Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ĐỌC HIỂU KỊCH BẢN VĂN HỌC THEO ĐẶC TRƯNG LOẠI THỂ
1.1. Cơ sở lí luận của dạy học đọc hiểu kịch bản văn học
1.1.2. Quan niệm về loại và thể trong văn học và ý nghĩa của dạy học theo đặc trưng loại thể
1.1.2.3. Con đường hình thành tri thức loại thể kịch bản văn học cho học
a. Tri thức về kịch bản văn học được hình thành trong khi học KBVH trong nhà trường
Áây là con đường hình thành tri thức bài bản và có hệ thống. Ngay từ khi học ở TH, HS đã được làm quen với kịch bản văn học qua một số giờ Tập đọc mà văn bản đọc là các đoạn trích thuộc thể loại kịch. HS được tiếp xúc trực tiếp, trực quan là các đoạn kịch được học ở CT Tiếng Việt 4: đoạn trích “Ở Vương quốc tương lai” của Mát-téc-lịch - tác giả nổi tiếng được nhận giải Nô-ben văn học. Trong CT Tiếng Việt 5 là các đoạn kịch “Lòng dân” – trích từ vở kịch cùng tên – một TP tiêu biểu cho nền văn học kịch Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Tiếp theo là “Người công dân số 1” của Hà Văn Cầu, Vũ Áình Phòng. Ngoài ra, HS còn được tập viết các đoạn đối thoại có tính kịch dựa theo các bài đọc Thái sư Trần Thủ Độ, Một vụ đắm tàu, sau đó phân vai tập đọc, diễn lại văn bản do nhóm mình sáng tác, nhờ thế, HS TH đã có hiểu biết nhất định về kịch (cách đọc, cách hiểu, cảm ý nghĩa văn bản,...), tạo nền tảng quan trọng để
các em đọc hiểu các trích đoạn kịch ở các cấp học tiếp theo. Với những giờ học này ở TH, HS đã được tham gia đóng vai, được tiếp xúc với hình thức văn bản kịch, HS hình dung được một cách cụ thể thế nào là kịch.
Tiếp theo, trong CT Ngữ văn THCS, HS được làm quen và tìm hiểu kĩ hơn về KBVH qua một số văn bản đọc hiểu thuộc loại hình văn học kịch với đủ các thể loại chèo dân gian, hài kịch, chính kịch. Qua đây hình thành khái niệm về kịch và các thể loại kịch dân gian (chèo cổ), hai thể loại kịch hiện đại là hài kịch và chính kịch. HS cũng đã được tìm hiểu những đỉnh cao về kịch: một đỉnh cao của nền kịch thế giới - tác giả xuất sắc của hài kịch cổ điển Pháp thế kỉ XVII – Mô-li-e và hai tác giả tiểu biểu của văn học kịch Việt Nam là Nguyễn Huy Tưởng và Lưu Quang Vũ.
Áến CT Ngữ văn THPT, HS tiếp tục được tìm hiểu về kịch qua các văn bản đọc hiểu, đều là những TP xuất sắc của các nền văn học kịch nổi tiếng của thế giới và Việt Nam (như đã thống kê ở phần sau).
Như vậy, tuy trong chương trình Ngữ văn không có các bài lí thuyết thể loại nhưng với những văn bản đọc hiểu này, HS đã được tiếp cận với một số thể loại kịch dân gian và đầy đủ các thể loại kịch hiện đại. Qua hoạt động đọc hiểu, HS sẽ có tri thức thể loại cơ bản cùng với các kĩ năng đọc hiểu văn bản thuộc văn học kịch.
b. Tri thức về kịch được hình thành qua các hoạt động xem kịch
Trong cuộc sống, khi thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật thuộc loại kịch như đọc văn bản kịch, xem biểu diễn kịch trên sân khấu, trên truyền hình,… HS sẽ có thêm nhiều tri thức cần thiết về thể loại. Con đường này hình thành cho HS một cách đầy đủ và toàn diện hơn tri thức về thể loại. HS không chỉ biết nội dung kịch bản như đọc mà còn được thưởng thức, chứng kiến tác phẩm kịch trong đời sống thực sự của nó, đời sống sân khấu, đời sống nhân vật trên sàn diễn với nhân vật bằng xương bằng thịt. Con đường này giúp HS có hiểu biết đầy đủ, toàn diện về tác phẩm kịch.
c. Tri thức về kịch được hình thành qua hoạt động đọc sách báo phổ biến kiến thức về kịch
Bên cạnh những con đường hình thành tri thức thể loại qua việc học, đọc hiểu và thưởng thức tác phẩm kịch, để từ thực tế sinh động của tác phẩm mà khái quát thành tri thức khoa học về thể loại, thì con đường thứ ba này cũng có một ý nghĩa rất quan trọng. Qua việc tiếp xúc với lí luận về thể loại, HS sẽ được trang bị tri thức khoa học về thể loại. Áó là việc đọc các cuốn sách lí luận văn học nghệ thuật, đọc các bài viết, bàn luận về kịch, các chương trình phổ biến kiến thức,… sẽ giúp HS trang bị kiến thức khoa học làm công cụ để khám phá các tác phẩm. Là con đường tự học, có khi là tự giác, có khi là tự phát nhưng lại có ý nghĩa mang diện rộng để bồi dưỡng kiến thức khoa học về thể loại cho HS.
Tuy là ba con đường khác nhau, song nhà trường đều có vai trò quan trọng trong việc định hướng để học sinh có thể hình thành tri thức một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, có thể thấy ở mỗi cấp học khác nhau, HS đã có những tri thức nhất định về thể loại kịch. Xác định được điều này, GV sẽ có những định hướng phù hợp cho hoạt động tổ chức dạy học của mình. HS THCS có hiểu biết về KBVH ở mức độ nhận biết. Có nghĩa là, nhìn vào kết cấu phân vai và lời thoại, các chú thích phụ của văn bản, HS có thể nhận biết văn bản đó là văn bản kịch.
HS bậc THPT, vì đã được học một số văn bản kịch ở THCS và kinh nghiệm, cơ hội đọc, thưởng thức nghệ thuật nên hiểu biết về kịch đã có hệ thống và có cơ sở khoa học hơn. Bước đầu HS đã có khả năng nhận thức bản chất và đặc trưng thể loại, có thể đã xác định được các thể loại kịch (hài kịch, bi kịch, chính kịch). Nhưng cũng chỉ ở mức độ nhận biết.
Tri thức thể loại của HS được hình thành bằng các con đường khác nhau sẽ là nền tảng cơ sở để xây dựng các hướng dạy học, xây dựng hệ thống biện pháp dạy học thích hợp để tổ chức cho HS đọc hiểu KBVH đúng đặc trưng thể