Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lƣợng

Một phần của tài liệu Luận án TIến sĩ Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long (Trang 47 - 51)

1.6.1. Yếu tố chủ thể quản lí

Hiệu trưởng là người có vị trí quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong nhà trường. Hiệu trưởng có đầy đủ phẩm chất, trình độ và năng lực quản lí điều hành một cách năng động, sáng tạo, hiệu quả,… sẽ lãnh đạo tốt mọi hoạt động trong nhà trường đặc biệt là hoạt động dạy học sẽ làm yếu tố “đầu tàu” kéo cả bộ máy của nhà trường đi vào quỹ đạo hoạt động dạy học nền nếp, nhịp nhàng và có hiệu quả.

Với vai trò của người thủ trưởng nhà trường, với phong cách lãnh đạo (năng động, sáng tạo, dân chủ, gần gũi, quyết đoán…) của hiệu trưởng sẽ là yếu tố ảnh hưởng và quyết định hoạt động của các chủ thể khác trong nhà trường hoạt động theo nhịp độ lãnh đạo và quản lí của thủ trưởng. Theo Đặng Quốc Bảo (2005), Đào tạo người hiệu trưởng phổ thông chu đáo hơn về nghiệp vụ quản lí và trao cho họ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội nhiều hơn. [3]

1.6.2.Yếu tố đối tượng quản lý (1)-Giáo viên

Giáo viên là người trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học và chịu trách nhiệm chất lƣợng dạy học của mình. Chính vì vậy, chất lƣợng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên có tay nghề dạy giỏi sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao chất lƣợng dạy học tiểu học. Theo Nguyễn Kim Dung (2008), Phạm Quang Huân (2008): người quản lí cần thấy rõ vấn đề chất lượng giáo viên là một trong những vấn đề cốt lõi của công tác đảm bảo chất lƣợng học tập. [30, 55, 38] Với vị trí, vai trò của giáo viên tiểu học là “thần tượng” cao đẹp trong tâm hồn học sinh, đƣợc học sinh tôn kính nhất. Chính vì vậy, hơn ai hết giáo viên sẽ có ảnh hưởng tuyệt đối và trực tiếp đến chất lƣợng học tập của học sinh.

(2)-Học sinh

Bản thân học sinh, với năng lực tự học (việc học) là có ý nghĩa quyết định trong hoạt động học tập. Song tự học – thuộc quá trình cá nhân hóa – không có nghĩa là một mình đơn thương độc mã, mà học trong sự hợp tác với bạn trong môi trường xã hội (xã hội hóa), dưới sự hướng dẫn của thầy. Năng lực tự học (nội lực) sẽ khó phát triển nếu thiếu sự hướng dẫn của thầy và sự hợp tác của các bạn (ngoại

lực). Nhưng tác động của thầy và môi trường xã hội sẽ kém hiệu lực nếu không phát huy được năng lực tự học của người học.

1.6.3.Yếu tố môi trường

1.6.3.1. Môi trường bên trong nhà trường

(1)-Sinh hoạt chuyên môn (Sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ thăm lớp, tổ chức chuyên đề). Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn (sinh hoạt tổ chuyên môn, dự giờ, tổ chức chuyên đề) của nhà trường cũng làm ảnh hưởng rất lớn (tốt hoặc không tốt) đến chất lƣợng dạy học. Vì đây là hoạt động nhằm nâng cao tay nghề cho giáo viên trong việc dạy học có chất lƣợng.

(2)-Cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất, (phòng học, phòng chức năng, thƣ viện, phòng truyền thống, nhà đa năng, sân chơi, bãi tập,…), có đƣợc trang bị đầy đủ,…để giáo viên và học sinh sử dụng, phát huy tác dụng đối với việc đổi mới PPDH và nâng cao chất lƣợng dạy học là vấn đề cần đƣợc quan tâm.

(3)-Thời gian học của học sinh: Thời gian học của học sinh tiểu học có cũng có ảnh hưởng lớn đối với chất lượng dạy học tiểu học. Đối với lớp 1 buổi/ngày bao giờ cũng thiệt thòi hơn những lớp học 2 buổi/ngày.

(4)-Sự gắn kết gia đình-nhà trường-xã hội: Đảm bảo chất lƣợng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Sự gắn kết trách nhiệm giữa nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh. Hay giữa giáo viên với cha mẹ học sinh là yếu tố rất quan trọng trong việc phối hợp giúp đỡ học sinh học tập đạt kết quả tốt. Cộng đồng nơi trường đóng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học. Bởi vì, việc kết hợp ba môi trường giáo dục giữa nhà trường-gia đình-xã hội như thế nào sẽ làm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.

1.6.3.1. Môi trường bên ngoài nhà trường

(1)-Chính trị, kinh tế-xã hội: Các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đào tạo, các Nghị định của Chính phủ, các Thông tƣ của Bộ GD-ĐT và các Chỉ thị của UBND tỉnh,…là cơ sở pháp lí thuận lợi cho việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và tác động trực tiếp điều phối mọi hoạt động giáo dục của các trường học.

(2)Luật pháp: Luật giáo dục, các quy chế chuyên môn dạy học,…Hiệu trưởng xây dựng và triển khai quy chế chuyên môn: trong dạy học, sinh hoạt

chuyên môn. Theo Nguyễn Văn Lê (1998) thì: “Một trong các quyết định quản lí quan trọng đối với nhà trường là bố trí, sắp xếp hợp lí lao động tập thể và cá nhân của các bộ phận nhằm thực hiện nhiệm vụ đã thông qua”. [63, trang 5]

(3) Chính sách: Các chính sách đối với học sinh, giáo viên tiểu học vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa của đồng bằng sông Cửu Long cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học ở những trường này.

(4) -Khoa học công nghệ - công nghệ thông tin – tin học: Vị trí nơi trường tiểu học đóng có thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT vào việc đổi mới phương pháp dạy và học, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của những trường vùng sâu, vùng xa.

(5) -Vị trí địa lí trường đóng (trung tâm): Trường tiểu học nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, thành phố, huyện, thị trấn, xã, phường sẽ có điều kiện thu hút học sinh hơn những trường nằm ở vùng nông thôn. Sự tiếp cận văn hóa, môi trường sống của đô thị cùng ảnh hưởng đến kết quả học tập so với học sinh vùng nông thôn sâu của đồng bằng sông Cửu Long.

(6) – Cộng đồng dân cư: Mật độ dân cư nơi trường tiểu học đóng cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tiểu học. Nơi dân cư thưa thới, rải rác ở cách cánh đồng, vườn cây sâu của các xã vùng sâu, vùng dân tộc của đồng bằng sông Cửu Long cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học tiểu học những trường này.

(7)-Văn hóa địa phương: Tập quán, văn hóa địa phương, nhận thức người dân nơi trường tiểu học đóng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học. Vì trường học cũng là bộ mặt văn hóa của địa phương và thể hiện một phần bản sắc văn hóa của địa phương. Môi trường văn hóa tốt sẽ làm cho chất lượng giáo dục của nhà trường được tốt theo.

Kết luận chương 1

Quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng dựa trên mô hình CIPO là quản lý chất lƣợng toàn bộ các yếu tố “đầu vào, quá trình và đầu ra” hoạt động dạy học trong bối cảnh và điều kiện của nhà trường.

Nội dung quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng mô hình CIPO của UNESCO bao gồm:

- Các yếu tố quản lí “đầu vào”: sức khỏe người học; tay nghề giáo viên;

chương trình giáo dục; nguồn lực đầu tư (cơ sở vật chất, thiết bị dạy học).

- Các yếu tố quản lí “quá trình”: hoạt động dạy hoc; quản lí dạy học; phương pháp dạy học; môi trường dạy học; hệ thống đánh giá; các thiết chế (quy định chuyên môn).

- Các yếu tố quản lí “đầu ra”: Kết quả dạy học (Chuẩn KT-KN); xét lên lớp;

công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, vào THCS.

- Các điều kiện đảm bảo dạy học và quản lí dạy học: hiệu trưởng; giáo viên;

học sinh; sinh hoạt chuyên môn và dự giờ; cơ sở vật chất; học 2 buổi/ngày; gia đình(cộng đồng)-nhà trường-xã hội.

- Bối cảnh trong quản lí dạy học bao gồm: thể chế chính trị-xã hội; hệ thống pháp luật; phát triển khoa học & công nghệ; cộng đồng dân cư; văn hóa địa phương……

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lƣợng gồm chủ thể quản lý dạy học, đối tượng quản lý dạy họcmôi trường quản lý dạy học.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận án TIến sĩ Quản lý dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)