Định hướng tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4 (Trang 29 - 33)

Chương 2 DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC BỐN PHÉP TÍNH TRÊN CÁC SỐ TỤ NHIÊN Ở LỚP 4

2.1 Định hướng tổ chức dạy học hợp tác trong dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4

2.1.1 Hoàn thiện kiến thức cũ

Sau khi học sinh nắm được các kiến thức, kĩ năng cơ bản, giáo viên áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ để học sinh nắm vững kiến thức.

Ví dụ, khi học bài Nhân với số có ba chữ số [6, tr.73], để củng cố lại kiến thức cho học sinh có thể cho học sinh hoạt động nhóm để giải bài tập trong phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP 1

Học và tên: ………..………. Nhóm: ……… Lớp: …...

Khi thực hiện đặt tính và tính phép tính 309 x 207, bạn Mai đã thực hiện như sau:

309 207 2163 000 618 2781

Bạn Mai thực hiện phép tính đúng chưa? Nếu sai, em hãy sửa cho đúng.

×

24

PHIẾU HỌC TẬP 2

Học và tên: ………..………. Nhóm: ……… Lớp: ……

Khi thực hiện đặt tính và tính phép tính 268 x 357, bạn Hoa đã thực hiện như sau:

Bạn Hoa thực hiện phép tính đúng chưa? Nếu sai, em hãy sửa lại cho đúng.

268 ×357 1876 1349 804 95566

Giáo viên nêu yêu cầu hoạt động nhóm: nhóm 4 người, 2 người trong một nhóm hoàn thành một phiếu học tập, sau đó trao đổi phiếu và trình bày trong nhóm. Thời gian thảo luận nhóm là 5 phút, hết thời gian đại diện các nhóm lên trình bày.

Từ việc thảo luận trên, học sinh tái hiện lại cách đặt tính, thực hiện phép tính nhân và cách viết các tích riêng trong phép nhân với số có ba chữ số, nhận thức được một số sai lầm cần tránh khi thực hiện đặt tính và tính.`

2.1.2 Phát triển các kiến thức và kĩ năng mới của bài học

Trong hoạt động thành kiến thức và kĩ năng mới của bài học, giáo viên có thể cung cấp kiến thức đến một mức độ nhất định sau đó yêu cầu học sinh thảo luận, phát triển để làm rõ mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa các kĩ năng đã có và kĩ năng cần hình thành. Đây là tình huống thích hợp để áp dụng dạy học hợp tác.

25

Sau khi giới thiệu bài Nhân với số có hai chữ số [6, tr. 69], giáo viên đưa ra ví dụ về phép nhân với số có hai chữ số 36 x 23 và yêu cầu học sinh thực hiện phép tính đó. Vận dụng kiến thức đã học về nhân một số với một tổng, học sinh sẽ tính bằng cách:

36 × 23 = 36 × (20 + 3) = 36 × 20 + 36 × 3 = 720 + 108

= 828

Giáo viên nêu cách đặt tính và tính 36 x 23 như sau:

36 23 108 72 828

Đặt tính:

- Viết số 36, sau đó viết số 23 dưới số 36 sao cho thẳng hàng.

- Viết dấu nhân và kẻ dấu gạch ngang.

Tính: Thực hiệp phép tính từ phải qua trái - 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1.

- 3 nhân 3 bằng 9, 9 thêm 1 bằng 10, viết 10.

- 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 nhớ 1.

- 2 nhân 3 bằng 6, 6 thêm 1 là 7, viết 7.

- Hạ 8.

- 0 cộng 2 bằng 2, viết 2.

- 1 cộng 7 bằng 8, viết 8.

Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm 4 người trong vòng 4 phút, trao đổi hoàn thành phiếu thảo luận

×

26

PHIẾU THẢO LUẬN

Họ và tên: ………. Nhóm: ………….… Lớp:……….

1. Quan sát cách đặt tính và thực hiện phép tính 36 x 23 chỉ ra:

36 23 108 72 828

a. Tích riêng thứ nhất là: ………...

b. Tích riêng thứ hai là: ……….

c. Vì sao tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất?

………..

………..

2. Khi nhân với số có hai chữ số ta làm theo mấy bước? Kể tên các bước đó.

………..

………..

………..

………..

………..

3. Nêu thứ tự thực hiện tính, cách viết tích riêng.

………

………

………

………

………

2.1.3 Luyện tập thực hành, củng cố kiến thức hoặc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức đã học

Hoạt động thực hành và ôn tập có ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học toán cũng như dạy học bốn phép tính trên số tự nhiên. Việc hướng dẫn thực hành và ôn tập môn toán là một tình huống thích hợp để áp dụng dạy học hợp tác.

×

27

Trong bài Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 [6, tr. 70], khi hướng dẫn học sinh luyện tập bài 4[6, tr. 71] giáo viên phát cho mỗi nhóm giấy khổ rộng, bút dạ, phiếu ghi nội dung bài.

Đưa ra yêu cầu thảo luận nhóm 3 người trong 5 phút, trình bày bài làm của từng thành viên ra giấy sau đó ghi lại phần bài làm thống nhất của nhóm (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn). Báo cáo kết quả trước lớp về cách làm, lưu ý nhóm rút ra khi làm bài.

PHIẾU HỌC TẬP

Bài 4. Phòng họp A có 12 dãy ghế, mỗi dãy ghế có 11 người. Phòng họp B có 14 dãy ghế, mỗi dãy có 9 người ngồi. Trong các câu dưới đây, câu nào đúng, câu nào sai?

A. Phòng họp A có nhiều hơn phòng họp B 9 người B. Phòng họp A có nhiều hơn phòng họp B 6 người C. Phòng họp A có ít hơn phòng họp B 6 người D. Hai phòng họp có số người như nhau

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)