CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC
2.2. Thực trạng dạy học và chất lƣợng dạy học tiểu học tỉnh Vĩnh Long
(1)- Thực trạng tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
Để đánh giá thực trạng dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cấp tiểu học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng các phiếu điều tra nhận xét, đánh giá
thực trạng mức độ dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của từng môn học, đối với 60 trường tiểu học của 8 đơn vị huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Đối tượng khảo sát là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học. Kết quả khảo sát đƣợc ghi nhận nhƣ sau:
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học
TT Nội dung khảo sát (các môn học)
Mức độ đánh giá Điểm trung bình
Thứ bậc Tốt(3đ) TB(2đ) Chƣa tốt
(1đ)
1 Môn Tiếng Việt 268 154 26 2,54 2
2 Môn Toán 276 158 14 2,58 1
3 Môn đạo đức 128 219 101 2,06 6
4 Môn Tự nhiên và xã hội
(khoa, sử, địa) 148 236 64 2,188 5
5 Môn nghệ thuật (kỹ thuật,
Mthuật,âm nhạc) 214 227 7 2,462 3
6 Môn Thể dục 212 196 40 2,384 4
7 Môn Tự chọn (Tiếng Anh
và Tin học) 121 201 126 1,989 7
TB cộng 2,31
Đối với 2 môn cơ bản trọng tâm của tiểu học là Tiếng Việt và Toán đƣợc nhiều người đánh giá cho rằng việc đảm bảo dạy đủ, đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản đạt điểm trung bình cao nhất (thứ nhất và nhì). Lần lƣợt kế tiếp là các môn Nghệ thuật, thể dục và tự nhiên - xã hội. Tỉ lệ đánh giá mức tốt thấp nhất là môn đạo đức và các môn tự chọn.
Chất lƣợng chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt và Toán đƣợc nhiều người quan tâm thực hiện tốt vì đây là 2 môn trọng yếu quyết định chất lượng dạy học tiểu học bằng điểm số với thời lƣợng số tiết mỗi môn hàng tuần cao nhất trong chương trình dạy học tiểu học.
Đáng quan tâm nhất hiện nay là chất lƣợng dạy học môn đạo đức và các môn tự chọn cấp tiểu học. Vì kỹ năng hình thành hành vi, thói quen đạo đức từ cấp tiểu học đƣợc hình thành qua nội dung bài học đạo đức của học sinh chƣa đƣợc học sinh quan tâm và có chiều hướng chưa phù hợp với thực tế đời sống hàng ngày của các em. Dẫn đến học sinh chƣa yêu thích môn học này, và học đối phó, chƣa áp dụng
vào thực tế làm cho chất lƣợng dạy học môn này chƣa đạt yêu cầu cao nhƣng trên sổ sách đánh giá thì vẫn đạt yêu cầu.
Riêng các môn tự chọn cấp tiểu học được quan tâm giảng dạy tại các trường có tổ chức học 2 buổi/ngày. Nhƣng đây là các môn khuyến khích do học sinh đăng kí học, không tham gia vào đánh giá thành tích học tập chung nên cả giáo viên và học sinh cũng chƣa quan tâm lắm.
(2)- Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học
Bằng phương pháp “nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục” về kết quả đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên tại các trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long. Chúng tôi đã thu thập, tập hợp, thống kê kết quả đánh giá của 6.268 phiếu dự giờ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn thuộc 60/242 trường tiểu học của tỉnh Vĩnh Long. Căn cứ vào kết quả nhận xét, phân tích, đánh giá, xếp loại tiết dạy trên các phiếu thu được của người dự giờ (hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn) đối với người được dự giờ (giáo viên), chúng tôi ghi nhận số liệu đánh giá chất lƣợng tiết dạy đƣợc xếp loại nhƣ sau:
Bảng 2.3. Kết quả thống kê thực trạng kết quả đổi mới PPDH (phiếu đánh giá, xếp loại tiết dạy của giáo viên)
TT Nội dung khảo sát
(thống kê phiếu dự giờ của tiết dạy)
Số lƣợng
(6.268 phiếu) Tỉ lệ
1 Tiết dạy xếp loại Tốt 4237 67,6%
2 Tiết dạy xếp loại Khá 1632 26%
3 Tiết dạy xếp loại Trung bình 395 6,3%
4 Tiết dạy xếp loại Kém 4 0,1%
Kết quả của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện qua chất lƣợng đánh giá xếp loại tiết dạy của giáo viên và học sinh trên lớp. Tỉ lệ tiết dạy xếp loại Tốt đạt khá cao 67,6%. Tuy nhiên, tỉ lệ tiết dạy trung bình còn ở mức 6,3% và tiết dạy kém chiếm 0,1%.
Thực trạng về cách ghi nhận xét trên sản phẩm các phiếu dự giờ chúng tôi đã nghiên cứu thấy rằng bên cạnh các phiếu dự giờ đƣợc ghi chép cẩn thận, chu đáo diễn biến hoạt động của tiết dạy, có nhận xét đánh giá ƣu điểm, hạn chế của từng
hoạt động dạy học và đánh giá đúng với nhận xét. Tuy nhiên cũng còn khá nhiều phiếu dự giờ còn ghi chép chiếu lệ, đánh giá mâu thuẫn với xếp loại, ghi ƣu điểm và hạn chế chưa cụ thể, rõ ràng đúng tinh thần đánh giá tiết dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học nên việc góp ý xây dựng tiết dạy sau dự giờ chưa mang tính thuyết phục cao đối với người được dự giờ.
(3)- Thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Để đánh giá thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cấp tiểu học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng các phiếu điều tra nhận xét, đánh giá thực trạng mức độ dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng của từng môn học, đối với 60 trường tiểu học của 8 đơn vị huyện thị, thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đối tượng khảo sát là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn tiểu học. Kết quả khảo sát được ghi nhận như sau:
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá Điểm trung bình
Thứ Tốt TB Chƣa tốt bậc
3 2 1
1 Giáo viên đánh giá bằng nhận xét 125 225 98 2,06 8 2 Giáo viên đánh giá bằng điểm số 186 186 76 2,25 3 3 Giáo viên đánh giá thường xuyên 204 195 49 2,35 1
4 Giáo viên đánh giá định kỳ 208 189 51 2,35 1
5 Học sinh tự đánh giá 124 246 78 2,10 5
6 Học sinh đánh giá bạn trong lớp 115 238 95 2,04 8 7 Tổ chuyên môn đánh giá chất lƣợng DH 122 242 84 2,08 6 8 Hiệu trưởng đánh giá chất lƣợng dạy học 168 197 83 2,19 4
TB cộng 2,17
Kết quả khảo sát các chỉ báo thực trạng về đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đƣợc ghi nhƣ nhận nhƣ trên. Chúng ta thấy rằng, thực hiện đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ được giáo viên quan tâm và thực hiện đạt trung bình, thứ bậc cao nhất.
Giáo viên có nhiều kỹ năng đánh giá bằng điểm số hơn đánh giá bằng nhận xét. Hiệu trưởng thực hiện đánh giá định kì (giữa kì, cuối kì) và đánh giá chất lượng qua khảo sát theo mục đích công việc cũng được hiệu trưởng quan tâm được
các phiếu khảo sát nhận xét đánh giá kết quả mức khá cao, kế đến chỉ báo về tổ chuyên môn quan tâm đánh giá chất lƣợng dạy học của tổ.
Học sinh chưa được quan tâm nề nếp tự đánh giá theo hướng đổi mới hiện nay trong học tập và việc đánh giá bằng nhận xét chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn ở cấp tiểu học
(4)Thực trạng tổ chức dạy học 1 buổi/ngày
Để đánh giá thực trạng tổ chức dạy học 1 buổi/ngày cấp tiểu học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng các phiếu điều tra tại 60 trường tiểu học của 8 đơn vị huyện thị, thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đối tƣợng khảo sát là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học. Kết quả khảo sát đƣợc ghi nhận nhƣ sau:
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức dạy học 1 buổi/ngày
TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá
Điểm trung bình
Thứ Tốt TB Chƣa bậc
tốt
3 2 1
1 Thực hiện thời khóa biểu đủ tối đa 5 tiết/buổi 189 243 16 2,39 2 2 Thực hiện dạy học đủ tối thiểu 5 buổi/tuần 196 238 14 2,41 1 3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 178 158 112 2,15 3
TB cộng 2,3
Kết quả khảo sát việc tổ chức dạy học 1 buổi/ngày cho thấy rằng các trường rất quan tâm thực hiện đúng quy định việc tổ chức thực hiện thời khóa biểu tối đa 5 tiết/buổi và tối thiểu 5 buổi/tuần theo đúng quy định của Bộ GD- ĐT. Tuy nhiên thực hiện nội dung “hoạt động ngoài giờ lên lớp - 4 tiết/tháng”
đƣợc xếp thứ ba, tức là nội dung này còn bị lạm dụng để tổ chức dạy học hay làm họat động khác, chƣa theo quy định.
(5)- Thực trạng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
Để đánh giá thực trạng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cấp tiểu học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát bằng các phiếu điều tra đối với 60 trường tiểu học của 8 đơn vị huyện thị, thành phố trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Đối tƣợng
khảo sát là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học.
Kết quả khảo sát đƣợc ghi nhận nhƣ sau:
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
TT Nội dung khảo sát
Mức độ đánh giá
Điểm trung bình
Thứ Tốt TB Chƣa bậc
tốt
3 2 1
1 Thực hiện thời khóa biểu đủ tối đa 7 tiết/ngày 168 236 44 2,28 1 2 Học sinh được tự học có hướng của giáo viên 149 163 136 2,03 2 3 Bồi dƣỡng học sinh năng khiếu 89 164 195 1,76 4 4 Dạy học các môn học tự chọn 128 165 155 1,94 3 5 Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 69 166 213 1,68 5
TB cộng 1,93
Kết quả khảo sát thực hiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, về thực hiện thời khóa biểu tối đa 7 tiết/ngày được hầu hết các trường thực hiện đúng quy định, đạt thứ bậc cao nhất. Về việc tổ chức cho học sinh tự học có giáo viên hướng dẫn được đánh giá hiệu quả tốt, xếp thứ hai.
Các chỉ báo về việc tổ chức bồi dƣỡng học sinh năng khiếu, tổ chức dạy học tự chọn, tổ chức hoạt động ngoài giờ ở buổi thứ hai trong ngày đƣợc đánh giá là chƣa tốt với điểm trung bình rất thấp, thứ bậc thấp.
2.2.2. Thực trạng chất lượng dạy học tiểu học
(1)- Tổ chức đánh kiểm tra giá thực tế chất lượng dạy học tiểu học Để đánh giá thực trạng chất lƣợng dạy học tiểu học tại tỉnh Vĩnh Long, chúng tôi tiến hành tổ chức đánh giá nghiên cứu thực tế nhƣ sau:
Chọn 18 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, năm học 2011- 2012. Mỗi trường chọn ngẫu nhiên 10 học sinh kiểm tra chất lượng cho mỗi môn (Tiếng Việt và Toán) cho mỗi khối (lớp 1, 2, 3, 4, 5). Vậy tổng số học sinh dự kiến khảo sát tại mỗi trường là 100 học sinh cho 5 khối lớp.
Chúng tôi lựa chọn 10 cán bộ quản lí giỏi tại các trường tiểu học, có năng lực chuyên môn tốt để sọan đề và đáp án cho môn Tiếng Việt và môn Toán. Mỗi khối 2 người phụ trách, mỗi người phụ trách 1 môn kiểm tra. Soạn đề và biểu điểm chấm từng môn gửi về tổ chuyên môn tiểu học của Phòng GD-ĐT thành phố Vĩnh Long để phản biện, duyệt và in ấn đề thống nhất, bảo mật trước khi khảo sát.
Tổ chức khảo sát cùng ngày, cùng giờ, cùng môn tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. Phòng GD-ĐT phân công coi kiểm tra và chấm bài, thống kê điểm. Thời gian làm bài khảo sát là 35 phút/môn. Mỗi môn có 10 học sinh/khối/trường tham gia. Kết quả tổng số trường là 18/18 trường tiểu học, có 1787/1800 học sinh đƣợc kiểm tra.
Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra thực tế chất lượng dạy học
TT Trường Tiểu học TSố Điểm 9-10
(Giỏi)
Điểm 7-8 (Khá)
Điểm 5-6 (T.bình)
Điểm < 5 (Yếu)
1 PHẠM HÙNG 100 38 35 20 7
2 NGUYỄN HUỆ 100 50 29 19 2
3 NGUYỄN HỮU HUÂN 100 38 43 17 2
4 NGUYỄN TRUNG TRỰC 100 37 42 12 9
5 LÊ HỒNG PHONG 100 25 41 26 8
6 LÝ THƯỜNG KIỆT 99 19 39 23 18
7 LÊ LỢI 100 35 34 25 6
8 CHU VĂN AN 100 50 27 21 2
9 SƢ PHẠM THỰC HÀNH 100 50 36 7 7
10 TRẦN QUỐC TOẢN 99 22 38 28 11
11 TRẦN QUỐC TUẤN 97 33 41 18 5
12 TRẦN ĐẠI NGHĨA 99 47 35 15 2
13 NGUYỄN DU 98 54 32 10 2
14 HÙNG VƯƠNG 99 45 35 17 2
15 NGÔ QUYỀN 99 19 35 32 13
16 THIỀNG ĐỨC 100 38 39 18 5
17 TRƯƠNG ĐỊNH 99 31 42 19 7
18 NGUYỄN CHÍ THANH 98 23 41 23 11
Tổng cộng 1787 654 664 350 119
Tỉ lệ 99,3% 36,6% 37,2% 19,6% 6,7%
36,6 37,2
19,6
6,7 0
10 20 30 40
Giỏi Khá TB Yếu
Tỉ lệ chất lượng khảo sát
Giỏi Khá TB Yếu
Biểu đồ 2.1: Chất lượng dạy học tiểu học
Tổng số học sinh đƣợc luận án kiểm tra so với kế hoạch đạt 99,3%. Tổng số học sinh giỏi đạt tỉ lệ 36,6% là con số rất lý tưởng, tỉ lệ học sinh yếu là 6,7% là số
liệu cần quan tâm. Tóm lại, kết quả khảo sát cho ta thấy rằng đề khảo sát đã phân loại khá rõ ràng chất lƣợng học tập của học sinh có đủ các đối tƣợng Giỏi, Khá, Trung bình và Yếu.
(1)- Chất lượng kiểm tra đối với môn Tiếng Việt Bảng 2.8: Kết quả kiểm tra chất lượng môn Tiếng Việt
Lớp
Môn Tiếng Việt
TS Điểm 9-10 (Giỏi) Điểm7-8 (Khá) Điểm 5-6 (Tr bình) Điểm dưới 5 (Yếu) S.lƣợng tỉ lệ S.lƣợng tỉ lệ S.lƣợng tỉ lệ S.lƣợng tỉ lệ
1 178 81 45,5% 72 40,4% 19 10,7% 6 3,4%
2 178 68 38,2% 74 41,6% 24 13,5% 12 6,7%
3 179 80 44,7% 82 45,8% 15 8,4% 2 1,1%
4 179 61 34,1% 79 44,1% 34 19,0% 5 2,8%
5 180 59 32,8% 84 46,7% 32 17,8% 5 2,8%
T. cộng 894 349 39,0% 391 43,7% 124 13,9% 30 3,4%
39 43,7
13,9
3,4 0
10 20 30 40 50
Giỏi Khá T.Bình Yếu
Tỉ lệ môn Tiếng Việt
Giỏi Khá T.Bình Yếu
Biểu đồ 2.2: Chất lượng dạy học môn Tiếng Việt
Tỉ lệ học sinh giỏi môn Tiếng Việt đạt 39% là một kết quả khá lý tưởng.
Trong đó học sinh giỏi môn Tiếng Việt khối lớp 1 (45,5%) và khối lớp 4 344,7%) là cao nhất, khối lớp 5 là thấp nhất 32,8%.
Tỉ lệ học sinh Yếu môn Tiếng Việt là 3,4% là tương đối cao. Tất cả 5 khối lớp đều có học sinh yếu. Trong đó tỉ lệ học sinh Yếu môn Tiếng Việt ở khối 2 là cao nhất (6,7%) trong 5 khối, rất đáng đƣợc quan tâm.
(2)- Chất lượng kiểm tra đánh giá thực tế chất lượng môn Toán Bảng 2.9: Kết quả kiểm tra thực tế chất lượng môn Toán
Lớp
Môn Toán
TS
Điểm 9-10 (Giỏi)
Điểm 7-8 (Khá)
Điểm 5-6 (Trung bình)
Điểm dưới 5 (Yếu) S.lƣợng tỉ lệ S.lƣợng tỉ lệ S.lƣợng tỉ lệ S.lƣợng tỉ lệ
1 178 111 62,4% 40 22,5% 17 9,6% 10 5,6%
2 180 45 25,0% 71 39,4% 48 26,7% 16 8,9%
3 178 26 14,6% 61 34,3% 70 39,3% 21 11,8%
4 178 70 39,3% 52 29,2% 44 24,7% 12 6,7%
5 179 53 29,6% 49 27,4% 47 26,3% 30 16,8%
Tổng
cộng 893 305 34,2% 273 30,6% 226 25,3% 89 10,0%
34,2
30,6
25,3
10
0 5 10 15 20 25 30 35
Giỏi Khá T.Bình Yếu
Tỉ lệ môn Toán
Giỏi Khá T.Bình Yếu
Biểu đồ 2.3: Chất lượng dạy học môn Toán
Tỉ lệ học sinh Giỏi môn Toán chiếm 34,2% là một chất lượng rất lý tưởng.
Trong đó học sinh khối 1 (62,4%) và khối 4 (39,3%) chiếm tỉ lệ cao nhất trong bảng thống kê.
Tỉ lệ học sinh Yếu môn Toán rất lớn (10%), yếu nhiều hơn môn Tiếng Việt đến 6,6% là một cách biệt quá cao. Chất lƣợng dạy học 2 môn chƣa đều nhau về học sinh Yếu. Chất lƣợng học sinh Yếu nhiều nhất là khối 5 (16,8%), khối 3 (11,8%). Các khối còn lại cũng có tỉ lệ học sinh yếu trên 5% là điều rất cần đƣợc quan tâm trong thời gian tới đối với môn Toán.
(3)- Thực trạng chất lượng giáo dục tiểu học tỉnh Vĩnh Long
Bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bảng thống kê số liệu chất lƣợng dạy học tiểu học của tỉnh Vĩnh Long qua các năm nhƣ sau:
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng tỉ lệ học sinh đƣợc xếp loại hạnh kiểm “Đầy đủ” đạt hàng năm rất cao và ổn định ở mức 99,9%. Chứng tỏ rằng học sinh đang có nhiều cố gắng phấn đấu rèn luyện đạo đức, tác phong, hình thành nhân cách mẫu người công dân mới đáp ứng theo các tiêu chí xã hội yêu cầu.
Bảng 2.10: Tỉ lệ chất lượng giáo dục tiểu học
Tỉnh Học lực (2012-2013) Hạnh kiểm
Giỏi Khá Trung bình Yếu Đạt Chƣa đạt
Cả nước 42,4% 32,2% 23,8% 1,6% 99,9% 0,1%
ĐBSCL 43,0% 32,2% 23,1% 1,7% 99,9% 0,1%
Vĩnh Long 59,6% 27,5% 12,4% 0,5% 99,9% 0,1%
Nguồn: Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Vĩnh Long
Kết quả chất lƣợng giáo dục tiểu học năm học 2012-2013 của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tương đương với chất lượng giáo dục tiểu học của cả nước về học lực cũng như hạnh kiểm. Trong khi đó chất lượng giáo dục tiểu học
của tỉnh Vĩnh Long lại cao hơn chất lượng giáo dục tiểu học của cả nước cũng như của ĐBSCL (học lực loại Giỏi cao hơn 17,2%; loại Khá và Giỏi cao hơn 11,4%).
Và đặc biệt, tỉ lệ học sinh xếp loại yếu của tỉnh Vĩnh Long chỉ bằng 30% loại yếu của vùng ĐBSCL và cả nước. Về hạnh kiểm thì cả 3 đơn vị so sánh tương tương nhau về tỉ lệ chất lƣợng hạnh kiểm đạt rất cao 99,9%.
(4)- Thực trạng chất lượng Tiếng Việt qua kiểm tra thực tế với thống kê Bảng 2.11. Chất lượng dạy học môn Tiếng Việt
Tỉnh Tổng số
Chất lƣợng môn Tiếng Việt (2012-2013)
Giỏi Khá Trung bình Yếu
S.lƣợng tỉ lệ S.lƣợng tỉ lệ S.lƣợng Tỉ lệ S.lƣợng tỉ lệ Cả nước 7146626 3673142 51,4% 2204187 30,8% 1178499 16,5% 90798 1,3%
ĐBSCL 1489108 803206 53,9% 457747 30,7% 208195 14,0% 19960 1,3%
Vĩnh Long 78 884 56 139 71,2% 17 505 22,2% 4 939 6,3% 301 0,4%
Khảo sát 894 349 39,0% 391 43,7% 124 13,9% 30 3,4%
% Giỏi Tiếng Việt
51,40% 53,90%
71,20%
39,00%
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
80,00%
Cả nước ĐBSCL Vĩnh Long Khảo sát
Cả nước ĐBSCL Vĩnh Long Khảo sát
Biểu đồ 2.4: Tỉ lệ học sinh Giỏi môn Tiếng Việt
Tỉ lệ học lực giỏi môn Tiếng Việt của tỉnh Vĩnh Long cao hơn khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong khi đó, tỉ lệ học lực giỏi môn Tiếng Việt lúc khảo sát thực trạng (39%) chỉ bằng 54,7% của tỉnh Vĩnh Long.
%Yếu môn Tiếng Việt
1,30% 1,30%
0,40%
3,40%
0,00%
0,50%
1,00%
1,50%
2,00%
2,50%
3,00%
3,50%
4,00%
Cả nước ĐBSCL Vĩnh Long Khảo sát
Cả nước ĐBSCL Vĩnh Long Khảo sát
Biểu đồ 2.5: Tỉ lệ học sinh Yếu môn Tiếng Việt
Tỉ lệ học sinh yếu môn Tiếng Việt của tỉnh Vĩnh Long chỉ bằng 30% tỉ lệ học sinh yếu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong khi đó, tỉ lệ học sinh yếu lúc kiểm tra chất lƣợng lại cao gấp 8,5 lần so với tỉ lệ học học yếu của tỉnh Vĩnh Long.
Điều này lý giải cho việc các trường tiểu học trong tỉnh Vĩnh Long còn nặng về bệnh thành tích trong đánh giá chất lượng dạy học, do trường tự ra đề kiểm tra, coi chấm kiểm tra chƣa khách quan nhƣ việc tổ chức khảo sát thực trạng chất lƣợng dạy học.
Bảng 2.12: Chất lượng dạy học môn Toán
Tỉnh Tổng số
Chất lƣợng môn Toán (2012-2013)
Giỏi Khá Trung bình Yếu
S.lƣợng tỉ lệ S.lƣợng tỉ lệ S.lƣợng Tỉ lệ S.lƣợng tỉ lệ Cả nước 7146626 4041832 56,6% 1841968 25,8% 1173429 16,4% 89397 1,3%
ĐBSCL 1489108 854417 57,4% 382355 25,7% 250514 16,8% 1822 0,1%
Vĩnh Long 78884 56594 71,7% 15413 19,5% 6591 8,4% 286 0,4%
Khảo sát 893 305 34,2% 273 30,6% 226 25,3% 89 10,0%
Nguồn: Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Vĩnh Long và kiểm tra
% Giỏi Môn Toán
56,60% 57,40%
71,70%
34,20%
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
80,00%
Cả nước ĐBSCL Vĩnh Long Khảo sát
Cả nước ĐBSCL Vĩnh Long Khảo sát
Biểu đồ 2.6: Tỉ lệ học sinh Giỏi môn Toán
Tỉ lệ học lực giỏi môn Toán của tỉnh Vĩnh Long cao hơn khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước là 14%. Trong khi đó, tỉ lệ học lực giỏi môn Toán lúc khảo sát thực trạng (34,2%) chỉ bằng 47,6% tỉ lệ học lực giỏi của tỉnh Vĩnh Long.
%Yếu môn Toán
1,30%
0,10% 0,40%
10,00%
0,00%
2,00%
4,00%
6,00%
8,00%
10,00%
12,00%
Cả nước ĐBSCL Vĩnh Long Khảo sát
Cả nước ĐBSCL Vĩnh Long Khảo sát
Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ học sinh Yếu môn Toán
Tỉ lệ học sinh yếu môn Toán của tỉnh Vĩnh Long cao gấp 4 lần tỉ lệ học sinh yếu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và bằng 30% tỉ lệ học sinh yếu của cả nước. Trong khi đó, tỉ lệ học sinh yếu lúc khảo sát chất lượng lại cao gấp 25 lần so với tỉ lệ học sinh yếu của tỉnh Vĩnh Long, cao gấp 100 lần tỉ lệ học sinh yếu của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cao gấp 7,6 lần tỉ lệ học sinh yếu của cả nước.