Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU KỊCH BẢN VĂN HỌC THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ
1.1. Cơ sở lí luận của dạy học đọc hiểu kịch bản văn học
1.1.3. Kịch và kịch bản văn học
Áể có được những định hướng đúng và phù hợp với đặc trưng loại thể kịch và các đặc điểm về mặt thể loại của các văn bản kịch, cần phải xác định được quan điểm tiếp cận phù hợp. Mỗi loại hình văn học, thể loại văn học cần có những định hướng và những bộ công cụ phù hợp. Bởi vậy, cần xác định những nội dung cơ bản nhất về lí thuyết thể loại làm điểm tựa cho các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học sẽ đề xuất.
1.1.3.1. Kịch là gì?
Kịch là một thể loại văn học (kịch bản), sau đó là một tác phẩm sân khấu”
(nghệ thuật trình diễn). Trước khi lên sàn diễn với sự sáng tạo, chỉ đạo của đạo diễn và diễn xuất của diễn viên, hỗ trợ của sân khấu thì nó là “kịch bản văn học”. Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Áình Sử, Nguyễn Khắc Phi, thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ.
Ở cấp độ loại hình: “Kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Kịch bản vừa dùng để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Theo đó, tiếp nhận kịch bản chính là tiếp nhận phương diện của văn học kịch”. Nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói. (Riêng kịch câm không diễn tả bằng lời).
Ở cấp độ loại thể: “Thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch còn được gọi là chính kịch”.
Do kịch được viết ra để diễn nên TP kịch không thể chứa một dung lượng hiện thực rộng lớn như tiểu thuyết, cũng không thể lắng đọng trong mạch chìm cảm xúc, suy tư như thơ ca. Kịch chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng mô tả. Những xung đột đó được bộc lộ trong sự xung đột về tư tưởng, suy nghĩ, hành động của các nhân vật kịch. Nhân vật kịch là những người tham gia
trong vở kịch, thực hiện các hành động kịch chủ yếu bằng lời thoại. Ngôn ngữ kịch thể hiện bằng lời thoại của các nhân vật. Lời thoại trong kịch có thể là lời đối đáp giữa các nhân vật, lời độc thoại nội tâm của nhân vật, lời nhân vật nói với người xem. Những lời thoại này vừa giống lại vừa khác với lời nói trong sinh hoạt đời thường. Tính chất khác biệt thể hiện ở sự giao lưu đa tuyến trong lời thoại kịch: các nhân vật nói với nhau là nói cho người xem nghe, đồng thời nói một mình cũng là nói cho người xem nghe và có khi có cả nói trực tiếp với người xem.
1.1.3.2. Kịch bản văn học
Kịch bản thực ra không phải là một loại thể sân khấu đơn thuần, không nên đánh đồng kịch bản với nghệ thuật sân khấu nói chung bao gồm kịch nói, kịch hát, kịch múa, nhạc kịch,... Bất cứ loại kịch nào, kể cả kịch câm cũng có kịch bản, nhưng chỉ có kịch hát, nhất là kịch nói mới có KBVH.
Kịch bản vừa có đầy đủ các đặc điểm, các tính chất của một tác phẩm văn học vừa mang đậm chất sân khấu: Phải giới hạn dung lượng văn bản ngôn từ của vở kịch phù hợp với tính chất của sân khấu, không thể kéo dài về thời gian, quá rộng về không gian. Phải “sân khấu hóa” tất cả những gì được miêu tả. Người viết phải lựa chọn sự kiện, dồn nén hành động ngay từ kịch bản cho phù hợp với tiết tấu của kịch.
KBVH là một bộ phận của nghệ thuật ngôn từ nên mang những đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ, có cốt truyện, nhân vật, có hình tượng nghệ thuật,…
1.1.4. Đặc trưng loại thể của kịch bản văn học
Ngay từ thời xa xưa, với kịch đã hình thành một hệ thống thi pháp nghiêm ngặt mà những nhà lí luận, những kịch gia nổi tiếng thế giới từ thời cổ đại (Aristote) cho đến ngày nay đã nêu lên trong các công trình nghiên cứu của mình.
Với tính chất vừa là tác phẩm sân khấu vừa là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, thi pháp kịch đòi hỏi nghiêm ngặt hơn. Thi pháp kịch, ngoài những nguyên lí chung về
Là một thể loại văn học, kịch có đủ tư cách để thu nạp trong lòng nó tất cả các phẩm chất thi ca được sáng tạo bằng những nguyên lý của một thi pháp tinh vi. Song kịch đã và sẽ không bao giờ là một thể loại văn học đơn thuần như trữ tình và tự sự, tức là một thể loại chỉ để đọc. Kịch ngoài để đọc ra còn để diễn.
“Kịch là sự giao duyên, là cuộc kì ngộ giữa văn học và nghệ thuật, giữa kịch bản và sân khấu. Cho nên kịch có thi pháp như một thể loại văn học đã đành.
Thi pháp ấy còn phải tính đến một sự thật hiển nhiên là kịch phải đem dàn dựng trên sân khấu, tức là thi pháp của một thể loại sẽ bị những đặc trưng của nghệ thuật sân khấu chi phối…”[76;237-238].
Vì vậy, những đòi hỏi về mặt thi pháp của kịch nghiêm ngặt hơn so với các thể loại khác. Lịch sử sáng tác và lí luận kịch trên thế giới đã chứng minh điều ấy thể hiện trong các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt về sáng tác kịch.
Xác định đặc trưng loại hình kịch là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc dạy học kịch bản văn học. Song quan trọng hơn, cụ thể hơn là xác định đặc điểm thể loại thì mới có hướng dạy học phù hợp nhất. Bởi hài kịch, bi kịch, chính kịch có những nguyên tắc riêng về mặt thi pháp.
1.1.4.1. Cốt truyện, sự kiện, hoàn cảnh kịch tập trung cao độ
Yêu cầu tập trung cao độ của cốt truyện kịch được thể hiện trong luật
“tam duy nhất” (duy nhất về địa điểm, duy nhất về thời gian và duy nhất về hành động) trong nguyên tắc biên soạn kịch từ thời “Nghệ thuật thi ca” của Aristote.
Hơn nữa, do yêu cầu để biểu diễn trên sân khấu, nên kịch phải đảm bảo “khuôn khổ không thể quá lớn, nhân vật không thể quá nhiều, sự kiện không thể quá phức tạp, thời gian không thể kéo quá dài, bối cảnh không thể quá phân tán, biến hóa không thể quá phồn tạp. Văn học kịch tất yếu phải tập trung ở một số hoàn cảnh, nhân vật, sự kiện, quan hệ phải nổi bật, những gì thứ yếu đều bị đẩy lùi vào sau cánh gà, hoặc hiện ra thông qua ngôn ngữ nhân vật xuất hiện trên sân khấu, hoặc tận dụng sự thay đổi giữa màn này với màn khác để mang lại” [Dẫn theo 39].