CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC
2.3. Thực trạng quản lí dạy học tại trường tiểu học
Để đánh giá thực trạng chất lƣợng công tác quản lí dạy học tiểu học theo định hướng đảm bảo chất lượng, chúng tôi tiến hành gửi phiếu điều tra, bảng khảo sát, phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá đến cán bộ quản lí, giáo viên đối với 60 trường tiểu học trong tỉnh Vĩnh Long. Kết quả khảo sát nhƣ sau:
2.3.1. Thực trạng quản lí các yếu tố “đầu vào”
Để đánh giá thực trạng quản lí các yếu tố đầu vào cấp tiểu học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng các phiếu điều tra đối với 60 trường tiểu học của 8 đơn vị huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đối tƣợng khảo sát là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học.
Để đánh giá sự cần thiết và kết quả thực hiện của từng chỉ báo đảm bảo chất lượng các yếu tố “đầu vào”, đồng thời xem xét mức độ tương quan thuận hay nghịch của mỗi yếu tố theo sự cần thiết và kết quả thực hiện các yếu tố đó nhƣ thế nào, tác giả đã sử dụng công thức thống kê Spearman để xem xét tương quan thứ hạng của mỗi nội dung theo công thức sau:
Bảng 2.18: Thực trạng quản lí các yếu tố “đầu vào”
NỘI DUNG
Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện
Rất cần thiết
Cần thiết
Chƣa
cần thiết Trung bình
Thứ bậc
m1
Tốt T.bình Chƣa
tốt Trung bình
Thứ bậc
n1
D2(m1- n1)2
3 2 1 3 2 1
ND1 98 132 50 2,17 1 130 136 114 2,04 1 0
ND2 60 73 147 1,69 4 80 100 100 1,93 3 1
ND3 99 112 69 2,11 3 83 101 98 1,95 2 1
ND4 98 117 65 2,12 2 76 98 106 1,89 4 4
Cộng 2,02 1,95
Ghi chú: (ND1)Người học – sức khỏe và chất lượng đầu năm học;
(ND2)Người dạy – năng lực sư phạm; (ND3)Chương trình – Nội dung và sách giáo khoa; (ND4)Nguồn lực - tài chính và cơ sở vật chất, thiết bị.
Theo bảng số liệu trên, với n = 4; ∑ D2 = 6; giá trị 6 x ∑ D2 = 36;
6 ∑ D2
R = 1 – [60]
n(n2-1)
n(n2-1) = 60; thay vào công thức trên ta có R= 0,4; R>0
Vậy, theo kết quả R>0 thì tính cần thiết và kết quả thực hiện các nội dung quản lí chất lượng các yếu tố đầu vào có tương quan tỉ lệ thuận với nhau. Tức là sự nhận thức về tính cần thiết của các nội dung và kết quả thực hiện có thể cùng cao hoặc cùng thấp. Vì nếu nhƣ nhận thức tốt các yếu tố quản lí chất lƣợng đầu vào tốt thì sẽ làm tăng kết quả thực hiện chất lƣợng các yếu tố đầu vào, còn nếu nhƣ nhận thức tính cần thiết các yếu tố đầu vào thấp thì kết quả thực hiện chúng cũng thấp theo.
Tuy nhiên chỉ số R = 0,4 là rất bé, điều đó chứng tỏ rằng sự mối quan hệ giữa nhận thức về tính cần thiết và kết quả thực hiện là rất lỏng lẻo. Tức là sự nhận thức về quản lí chất lƣợng chƣa đƣợc tốt và đã dẫn đến kết kết quả thực hiện chúng cũng rất thấp. Hay việc nhận thức chỉ ảnh hưởng rất thấp đến kết quả thực hiện các nội dung quản lí chất lƣợng đầu vào và ngƣợc lại. Sự đồng thuận của họ ở mức thấp hay họ còn phân vân, nghi ngờ sự đồng thuận này chƣa chắc chắn.
Cụ thể thực trạng từng chỉ báo yếu tố “đầu vào”
(1)Thực trạng quản lí chất lượng “người học”
- Quản lí chất lượng học sinh khi bước vào năm học mới
Bảng 2.19. Quản lí chất lượng học sinh khi bước vào năm học mới
T TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá
Trung bình
Thứ Tốt T.bình Chƣa bậc
tốt
3 2 1
1 Công tác chuẩn bị kiểm tra chất lƣợng đầu
năm 86 98 96 1,96 1
2 Tổ chức kiểm tra đánh giá đầu năm 67 99 114 1,83 2
3 Sử dụng kết quả kiểm tra đầu năm 60 87 113 1,80 3
TB cộng 1,86
Việc quản lí chất lượng học sinh khi bước vào năm học mới được các phiếu khảo sát đánh giá mức độ thực hiện dưới trung bình ở các chỉ báo. Các trường đã quan tâm đến việc chuẩn bị kiểm tra chất lượng đầu năm học của học sinh bao gồm: soạn đề, in ấn đề, lên kế hoạch kiểm tra,…; đến việc tổ chức kiểm tra chất lƣợng theo kế hoạch nhƣ: phân công coi kiểm tra, chấm bài và thống kê điểm đánh giá, báo cáo kết quả kiểm tra là thực hiện khá tốt. Việc sử dụng kết quả kiểm tra để phục vụ công tác quản lí chất lƣợng dạy học, công tác đảm bảo chất lƣợng dạy học
của hiệu trưởng và việc xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với năng lực học tập đối với từng học sinh của giáo viên, điều này chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Chất lượng đầu năm của học sinh khi bước vào năm học mới mà không nắm đƣợc sẽ rất khó xây dựng kế hoạch phát triển chuyên môn, kế hoạch quản lí chất lƣợng dạy học một cách có hiệu quả. Chất lƣợng học lực đầu năm của học sinh giúp giáo viên định hướng kế hoạch, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng học sinh, từng nhóm học sinh và đối với lớp mình phụ trách là yêu cầu thật sự có tính thực tiễn.
Để quản lí việc này, thì hiệu trưởng cần thiết nên tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm học (thông thường sau 2 tuần thực học sẽ ổn định). Việc này có thể giao cho tổ chuyên môn hoặc giáo viên tự tổ chức khảo sát. Riêng học sinh lớp 1 thì không cần khảo sát, mà giáo viên xác định quá trình học trên lớp ở mỗi tiết học và kiểm tra sức khỏe học sinh là đủ.
Kết quả khảo sát nội dung này nhƣ bảng trên, chứng tỏ rằng họ nhận thức rất cao về chất lƣợng đầu vào nhƣng quá trình quản lí họ chỉ thực hiện đạt yêu cầu ở mức trung bình. Có thể nói họ chƣa quan tâm thực hiện tiêu chí này hay họ thực hiện không thường xuyên lắm việc quản lí yếu tố chất lượng đầu vào.
- Thực trạng quản lí chất lượng sức khỏe “người học”
Bảng 2.20: Quản lí chất lượng sức khỏe “người học”
T TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá
Trung bình
Thứ Tốt T.bình Chƣa bậc
tốt
3 2 1
1 Phối hợp với y tế kiểm tra sức khỏe HS 68 84 128 1,79 2 2 Hoạt động phòng ngừa bệnh học đường 94 86 100 1,98 1
TB cộng 1,88
Kết quả khảo sát thực trạng quản lí sức khỏe người học cho thấy việc tổ chức các hoạt động phòng ngừa bệnh học được tại trường học được các trường quan tâm hơn là việc phối hợp với cơ quan y tế địa phương kiểm tra sức khỏe định kỳ học sinh của mình. Tuy nhiên cả hai chỉ số đều được người khảo sát đánh giá ở mức dưới trung bình của chất lượng này. Đây là vấn đề mà các trường cần phải quan tâm hơn trong thời gian tới để bảo đảm chất lượng đầu vào, sức khỏe người học.
Vào đầu năm học, hiệu trưởng cần liên hệ với cơ quan y tế địa phương tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe của học sinh (răng miệng, thị lực, thính lực, vận động khác,…) để đảm bảo học sinh có đủ sức khỏe để học tập có chất lƣợng.
(2)Thực trạng quản lí chất lượng người dạy (giáo viên)
Kết quả khảo sát thực trạng chất lƣợng giáo viên cho thấy trình độ đào tạo của giáo viên đạt chuẩn đƣợc đánh giá là khá tốt, đứng vị trí cao nhất. Về năng lực sƣ phạm hay tay nghề dạy học của giáo viên đƣợc đánh giá là trung bình, chƣa tương xứng với trình độ đào tạo, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế dạy học. Đồng thời đánh giá tay nghề giáo viên dạy giỏi chỉ ở mức dưới trung bình, vậy tỉ lệ này cũng rất thấp, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học tiểu học.
Bảng 2.21: Thực trạng đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên
T TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá
Trung bình
Thứ Tốt T.bình Chƣa bậc
tốt
3 2 1
1 Trình độ đạt chuẩn của giáo viên 506 97 77 2,63 1
2 Năng lực sƣ phạm giáo viên 98 92 90 2,03 2
3 Giáo viên dạy giỏi các cấp 86 61 133 1,83 3
TB cộng 2,16
Về chất lƣợng đội ngũ giáo viên năm học mới, sau khi rà soát với biên chế lớp học được duyệt của phòng GD-ĐT. Hiệu trưởng tiến hành thống kê lại đội ngũ sau khi chuyển đi, chuyển đến và GV phân bổ mới…về trường. Hiệu trưởng thống kê kết quả đánh giá năng lực giáo viên qua hồ sơ các kết quả đánh giá viên chức, đánh giá chuẩn nghề nghiệp, hồ sơ thi đua ở cuối năm học trước. Từ đó, có cơ sở cho việc dự kiến phân công giáo viên dạy học các lớp trong nhà trường phù hợp với năng lực chuyên môn và sở trường công tác dạy học.
Hiệu trưởng tiến hành rà soát, phân tích, tổng hợp, đánh giá đầy đủ các yếu tố về chất lƣợng đội ngũ của từng giáo viên (phẩm chất đạo đức, trình độ đào tạo và năng lực sư phạm), đặc biệt là năng lực dạy học thực tế qua dự giờ, thăm lớp;
chất lượng công tác “bồi giỏi, nâng kém” của giáo viên đó; tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học của lớp mà giáo viên đó phụ trách,…ngay từ cuối năm học, để làm căn cứ cho việc phân công công tác cho giáo viên ở năm học tiếp theo. Hiệu trưởng tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn Hè cho GV trước khi vào năm học mới.
Nhằm giúp cho giáo viên nắm vững nội dung, chương trình, sách giáo khoa, thời
khóa biểu lớp mình đang dạy sẽ làm tiền đề cho việc chuẩn bị bài dạy và tổ chức dạy học có chất lƣợng tốt.
(3) Thực trạng quản lí chương trình (sách giáo khoa)
Thực trạng chương trình dạy học được đánh giá qua các chỉ báo đều dưới mức trung bình. Tuy nhiên, chỉ số chương trình đáp ứng với đổi mới PPDH là cao nhất, tiếp đến là các chỉ số phù hợp với học sinh, phù hợp với giáo viên và việc thực hiện dạy học đúng yêu cầu chương trình, dạy học đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng đƣợc đánh giá thấp nhất.
Bảng 2.22: Thực trạng quản lí chương trình (sách giáo khoa)
T TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá
Trung bình
Thứ Tốt T.bình Chƣa bậc
tốt
3 2 1
1 Chương trình phù hợp với giáo viên 68 112 100 1,89 3
2 Chương trình phù hợp với học sinh 78 102 100 1,92 2
3 Chương trình đáp ứng đổi mới PPDH 78 109 93 1,95 1
4 Dạy học đúng chương trình 67 112 101 1,88 4
TB cộng 1,91
Hiệu trưởng quản lí việc thực hiện nội dung, chương trình, sách giáo khoa, thời khóa biểu năm học mới dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, và các cấp quản lí giáo dục địa phương (trực tiếp là Phòng GD-ĐT) về nội dung, chương trình, thời khóa biểu hiện hành. Đảm bảo sự thống nhất, thông suốt trong toàn bộ đội ngũ giáo viên nhà trường, không gây thắc mắc về nội dung này.
Theo Nguyễn Kế Hào (2011), việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa gặp khó khăn, vừa triển khai, vừa giảm tải và điều chỉnh nên giáo viên còn phân vân, nghi ngờ việc nắm vững nội dung, chương trình, sách giáo khoa, thời khóa biểu sẽ giúp cho việc soạn bài có chất lƣợng và tổ chức dạy học có chất lƣợng.[44]
(4)Thực trạng đảm bảo nguồn lực (tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị)
Kết quả khảo sát, cho thấy rằng chất lƣợng nguồn lực (tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học) chƣa đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lƣợng dạy học tiểu học hiện nay. Tất cả các tiêu chí được khảo sát đánh giá là dưới mức trung bình.
Cụ thể nguồn kinh phí hỗ trợ mua sắm thiết bị phục vụ đổi mới PPDH là cần thiết nhất và đạt yêu cầu cao vì do cấp trên cung cấp theo bộ thiết bị tối thiểu cho
từng lớp học gắn với chương trình thay sách giáo khoa. Kinh phí mua tài liệu chuyên môn cho giáo viên nghiên cứu dạy học cũng đƣợc đánh giá đứng thứ hạng nhì, kế đến là kinh phí hỗ trợ giáo viên soạn bài và chuẩn bị đồ dùng dạy học chƣa đáp ứng yêu cầu đứng thứ ba. Đồng thời, tỉ lệ số phiếu cho rằng chất lƣợng cơ sở vật chất chƣa đảm bảo yêu cầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là những vấn đề về cơ sở vật chất cần phải quan tâm hơn trong thời gian tới.
Bảng 2.23: Thực trạng quản lí nguồn lực (tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị)
T TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá
Trung bình
Thứ Tốt T.bình Chƣa bậc
tốt
3 2 1
1 Kinh phí chuẩn bị bài soạn của giáo viên 56 121 103 1,83 3 2 Thiết bị dạy học phục vụ đổi mới PPDH 69 110 101 1,89 1 3 Tài liệu chuyên môn phục vụ dạy học 60 119 101 1,85 2 4 Phòng học đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày 60 106 114 1,81 4 5 Bàn ghế đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày 56 110 114 1,79 5
TB cộng 1,83
Hàng năm vào đầu năm học, Hiệu trưởng tiến hành kiểm kê, rà soát cơ sở vật chất phòng học, phòng chức năng và đánh giá mức độ còn sử dụng đƣợc để lên kế hoạch tu bổ, sửa chữa hay thay thế bổ sung cho kịp thời phục vụ nhiệm vụ năm học mới. Riêng về thiết bị, phương tiện dạy học thì Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận thiết bị-thƣ viện và văn phòng cùng kiểm kê đánh giá, phân loại chất lƣợng thiết bị, tài liệu dạy học theo từng khối, lớp. Sau đó báo cáo tham mưu cho hiệu trưởng lên kế hoạch mua sắm trước khi bước vào năm học mới kịp thời phụ vụ hoạt động dạy học có chất lượng. Hiệu trưởng tổ chức việc kiểm kê, phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng cơ sở vật chất (phòng kiên cố, bàn ghế 1-2 chỗ ngồi, ánh sáng, quạt;
việc đảm bảo mỗi lớp học có 1 phòng học kiên cố - học 2 buổi/ngày…), thiết bị - phương tiện dạy học hiện đại, …Từ đó có kế hoạch bổ sung CSVC hoặc đề nghị Phòng GD-ĐT cấp bổ sung CSVC đáp ứng nhu cầu và kịp thời phục vụ năm học mới đi vào hoạt động có chất lƣợng.
Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất (phòng học,…) để có kế hoạch tuyển sinh lớp 1 hàng năm đủ chỉ tiêu (số lớp phù hợp số phòng học; sắp xếp sĩ số học sinh đảm bảo theo quy định của Bộ GD-ĐT - từ 30-35 HS/lớp; nhƣng tối đa không quá 40HS/lớp).
Vấn đề này cũng ảnh hưởng yếu tố đầu vào là lớp học 2 buổi/ngày ở tiểu học. Lớp học 2 buổi/ngày ở tiểu học là một trong những điều kiện rất quan trọng để nâng cao chất lƣợng dạy học. Tuy nhiên, để mỗi lớp có đƣợc 1 phòng học là điều không phải dễ.
Chất lƣợng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện tại nói chung là đã có nhiều tiến bộ nhƣng vẫn chƣa đảm bảo theo yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểu của Bộ GD-ĐT quy định. Phòng học chƣa đủ diện tích cho mỗi học sinh, chƣa đạt tiêu chuẩn kiên cố, chƣa đủ cho mỗi lớp 1 phòng; bàn ghế chƣa đủ, đúng quy cách theo tiêu chuẩn y tế để bảo đảm sức khỏe học đường; thiết bị chưa đầy đủ, chưa hiện đại, chưa phù hợp năng lực sử dụng thiết bị của giáo viên,...đó là thực trạng mà họ đánh giá thấp chất lƣợng cơ sở vật chất thiết bị dạy học tiểu học.
2.3.2. Thực trạng quản lí các yếu tố “quá trình”
Quản lí các yếu tố “quá trình” dạy học tiểu học bao gồm: (ND1)Quản lý việc thực hiện chương trình; (ND2)Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của GV; (ND3)Quản lý tổ chức dạy học trên lớp theo chuẩn đánh giá giờ dạy;
(ND4)Quản lý môi trường dạy-học; (ND5)Quản lý thời gian học tập của học sinh;
(ND6)Quản lí hoạt động dự giờ; (ND7)Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn;
(ND8)Quản lí đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; (ND9)Quản lý các thiết chế, quy định về chuyên môn dạy học.
Bảng 2.24: Thực trạng quản lí các yếu tố “quá trình”
NỘI DUNG
Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện
Rất cần thiết
Cần thiết
Chƣa cần thiết
Tr.bình
Thứ
bậc Tốt TB Chƣa
tốt Tr.bình Thứ
bậc D2
3 2 1 m1 3 2 1 n1 (m1-
n1)2
ND1 123 89 68 2,20 8 56 124 100 1,84 4 16
ND2 132 78 70 2,22 6 132 41 107 2,09 1 25
ND3 153 67 60 2,33 2 93 84 103 1,96 2 0
ND4 140 68 72 2,24 5 52 124 104 1,81 6 1
ND5 126 89 65 2,22 6 94 66 120 1,91 4 4
ND6 117 87 76 2,15 9 47 121 112 1,77 8 1
ND7 139 79 62 2,28 4 32 133 115 1,70 9 25
ND8 143 83 54 2,32 3 58 112 110 1,81 6 9
ND9 178 47 55 2,44 1 80 90 110 1,89 3 4
Cộng 2,26 1,86
Để đánh giá sự cần thiết và kết quả thực hiện của nội dung từng yếu tố quản lý “quá trình” dạy học, đồng thời xem xét mức độ tương quan thuận hay nghịch của mỗi yếu tố theo sự cần thiết và kết quả thực hiện các yếu tố đó nhƣ thế nào, tác giả đã sử dụng công thức thống kê Spearman để xem xét tương quan thứ hạng của mỗi nội dung theo công thức sau:
Theo bảng số liệu trên, với n = 9; ∑ D2 = 85; giá trị 6 x ∑ D2 = 510;
n(n2-1) = 720; thay vào công thức trên ta có R= 0,29; R>0
Vậy theo kết quả R>0 thì tính cần thiết và kết quả thực hiện các nội dung quản lí chất lượng các yếu tố “quá trình” có tương quan tỉ lệ thuận với nhau. Tức là sự nhận thức về tính cần thiết của các nội dung và kết quả thực hiện có thể cùng cao hoặc cùng thấp. Vì nếu nhƣ nhận thức tốt các yếu tố quản lí chất lƣợng “quá trình” tốt thì sẽ làm tăng kết quả thực hiện chất lƣợng các yếu tố này, còn nếu nhƣ nhận thức tính cần thiết các yếu “quá trình” thấp thì kết quả thực hiện chúng cũng thấp theo.
Tuy nhiên chỉ số R = 0,29 là rất bé, điều đó chứng tỏ rằng sự mối quan hệ giữa nhận thức về tính cần thiết và kết quả thực hiện là rất lỏng lẻo. Tức là sự nhận thức về quản lí chất lƣợng chƣa đƣợc tốt và đã dẫn đến kết quả thực hiện chúng cũng rất thấp. Hay việc nhận thức chỉ ảnh hưởng rất thấp đến kết quả thực hiện các nội dung quản lí chất lƣợng “quá trình” và ngƣợc lại. Sự đồng thuận của họ ở mức thấp hay họ còn phân vân, nghi ngờ sự đồng thuận này cũng chƣa chắc chắn.
Cụ thể, thực trạng các yếu tố quản lí “quá trình” nhƣ sau:
(1)Quản lý việc thực hiện chương trình
Kết quả khảo sát cho thấy rằng chỉ có chỉ báo “Việc phổ biến chương trình dạy học đảm bảo đến tận tay giáo viên” là đạt trung bình là 2 điểm, còn lại các chỉ số khác thì đều dưới mức 2 điểm trung bình. Điều đó, chứng tỏ rằng số phiếu được khảo sát đánh giá việc quản lý chương trình dạy học là thấp, chỉ ở mức dưới trung bình của đánh giá.
6 ∑ D2
R = 1 – [60]
n(n2-1)