Sử Dụng Tiếng Việt Trong Windows

Một phần của tài liệu giáo trình tin học đại cương (Trang 37 - 40)

BÀI 2 HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 7

5. Sử Dụng Tiếng Việt Trong Windows

Các phần mềm gõ tiếng Việt thông dụng trong Windows như Unikey, Vietkey...

trong đó phần Unikey rất được ưa chuộng vì miễn phí và có nhiều ưu điểm. Khi nhập tiếng Việt, chúng ta cần biết font chữ và kiểu gõ.

Mỗi font chữ tương một bảng mã, do đó khi soạn thảo bằng loại font nào, để đọc được chính xác nhất, chúng ta phải có loại font tương ứng với bảng mã đó. Một bảng mã có nhiều font chữ với hình dáng khác nhau. Font chữ thông dụng nhất hiện nay là font Unicode (như Tahoma, Arial, Times New Roman...) có sẵn trong MS Windows, tích hợp tất cả các ký tự của các ngôn ngữ. Đây là font chữ chuẩn của nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, khi sử dụng tiếng Việt trên máy tính bạn nên chọn bộ font Unicode. Ngoài ra còn có một số bộ font dành riêng cho người Việt được sử dụng trước kia như: Font VNI (như font VNI-Times), TCVN3...

Trong bảng có rất nhiều kiểu gõ tiếng Việt trong Windows do bàn phím chuẩn không có sẵn các ký tự tiếng Việt. Để gõ được các ký tự tiếng Việt như ô, ư, ê.. thì chúng ta phải sử dụng các tổ hợp phím. Mỗi kiểu gõ tiếng Việt đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, hai kiểu gõ thông dụng nhất là VNI và Telex.

Ví dụ: Kiểu gõ Telex, bảng mã Unicode, Font chữ Time New Roman, gõ cụm từ

―Đại học Thái Bình‖ như sau:

DDaij hocj Thais Binhf

5.2. Sử dụng UniKey

Thường thì Unikey được đặt ở StartUp folder để tự thực thi, và hiển thị ở khay hệ thống (tray) với biểu tượng V nếu cho phép gõ tiếng Việt, và biểu tượng E nếu tắt chế độ gõ tiếng Việt. Nếu Unikey chưa khởi động, có thể thực thi Unikey từ shortcut trên màn hình hoặc từ file Unikey.exe. Để bật/tắt chế độ gõ tiếng Việt, chỉ cần click vào biểu tượng E hay V này.

Từ màn hình Unikey, chúng ta chọn bảng mã là Unicode, và kiểu gõ phím là VNI.

CHƯƠNG 3. MICROSOFT WORD 2010

I. Giới thiệu Microsoft word 2010

Microsoft Word 2010 là một chương trình chuyên dùng để xử lý văn trong bộ Microsoft Office 2010. Chương trình giúp soạn theo cũng như định dạng các tài liệu cho các cá nhân hay tổ chức một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể sử dụng Word để:

- Tạo các tài liệu chuyên nghiệp mà có sự kết hợp với các đối tượng đồ họa như:

hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, lưu đồ,…

- Cung cấp cho tài liệu một cách trình bày nhất quán bằng cách áp dụng các style và theme, đó là cách mà có thể kiểm soát được font chữ, kích thước, màu sắc, hiệu ứng hoặc nền của văn bản.

- Lưu trữ và tái sử dụng lại nội dung hay các định dạng của văn bản đã tạo.

- Tạo tin nhắn và email cá nhân để gửi đến nhiều người mà không phải soạn thảo nhiều lần.

- Tạo ra các thông tin cần thiết cho những tài liệu dài như: bảng nội dung (mục lục), chỉ mục, tài liệu tham khảo,…

- Bảo vệ tài liệu bằng cách kiểm soát những người có thể thay đổi hoặc thay đổi các loại khác nhau trong tài liệu..

1. Làm quen với giao diện Microsoft word 2010.

Thanh truy cập nhanh (Quick ccess Toolbar): Chứa các nút thực hiện các thao tác thông thường như: lưu một tài liệu, undo thao tác sau cùng, lặp lại thao tác sau cùng.

Hệ thống Ribbon: thay thế cho hệ thống Menu trong các phiên bản trước.

Thanh tiêu đề (Title bar): hiển thị các tiêu đề chương trình và tài liệu.

Thanh cuộn ngang/dọc (Horizontal/ Vertical scroller): cho phép bạn di chuyển tài liệu theo chiều ngang/dọc.

Thước ngang/dọc (Horizontal/ Vertical ruler): cho phép canh chỉnh kích thước của tài liệu theo chiều ngang/dọc.

Thanh trạng thái (Status bar): hiển thị thông tin tài liệu cũng như vị trí điểm chèn. Từ trái sang phải, thanh này chứa số trang mà điểm chèn xuất hiện trên đó, tổng số trang, số từ của tài liệu, nút trạng thái ghi Macro, các nút View và thanh trượt Zoom.

Chế độ hiển thị (View): cho phép xem tài liệu dưới nhiều chế độ khác nhau.

Zoom: cho phép xem tài liệu với nhiều kích thước khác nhau.

Vùng soạn thảo (Edit region): vùng để nhập văn bản. Vạch đứng thẳng nhấp nháy được gọi là điểm chèn (insert point) tượng trưng cho vị trí mà chữ sẽ xuất hiện khi nhập.

Một phần của tài liệu giáo trình tin học đại cương (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)