Quy trình thực hiện dạy học hợp tác

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4 (Trang 33 - 36)

Chương 2 DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC BỐN PHÉP TÍNH TRÊN CÁC SỐ TỤ NHIÊN Ở LỚP 4

2.2 Quy trình dạy học hợp tác trong các tình huống dạy bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4

2.2.1 Quy trình thực hiện dạy học hợp tác

- Xác định mục tiêu bài học.

+ Nghiên cứu chương trình, mục đích, nội dung của bài học, vị trí của bài.

+ Phân tích khả năng của học sinh, đánh giá kiến thức, kĩ năng kĩ xảo học sinh đã có đối chiếu với kiến thức kĩ năng cần hình thành để xác định nội dung.

+ Xác định mục tiêu bài học học sinh cần đạt được về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

28 - Xác định nội dung.

+ Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên xác định trọng tâm của bài, kiến thức cần đạt được và kiến thức có thể mở rộng phân chia bài thành các hoạt động.

2.2.1.2 Thiết kế kế hoạch bài học để dạy học hợp tác (lựa chọn phương pháp, hình thức và đồ dùng dạy học)

- Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng nội dung.

- Dự kiến đồ dùng, phương tiện dạy học cần sử dụng.

- Xác định logic trình bày các hoạt động, thứ tự các hoạt động.

- Lập kế hoạch chi tiết các hoạt động của giáo viên, học sinh, thời gian cho một hoạt động.

2.2.1.3 Tổ chức dạy học hợp tác

Khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, lớp học được chia làm các nhóm nhỏ (4- 6 người, tốt nhất là nhóm 4 người có cả nam, nữ). Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu học tập, các nhóm được chia theo cách khác nhau, được duy trì ổn định hay thay đổi theo từng hoạt động. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau, là các phần trong một hoạt động hay một hoạt động hoàn chỉnh. Dạy học hợp tác có thể sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau của một tiết học, gồm các bước:

Bước 1: Làm việc chung cả lớp

- Giáo viên giới thiệu chủ đề cần thảo luận: nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức. Nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng, nêu rõ kiến thức và kĩ năng các nhóm cần đạt được.

- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian hoàn thành.

+ Có thể chia nhóm theo các tiêu chí đã đề ra ở bảng mục 1.1.1.3. Chia nhóm cần chú ý số lượng thành viên trong nhóm phụ thuộc vào yêu cầu của hoạt động và thời gian hoạt động nhóm.

29

+ Nhiệm vụ của nhóm được ghi trong phiếu học tập và phát cho các nhóm;

có quy định thời gian làm việc, cách thức làm và yêu cầu thể hiện kết quả.

- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhóm:

+ Giáo viên cung cấp các phương tiện, tài liệu học tập và hướng dẫn cách sử dụng, gợi ý những giải pháp và hướng giải quyết vấn đề; các kiến thức cần thiết để giải quyết nhiệm vụ. Hướng dẫn cách chia nhỏ nhiệm vụ chung, định hướng cho nhóm phân công nhiệm vụ phù hợp với từng thành viên.

+ Yêu cầu các nhóm tích cực, chủ động nghiên cứu giải quyết nhiệm vụ nhóm, đảm bảo thống nhất được ý kiến các thành viên trong nhóm.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

- Các nhóm bầu ra nhóm trưởng, thư kí và lập kế hoạch, quy tắc nhóm đồng thời phân công công việc các thành viên trong nhóm.

- Cá nhân làm việc độc lập: dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phân công của nhóm trưởng, học sinh sẽ tự giác nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu và tìm hướng giải quyết nhiệm vụ đặt ra.

- Trao đổi ý kiến, thảo luận nhóm: Kết quả ban đầu có giá trị với học sinh vì do chính bản thân các em làm nên, tuy nhiên dễ mang tính chủ quan, phiến diện. Vì vậy, học sinh cần thảo luận trong nhóm nghe bạn nói, nhìn bạn làm và thể hiện ý kiến của mình bằng cách:

+ Trình bày, bảo vệ ý kiến trước nhóm.

+ Ghi lại ý kiến đóng góp của các bạn khác theo ý hiểu của mình.

+ Đưa ra nhận xét của mình với ý kiến bạn đưa ra.

- Thống nhất các kết luận, trình bày các kết quả của nhóm: các thành viên trong nhóm thống nhất đi đến kết quả chung.

Bước 3: Thảo luận chung cả lớp, tổng hợp giữa các nhóm

30

Để cho kiến thức được hoàn chỉnh thì việc trao đổi ý kiến giữa các nhóm là cần thiết để kết thúc hoạt động nhóm.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Có thể cử nhóm trưởng hay một thành viên bất kì hoặc luân phiên nhau báo cáo từng nhiệm vụ.

- Giáo viên cần chú ý nhấn mạnh những khác biệt mâu thuẫn giữa các nhóm để các nhóm trao đổi. Các nhóm trao đổi, khuyến khích học sinh bảo vệ cách giải quyết vấn đề và các kết quả nghiên cứu của nhóm mình, phản bác ý kiến nhóm khác.

- Yêu cầu các nhóm bổ sung và hoàn thiện cách giải quyết, xử lí tình huống, kết quả xử lí tình huống.

- Giáo viên tổng kết lại hoạt động, nhận xét quá trình thảo luận của các nhóm, giải đáp các vấn đề còn tranh cãi, nhấn mạnh nội dung chính sao cho tất cả học sinh trong lớp đều nắm được và đặt vấn đề tiếp theo.

Trong các bước của phương pháp dạy học hợp tác cần áp dụng linh hoạt, giai đoạn đầu mới áp dụng dạy học hợp tác cần thực hiện việc chia nhóm và hướng dẫn làm việc trong nhóm. Khi trình bày kết quả, các nhóm có kết quả giống nhau sẽ mời một nhóm đại diện lên trinh bày, các nhóm khác bổ sung, làm rõ cách thực hiện để đạt được kết quả đó.

Một phần của tài liệu Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)