bản như một khâu đột phá”, bởi theo quan điểm dạy học đọc hiểu, sự phát triển năng lực của học sinh sẽ là mục đích của dạy học Ngữ văn.
Chúng tôi tiếp thu và kế thừa các kết quả nghiên cứu đó và xác định “đọc hiểu là nội dung khoa học của lí thuyết đọc sách và đọc văn”, “đọc hiểu là một bộ phận có ý nghĩa và có tác dụng đào tạo văn hóa đọc cho học sinh thông qua dạy học môn Ngữ văn”, như tác giả Nguyễn Thanh Hùng khẳng định “Áọc hiểu là phạm trù khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy văn học. Bản thân nó là khái niệm có quan hệ với năng lực đọc, hành động đọc, kĩ năng đọc để nắm vững ý nghĩa của văn bản nghệ thuật ngôn từ” [53;26].
Áọc hiểu là mục đích cuối cùng, cao nhất của hoạt động đọc văn. Áọc hiểu văn bản văn học là quá trình người đọc khám phá và tìm hiểu giá trị đích
nghiên cứu đều chỉ ra rằng nội dung của hoạt động đọc hiểu chính là ý nghĩa của văn bản. Áể đi đến được lớp nghĩa sâu xa nhất của tác phẩm, mỗi người đọc có cách đọc, kĩ năng đọc, con đường khám phá và phát huy năng lực của riêng mình.
Theo quan điểm đổi mới giáo dục hiện nay, hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản phải hướng đến mục tiêu phát triển năng lực tự đọc, tự học, kích thích tinh thần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập của HS. Bởi vậy cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ, đúng hướng các nội dung dạy học để có định hướng tổ chức dạy học phù hợp.