CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC
3.4. Thử nghiệm một số biện pháp đã đề xuất
Đánh giá mức độ khả thi, tính hiệu quả và sự phù hợp của các biện pháp quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng đã đề xuất, đối với thực tiễn quản lí dạy học tại các trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long.
Nhân rộng sự thành công của các biện pháp đã đề xuất vào thực tiễn quản lí dạy học theo hướng đảm bảo chất lượng các yếu tố đầu vào, quá trình và đầu ra tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
3.4.2. Giới hạn thử nghiệm
Đây là đề tài nghiên cứu về khoa học quản lí giáo dục nên phải tuân thủ theo các quy định, thể chế, chủ trương chỉ đạo hiện hành về quản lí giáo dục đào tạo của các cấp quản lí giáo dục, nhất là tại địa phương. Do vậy, nghiên cứu sinh không thể tổ chức thử nghiệm với quy mô đầy đủ nhƣ trong một số lĩnh vực khác. Do thời gian, không gian, điều kiện thực hiện, nghiên cứu sinh chỉ có thể thử nghiệm các biện pháp sau:
Biện pháp 2: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên
Biện pháp 4: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
Biện pháp 6: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề
*Giới hạn không gian: Do điều kiện về không gian luận án chỉ có thể tiến hành thử nghiệm trên các trường tiểu học địa bàn thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
*Giới hạn thời gian: Luận án tiến hành thử nghiệm từ tháng 9/2011 đến tháng 6/2013 (2 năm học).
*Giới hạn chủ thể thực hiện biện pháp quản lý dạy học là hiệu trưởng tiểu học.
3.4.3.Nội dung thử nghiệm
- Biện pháp 2: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên
(1)Giáo viên nhận thức tốt về vai trò của mình trong việc đảm bảo chất lƣợng dạy học.
(2)Đội ngũ giáo viên đảm bảo có trình độ đào tạo sƣ phạm đạt chuẩn.
(3)Đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, nâng cao chất lƣợng dạy học.
- Biện pháp 4: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
(1)Giáo viên soạn bài và tổ chức dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học; (2) Giáo viên soạn bài và chuẩn bị đồ dùng, tổ chức dạy học đảm bảo theo định hướng đổi mới PPDH; (3)Giáo viên đảm bảo dạy đủ giờ, đúng thời khóa biểu; (4)Giáo viên đảm bảo thực hiện hồ sơ chuyên môn đầy đủ, đúng quy định bao gồm: (kế hoạch dạy học, bài soạn, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ họp tổ chuyên môn, sổ ghi điểm, sổ chủ nhiệm, thời khóa biểu, sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình dạy học).
- Biện pháp 5: Chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
(1)Đảm bảo giáo viên tiếp cận đầy đủ các chủ trương và nội dung đổi mới PPDH; (2)Giáo viên vận dụng có hiệu quả các PPDH tích cực đã tiếp cận vào soạn bài và dạy học.
- Biện pháp 6: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề
Hoạt động tổ chuyên môn bao gồm (1)Đổi mới nội dung sinh hoạt Tổ chuyên môn; (2)Xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ; (3)Tổ chức các chuyên đề.
3.4.4. Phương pháp và tiến trình thử nghiệm 3.4.4.1. Chuẩn bị thử nghiệm
- Chọn các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vĩnh Long – trường tiểu học trực thuộc phòng GD-ĐT thành phố Vĩnh Long để chỉ đạo thử nghiệm.
Các trường tiểu học này cũng có nhiều điểm tương đồng với các trường ở huyện trong tỉnh Vĩnh Long như: có điểm trường lẻ, trường đạt chuẩn quốc gia, có địa bàn trường thuộc vùng trung tâm đô thị, có những trường thuộc vùng nông thôn (các xã), có trường dạy học 2 buổi/ngày, dạy học 1 buổi/ngày…
- Thống nhất các tiêu chí đánh giá phù hợp với từng nội dung thử nghiệm với các trường được chọn nghiệm:
+ Đánh giá mức độ trƣng cầu ý kiến (4 mức): Tốt, Khá, Trung bình, Kém.
+ Đánh giá tiết dạy theo phiếu dự giờ: Tốt, Khá, Trung bình, Kém.
+ So sánh kết quả trước và sau thử nghiệm của các biện pháp tác động.
- Chọn đối tƣợng thử nghiệm
+ Cán bộ quản lí: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học.
+ Tổ chuyên môn: Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên tiểu học.
- Cách thức đối chứng: Việc đối chứng đƣợc thực hiện bằng cách lấy phiếu khảo sát đối với cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học trước khi triển khai thử nghiệm (tháng 9/2011) và sau khi triển khai thử nghiệm (tháng 6/2013). Nếu là đối chứng số liệu thì lấy kết quả năm học 2010-2011 để đối chứng với kết quả năm học 2012-2013.
- Chuẩn bị điều kiện thử nghiệm: Xin ý kiến lãnh đạo Phòng GD-ĐT Thành phố Vĩnh Long cho phép tổ chức cuộc họp Hiệu trưởng đối với các trường tham gia thử nghiệm để triển khai nội dung, quy trình, cách thức tổ chức, báo cáo kết quả thử nghiệm đúng tiến độ yêu cầu.
3.4.4.2. Triển khai thử nghiệm chung
- Tổ chức cuộc họp Ban Lãnh đạo mở rộng các trường tiểu học thử nghiệm gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn khoảng 100 người.
Nội dung:
+ Phổ biến, làm rõ các nội dung và các bước thử nghiệm từng nội dung.
+ Gửi các tài liệu, biểu mẫu hướng dẫn thực hiện các hoạt động theo nội dung qui trình tới các bộ phận và người thực hiện;
+ Giám sát chặt chẽ quá trình thử nghiệm để những người thực hiện không bỏ sót nội dung và các bước của qui trình thử nghiệm.
+ Sau khi kết thúc các hoạt động thử nghiệm, các bộ phận thực hiện báo cáo kết quả thực hiện hoạt động theo qui trình theo các yêu cầu thử nghiệm.
- Đo lường kết quả thử nghiệm các hoạt động thông qua phiếu hỏi thăm dò ý kiến của CBQL, GV.
3.4.4.2. Triển khai thử nghiệm các nội dung cụ thể
- Thử nghiệm 1 - Biện pháp 2: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên
(1)Giáo viên nhận thức tốt về vị trí, vai trò của mình trong việc đảm bảo chất lượng dạy học.
+ Cách thực hiện: Tuyên truyền, giáo dục, vận động cho giáo viên hiểu rõ vị trí, vai trò của mình trong việc đảm bảo chất lƣợng dạy học qua các đợt học tập, nghiên cứu, quán triệt văn bản của Đảng và Nhà nước, các văn bản của ngành. Đặc biệt là lý luận dạy học, lý luận giáo dục và lý luận quản lí giáo dục, tâm lí học giáo dục, tâm lí học lứa tuổi tiểu học.
+ Sản phẩm: Giáo viên thể hiện qua ý thức tự giác học tập, tự giác gương mẫu học tập để ngày càng hoàn thiện mình trước nghề dạy học.
+ Tiêu chí đánh giá: tự giác phấn đấu và thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
(2)Đội ngũ giáo viên đảm bảo có trình độ đào tạo sư phạm đạt chuẩn.
+Cách thực hiện: Cử đi học nâng chuẩn, giáo viên tự đi học nâng chuẩn.
+Sản phẩm: Bằng cấp, chứng chỉ đào tạo.
+Tiêu chí đánh giá: Trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn đào tạo.
(3)Đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH
+Cách thực hiện: Cử đi học, giáo viên tự học bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các lớp tập huấn, các lớp bồi dƣỡng; qua các hoạt động chuyên môn ở trường như: dự giờ, mở chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn tại trường.
Qua các hội thi giáo viên dạy giỏi, hội giảng đổi mới PPDH,...
+Sản phẩm: Giáo viên soạn bài và tổ chức dạy học theo hướng đổi mới PPDH tích cực; đạt các giải hội thi, năng lực đóng góp sau dự giờ...
+Tiêu chí đánh giá: chất lƣợng dạy học đảm bảo, hoàn thành nhiệm vụ dạy học của người giáo viên một cách tốt nhất theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
- Thử nghiệm 2 - Biện pháp 4: Quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh
(1)Giáo viên soạn bài và tổ chức dạy học đảm bảo mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học;
+ Cách thực hiện: Hiệu trưởng giao cho tổ chuyên môn quản lý việc soạn bài và tổ chức dạy học của giáo viên trong tổ bảo đảm mục tiêu, nôi dung, chương trình sách giáo khoa tiểu học hiện hành.
+ Sản phẩm: Mục tiêu và nội dung dạy học thể hiện trên bài soạn của từng tiết dạy; tiến độ thực hiện chương trình thể hiện trong kế hoạch dạy học – báo giảng hàng tuần, tiến độ thực hiện thời khóa biểu của giáo viên. Thể hiện qua biên bản kiểm tra nội dung này của tổ trưởng chuyên môn đối với giáo viên trong tổ.
+ Tiêu chí đánh giá: thể hiện đúng, đủ, chính xác trên bài soạn, và dạy học.
(2) Giáo viên soạn bài và chuẩn bị đồ dùng, tổ chức dạy học đảm bảo theo định hướng đổi mới PPDH;
+ Cách thực hiện: Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra trực tiếp trên sản phẩm (bài soạn) của giáo viên, xem xét ngày soạn, ngày dạy, ngày ký duyệt của
tổ trưởng trên bài soạn có phù hợp không. (Ban giám hiệu trường kiểm tra xác xuất hồ sơ này của giáo viên, Tổ trưởng chuyên môn kiểm tra chéo tổ nhau).
+ Sản phẩm: Bài soạn (bộ giáo án) và các tƣ liệu dạy học của giáo viên.
+ Tiêu chí đánh giá: các nộ dung có đảm bảo yêu cầu hay chƣa đảm bảo yêu cầu.
Khi đánh giá, ghi nhận xét cụ thể hồ sơ này của từng giáo viên, trao đổi trực tiếp với tổ trưởng chuyên môn và giáo viên để kịp thời khắc phục (nếu có).
(3)Giáo viên đảm bảo dạy đủ giờ và đúng thời khóa biểu tiểu học;
+ Cách thực hiện: Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn kiểm tra trực tiếp bằng cách dự giờ tiết dạy của giáo viên, xem xét việc thực hiện đổi mới PPDH có đạt yêu cầu mức độ nào, ghi chép cụ thể phiếu đánh giá tiết dạy để trao đổi sau khi dự giờ. Xem xét tiến độ dạy học có đúng thời khóa biểu và phân phối chương trình, kế hoạch dạy học hàng tuần (sổ báo giảng) cấp tiểu học. Dạy học có đủ thời gian cho tiết học (35 phút/tiết).
+ Sản phẩm: Phiếu dự giờ có ghi nhận xét, đánh giá, xếp loại tiết dạy của giáo viên dạy; kế hoạch bài dạy (giáo án) của tiết dạy đính kèm dự giờ.
+ Tiêu chí đánh giá: Đánh giá xếp loại theo tiêu chí phiếu đánh giá tiết dạy cấp tiểu học, biên bản kiểm tra thực hiện thời khóa biểu của giáo viên.
(4)Giáo viên đảm bảo thực hiện hồ sơ chuyên môn đầy đủ, đúng quy định bao gồm: (kế hoạch dạy học, bài soạn, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ họp tổ chuyên môn, sổ ghi điểm, sổ chủ nhiệm, thời khóa biểu, sách giáo khoa, sách giáo viên, chương trình dạy học).
+ Cách thực hiện: Hiệu trưởng và tô trưởng chuyên môn kiểm tra trực tiếp bằng cách xem xét tất cả các loại hồ sơ giảng dạy của giáo viên (nêu trên).
Ghi nhận xét ƣu điểm/khuyết điểm cụ thể và đánh giá chính xác từng loại hồ sơ, ghi kiến nghị và thời gian hoàn chỉnh nếu chƣa đạt yêu cầu. Trao đổi với giáo viên thống nhất trước khi lưu hồ sơ kiểm tra.
+ Sản phẩm: Biên bản kiểm tra hồ sơ chuyên môn giáo viên (từng loại) lập 2 bản, giao cho GV được kiểm tra 1 bản, lưu 1 bản.
+ Tiêu chí đánh giá: Đánh giá xếp loại theo 4 mức: Tốt, Khá, Đạt yêu cầu, Chƣa đạt yêu cầu.
- Thử nghiệm thứ 3 - Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học
(1)Đảm bảo giáo viên được tiếp cận đầy đủ các chủ trương và nội dung đổi mới PPDH;
+ Cách thực hiện: Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng ngắn hạn về nội dung đổi mới PPDH; Khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu, tự học tập qua tài liệu,…về các PPPDH tích cực mới hiện nay; nội dung đổi mới PPDH làm trọng tâm trong sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học.
+ Sản phẩm: Mức độ am hiểu về kiến thức, kỹ năng của giáo viên về các PPDH tích cực.
+ Tiêu chí đánh giá: Mức độ am hiểu PPDH: Tốt; Khá, Trung bình; Yếu.
(2)Giáo viên vận dụng có hiệu quả các PPDH tích cực đã tiếp cận vào soạn bài và dạy học.
+ Cách thực hiện
Giáo viên soạn bài và tổ chức dạy học có ứng dụng kĩ thuật dạy học tích cực đã tập huấn vào lớp/môn của giáo viên phụ trách. Làm “điểm” chỉ đạo dành cho đối tượng là Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên có tay nghề giỏi thực hiện, để giáo viên khác cùng rút kinh nghiệm. Sau 2 tháng mở rộng đối tƣợng mỗi tổ chuyên môn có ít 50% giáo viên thực hiện, sau học kì 100% giáo viên cùng thực hiện.
Hiện tại thành phố Vĩnh Long đã có 5/18 trường tham gia dự án Đảm bảo chất lƣợng giáo dục tiểu học (SEQAP) của Bộ GD-ĐT, nên chúng tôi chỉ còn việc triển khai cho 13 trường còn lại.
Đƣa nội dung về đổi mới PPDH vào tiêu chí đánh giá tại các Hội thi giáo viên dạy giỏi; tổ chức sinh hoạt chuyên đề chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; tiêu chí đăng kí thi đua dạy tốt – học tốt ở nhà trường;...
+ Sản phẩm: bài soạn và tiết dạy trên lớp có vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
+ Tiêu chí đánh giá: Mức đánh giá đổi mới PPDH: Rất tốt, Tốt, Đạt yêu cầu, chƣa đạt yêu cầu qua bài soạn và tiết dạy.
- Thử nghiệm 4 - Biện pháp 6: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn qua nghiên cứu bài học và theo chuyên đề
(1)Đổi mới nội dung sinh hoạt Tổ chuyên môn + Cách thực hiện
Xác định nội dung, cách thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng đổi mới; tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ sinh hoạt tổ chuyên môn cho tổ trưởng, tổ phó (nên có hiệu trưởng và hiệu phó tham dự); chỉ đạo điểm mỗi trường 1 tổ chuyên môn làm mẫu, sinh hoạt mẫu cho các tổ khác học tập làm theo; sau mỗi tháng tăng thêm 1 tổ/trường, thực hiện theo hướng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham dự sinh hoạt tổ chuyên môn để bồi dưỡng năng lực cho tổ trưởng chuyên môn và nắm bắt tình hình chuyên môn của tổ (trung bình mỗi trường có 5 tổ chuyên môn; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng thay phiên dự sinh hoạt xen kẻ các tổ). Tổ trưởng chuyên môn phân công cho giáo viên trong tổ phụ trách tìm hiểu, nghiên cứu sâu về một hoặc một số môn học để khi sinh hoạt tổ chuyên môn chia sẻ cho mọi người.
+ Sản phẩm: Kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn; biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ 2 tuần/lần; Hồ sơ quản lí tổ chuyên môn; Kế hoạch dự giờ của tổ chuyên môn; biên bản kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giáo viên trong tổ chuyên môn; kế hoạch chuyên đề của tổ chuyên môn…
+ Tiêu chí đánh giá: Sinh hoạt TCM đúng định kì, đúng thời gian, đảm bảo nội dung và hình thức; hồ sơ minh chứng các buổi sinh hoạt TCM đầy đủ, rõ ràng, thuyết phục.
(2)Xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ + Cách thực hiện
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dự giờ để chỉ đạo cho các bộ phận tổ chuyên môn và giáo viên thực hiện kế hoạch dự giờ theo định mức tối thiểu quy định.
Hiệu trưởng dự giờ giáo viên: (1)thanh tra hoạt động sư phạm hàng năm đạt ít nhất 20% giáo viên (2 tiết/GV); (2)dự giờ chuẩn nghề nghiệp giáo viên đủ 100% giáo viên (3 tiết/GV); (3)dự giờ chuyên đề đổi mới PPDH (4 tiết/GV), (4)dự giờ đột xuất khi có yêu cầu; (5)dự giờ các tiết dạy giáo dục lồng ghép.
Tổ chuyên môn dự giờ giáo viên trong tổ (4 tiết/GV); tổ chức hội thảo chuyên đề đổi mới PPDH (4 chuyên đề/năm - 8 tiết dự giờ).
Giáo viên thực hiện kế hoạch dự giờ ít nhất 2 tiết/tháng, dự đủ các môn theo quy định hiện hành mà giáo viên đang giảng dạy. Ngoài ra còn dự giờ các tiết hội thảo chuyên đề chuyên môn cấp tổ, cấp trường, cụm trường…
+ Sản phẩm : Bảng kế hoạch dự giờ của Hiệu trưởng, của tổ chuyên môn và của giáo viên theo học kỳ, tháng; Bảng báo cáo công khai, theo dõi tiến độ dự giờ ; sổ dự giờ của cá nhân; phiếu dự giờ ,…
+ Tiêu chí đánh giá: Theo phiếu dự giờ (xếp loại Tốt, Khá, Trung bình, kém); theo định mức của hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên.
(3)Tổ chức các chuyên đề chuyên môn.
+ Cách thực hiện
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề trong năm cho toàn trường và hướng dẫn các tổ trưởng chuyên môn thực hiện xây dựng kế hoạch chuyên đề cho tổ của mình phụ trách.
Một chuyên đề luôn có hai phần: phần chuyên đề lý thuyết và phần thực hành chuyên đề (bài soạn và tiết dạy minh họa cho chuyên đề). Vì vậy, tổ chuyên môn cần xây dựng kế hoạch chuyên đề cho cả năm học của tổ (4 lần/năm), có phân công cụ thể người viết chuyên đề và người dạy minh họa.
Tháng 8, xây dựng kế hoạch; Tháng 9, viết chuyên đề và soạn giáo án minh họa;