Chương 2 DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC BỐN PHÉP TÍNH TRÊN CÁC SỐ TỤ NHIÊN Ở LỚP 4
2.2 Quy trình dạy học hợp tác trong các tình huống dạy bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4
2.2.2 Quy trình dạy học hợp tác trong dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4
Trong dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4 có thể áp dụng ở một số tình huống cụ thể:
2.2.2.1 Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Dạy học các bài về phép tính trên các số tự nhiên, ở một số bài ta có thể áp dụng học theo nhóm để hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh. Ví dụ bài Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 [6, tr61], trước đó học sinh đã
31
được học nhân với 10, 100, 1000,… và đã biết tính chất kết hợp của phép nhân. Vì vậy, hoạt động hình thành kiến thức mới tổ chức học theo nhóm để hình thành cách nhân với số có tận cùng là 0.
a. Xác định mục tiêu, nội dung hoạt động
- Mục tiêu: Học sinh biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0
- Nội dung hoạt động: Hình thành cách nhân với số có tận cũng là chữ số 0 b. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động
- Sử dụng nhóm học hợp tác (nhóm nhỏ 4 người).
- Đồ dùng dạy học: phiếu học tập.
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
Học và tên: ………..………. Nhóm: ……… Lớp: ….…
1. Thực hiện tính
a. 1324 × 20 b. 230 × 70
……….
……….
……….
……….
2. Đặt tính và nêu cách thực hiện các phép tính trên.
……….
……….
……….
……….
c. Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO
VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Làm việc chung cả lớp
- Ở tiết trước, cô cùng các em - Nghe
32 đã tìm hiểu tính chất kết hợp
của phép nhân. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- Cô chia lớp thành các nhóm nhỏ, cả lớp lần lượt điểm số từ 1 đến 9, các bạn cùng số nhau sẽ về một nhóm.
- Nhiệm vụ của các nhóm là hoàn thành phiếu thảo luận nhóm trong vòng 7 phút, sau đó báo cáo trước lớp.
2. Làm việc nhóm
- Phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
- Quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết, đưa ra câu hỏi gợi ý nếu nhóm gặp khó khăn:
+ Trong phép 1324 × 20, có thể tách 20 thành tích của thừa số nào?
+ Tìm cách tính nhanh thuận tiện nhất.
+ Khi tách 20 = 2 × 10 ta thực hiện nhân phép tính nào trước?
Nếu thực hiện nhân 1324 với 2
- Lần lượt điểm số từ 1 đến 7, tìm nhóm của mình. Lớp có 7 nhóm, mỗi nhóm 4 người.
- Nghe
×
- Nhận phiếu thảo luận
- Bầu nhóm trưởng, thư kí
- Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm
+ Các thành viên đưa ra ý kiến về cách tính kết quả 2 phép tính.
+ Thống nhất cách thực hiện phép tính, nhóm trưởng yêu cầu các bạn tự thực hiện phép tính vào vở.
- Cá nhân nêu kết quả phép tính, cách đặt tính rồi tính, thư kí ghi lại ý kiến các bạn.
- Nhóm thảo luận đưa ra kết quả và lưu ý
33 được kết quả rồi nhân với 10.
Em có nhận xét gì?
+Nếu thực hiện đặt tính và tính, ta làm như thế nào?
3. Thảo luận chung cả lớp - Thông báo hết thời gian thảo luận, các nhóm lên trình bày.
- Phân công các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm trình bày một câu của phiếu thảo luận, nối tiếp nhau.
khi đặt tính rồi tính.
- Cử đại diện lên trình bày Bài 1. Thực hiện tính
a. 1324 × 20 = 1324 × (2 x 10) = (1324 × 2) × 10 = 2648 × 10 = 24680
- Ta thấy 20 = 2 × 10 nên tách 1324 × 20 = 1324 × (2 × 10), tính chất kết hợp của phép nhân.
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân nên có:
1324 × (2 × 10) = (1324 × 2) × 10
- Dễ dàng thực hiện phép tính trên và được kết quả là 26480.
Khi thực hiện hiện phép tính 1324 × 20 ta chỉ cần nhân 1324 × 2 sau đó viết thêm số 0 vào bên phải tích.
b. 230 × 70 = (23 × 10) × (7 × 10) = 23 × 10 × 7 × 10 = (23 × 7) × (10 × 10) = 161 × 100
= 16100
34 - Nhận xét, chốt lại vấn đề:
+ Qua phần báo cáo của các nhóm, cô khen cả lớp có tinh thần học bài tốt.
+ Cô đồng ý với ý kiến của các nhóm: Khi thực hiện phép nhân với các số có tận cùng là chữ số 0, ta đếm xem hai thừa số có bao nhiêu chữ số 0 thì ta
Khi thực hiện hiện phép tính 230 × 70 ta chỉ cần nhân 23 × 7 sau đó viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích.
Cách 2: 230 × 70 = 230 × (7 × 10) = (230 × 7) × 10 = 1610 × 10 = 16100
Khi thực hiện hiện phép tính 230 × 70 ta chỉ cần nhân 230 × 7 sau đó viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích.
Tuy nhiên câu b làm theo cách 2 sẽ thuận tiện hơn
Đặt tính 1324 x 20; 230 x 70 1324 230 20 70 26480 16100
- Các nhóm khác chú ý lắng nghe và bổ sung.
- Nghe
× ×
35 thêm vào tích bấy nhiêu chữ số
0 từ phải sang trái và thực hiện nhân các số còn lại.
- Mời 2 - 3 học sinh nhắc lại quy tắc nhân.
- Cả lớp giở sách giáo khoa trang 62, chúng ta cùng làm bài tập.
- Nhắc lại quy tắc: “Muốn nhân với số có tận cùng là chữ số 0 ta đếm xem hai thừa số có bao nhiêu chữ số 0 thì ta thêm vào tích bấy nhiêu chữ số 0 từ phải sang trái và thực hiện nhân các số còn lại”.
- Nghe, làm theo hướng dẫn.
2.2.2.2 Luyện tập thực hành, củng cố kiến thức, kĩ năng
Trong các bài ôn luyện kiến thức kĩ năng, dạy học hợp tác có thể áp dụng ở một hoạt động hay cả tiết dạy. Ví dụ, bài Luyện tập [6, tr.74]:
a. Mục tiêu, nội dung bài
- Mục tiêu: Học xong bài, học sinh biết:
+ Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
+ Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
+ Biết công thức tính (bằng chữ) và tính được diện tích hình chự nhật.
b. Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
- Đây là bài ôn luyện kiến thức, kĩ năng phương pháp dạy học chủ yếu là thực hành luyện tập kết hợp với phương pháp dạy học hợp tác.
- Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: bảng nhóm, phiếu học tập, phiếu giao việc.
Học sinh: bảng con, sách giáo khoa, vở.
36
PHIẾU HỌC TẬP 1
Học và tên: ………... Nhóm: ……… Lớp: ………...
Bài 3. Tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất
a. 142 × 12 + 142 × 18 b. 49 × 365 – 39 × 365
………
………
………....
c. 4 × 18 × 25
………...
………..
………..
PHIẾU HỌC TẬP 2
Học và tên: ………... Nhóm: ……… Lớp: ………...
Bài 4. Nhà trường dự định lắp đặt bóng điện cho 32 phòng học, mỗi phòng 8 bóng. Nếu mỗi bóng được điện giá 3500 đồng thì nhà trường phải trả bao nhiêu tiền để mua đủ số bóng điện lắp cho các phòng học (bằng 2 cách).
Bài giải
………
………
………
………
Bài giải
………
………
………
………
37
PHIẾU HỌC TÂP 3
Học và tên: ………... Nhóm: ……… Lớp: ………...
1. Hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b, diện tích là S thì công thức tính diện tích của hình chữ nhật là gì?
………
a. Tính S biết:
a = 12 cm, b = 5 cm
………
………
a = 15 m, b = 10 m
………
………
b. Điền vào chỗ trống:
- Gọi chiều dài ban đầu là a, khi tăng lên hai lần thì chiều dài mới là ……
………
- Diện tích của hình chữ nhật mới là……….
………
- Khi tăng chiều dài lên hai lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật tăng lên………….………...
………
c. Tổ chức dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài 2:
- Để hoàn thành bài tập này các em - Nghe
38 hãy làm việc cặp đôi, hoàn thành bài trong thời gian 3 phút, trao đổi kết quả với nhóm bạn trong 3 phút.
Nhóm nào thực hiện xong trước dán kết quả lên bảng.
- Phát bảng nhóm
- Đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
+ Em đã vận dụng kiến thức nào của phép tính để giải bài tập này?
- Nhận xét, khen ngợi. Yêu cầu học sinh nhắc lại.
Bài 3:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm hoàn thành phiếu học tập 1.
+ Chia nhóm lần 1: Mỗi nhóm 3 người, các nhóm điểm số từ 1 đến hết.
+ Yêu cầu nhóm 1 thực hiện phép tính a, nhóm 2 phép tính b, nhóm 3 phép tính còn lại trong vòng 3 phút.
+ Chia nhóm lần 2: Mỗi nhóm 3 người sao cho nhóm có mỗi thành viên đã thực hiện một phép tính khác nhau.
+ Nhóm hoạt động trong 4 phút
- Làm bài với bạn vào bảng nhóm a. 95 + 11 × 206 = 95 + 2266 = 2361
b. 95 × 11 + 206 = 1045 + 206 = 1251
c. 95 × 11 × 06 = 1045 x 206 = 215270
+ Vận dụng tính chất một số nhân với 11.
- 3 – 4 học sinh nhắc lại
- Nêu yêu cầu bài tập: Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- Nghe
- Làm bài theo nhóm vào phiếu học tập.
142 × 12 + 142 × 18 = 142 × (12 +18) = 142 × 30
= 4260
49 × 365 – 39 × 365 = (49 – 39) × 365 = 10 × 365
= 3650 4 × 18 × 25 = (4 × 25) × 18 = 100 × 18 = 1800
39 hoàn thiện phiếu học tập.
- Quan sát các nhóm và hỗ trợ khi cần thiết trong quá trình thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo và đưa ra câu hỏi:
+ Em đã áp dụng tính chất gì để biến đổi 142 × 12 + 142 × 18 = 142
× (12 + 18) hãy phát biểu tính chất này.
+ Hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
+ Bạn nào cho cô biết cách nhân nhẩm 142 × 30?
- Nhận xét
Bài 4:
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm 4 người, thảo luận làm bài 4 trong 6 phút bằng hai cách.
- Phát phiếu học tập 2, bảng nhóm - Theo dõi hoạt động của các nhóm, hướng dẫn nhóm chia nhỏ hoạt động.
+Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng: Muốn nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
+ Nêu: 142 × 30 phép nhân với số có tận cùng là chữ số 0, ta chỉ việc đếm chữ số 0 ở hai thừa số rồi viết vào tích theo thứ tự phải qua trái rồi thực hiện nhân các số còn lại.
- Nhận nhóm, bầu nhóm trưởng thư kí
- Nhận đồ dùng học tập - Làm việc nhóm:
+ Bầu nhóm trưởng, thư kí nhóm + Nghe nhóm trưởng phân công nhiệm vụ: cả nhóm thảo luận tìm 2 cách giải, sau đó hoạt động cặp đôi tìm lời giải.
40 - Yêu cầu các nhóm báo cáo bằng cách treo bài làm nhóm lên tường lớp, đi quan sát và nhận xét bài nhóm bạn trong 4 phút.
- Thảo luận cả lớp
+ Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về bài làm của nhóm mình đã quan sát, nêu cách làm của nhóm.
+ Nhận xét các nhóm, đưa ra kết quả bài toán
Bài 5:
- Gọi học sinh nêu đề bài
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân theo phiếu học tập 3 và trao đổi lại kết quả với bạn.
- Tổ chức cho học sinh báo cáo
- Treo bảng nhóm đã ghi lời giải lên tường lớp. Quan sát bài làm các nhóm khác, ghi ra ý kiến của mình.
- Nghe
Cách 1 Bài giải
Số bóng điện cần để lắp đủ 32 phòng là 8 × 32 = 256 (bóng)
Số tiền cần phải mua bóng điện lắp đủ cho 32 phòng là
3500 × 256 = 896000 (đồng) Đáp số: 896000 đồng Cách 2
Bài giải
Số tiền mua bóng điện để lắp đủ cho mỗi phòng học là
3500 × 8 = 28000 (đồng) Số tiền cần để mua bóng điện lắp đủ
cho 32 phòng là
28000 × 32 = 896000 (đồng) Đáp số: 896000 đồng
-1 - 2 học sinh đọc
- Hoàn thành phiếu trao đổi với bạn.
- Theo dõi và trả lời câu hỏi
41 dưới hình thức “vấn đáp”.
+ 1 học sinh lần lượt đưa ra các câu hỏi trong phiếu học tập 3, sau đó mời các bạn khác trả lời. Nhận xét câu trả lời của các bạn,
- Nhận xét - Nghe
Quy trình dạy học hợp tác cần được vận dụng linh hoạt trong từng hoạt động học tập cũng như trong các tiết học khác nhau sao cho phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh và yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần hình thành.