Chương 2 DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC BỐN PHÉP TÍNH TRÊN CÁC SỐ TỤ NHIÊN Ở LỚP 4
2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4
2.3.3 Cung cấp cho giáo viên, học sinh những kiến thức cơ bản về dạy học hợp tác
Học hợp tác là một hình thức học tập tích cực. Học hợp tác được hiểu là việc học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập trong học nhóm trước hết học sinh cần hiểu rõ bản chất của việc học hợp tác.
- Trong một nhóm học hợp tác có:
+ Nhóm trưởng là người điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
+ Thư kí ghi lại các ý kiến được phát biểu, tổng hợp các ý kiến thảo luận, những phát hiện mới trong nội dung tìm hiểu hay những vấn đề chưa thống nhất trong nhóm để trao đổi lại và xin ý kiến từ giáo viên.
+ Các thành viên trong nhóm nghe theo sự hướng dẫn và sắp xếp của nhóm trưởng, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tất cả thành viên trong nhóm cùng giải quyết một nhiệm vụ học tập, ý thức được mình là một thành phần của nhóm và tất cả phấn đấu vì giải quyết nhiệm vụ chung không có sự cạnh tranh cá nhân vì thành tích riêng.
- Các thành viên phải tích cực suy nghĩ, trao đổi, hoặc thảo luận về nhiệm vụ của nhóm. Giải pháp của nhóm là ý kiến của đa số thành viên trong nhóm.
44
- Hiểu được sự nỗ lực và hợp tác của mỗi các nhân có ý nghĩa quan trọng cho thành công của nhóm.
Giáo viên trong dạy học theo nhóm không phải là người truyền đạt kiến thức cho học sinh, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và giúp đỡ khi nhóm gặp khó khăn.
- Giáo viên phải tạo được quy tắc chung cho lớp, bình đẳng giữa các nhóm và giữa các thành viên trong nhóm.
- Khai thác tốt các nội dung dạy học có thể áp dụng dạy học hợp tác và dự kiến được trình độ năng lực của học sinh. Tùy theo trình độ học sinh mà trong nhóm học hợp tác có nhiệm vụ khác nhau.
- Đảm bảo được sự tham gia tích cực của tất cả các học sinh. Vì vậy, khi thiết kế nhiệm vụ cho các nhóm phải tính đến đặc điểm của nhóm, sự linh hoạt giải quyết nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong nhóm, mọi thành viên đều có thể tham gia ở một khâu trong nhiệm vụ nhóm.
Dạy học hợp tác thực sự thành công và đạt hiệu quả chỉ khi người dạy, người học hiểu được bản chất phương pháp dạy học hợp tác.
2.3.4 Xây dựng một số giáo án thể hiện vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên ở lớp 4
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân.
- Vận dụng tính chất kết hợp và giao hoán của phép nhân vào tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng dạy học
45
- Bảng nhóm, sách giáo khoa, phiếu học tập, bảng phụ ghi tính chất kết hợp của phép nhân và công thức, giấy khổ lớn và bút dạ.
Bảng phụ:
a b c (a × b) × c a × (b × c)
3 4 5
5 2 3
4 6 2
PHIẾU HỌC TẬP
Học và tên: ………..………. Nhóm: ……… Lớp: …...
Câu 1. Tính và so sánh giá tri của hai biểu thức (2 × 3) × 4 và 2 × (3 × 4)
………
………
………
Câu 2. Nếu xem 2 là a, 3 là b, 4 là c, hai biểu thức (2 × 3) × 4 và 2 × (3 × 4) có dạng là những biểu thức chứa chữ nào?
………
………
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 học sinh trả lời câu hỏi:
Phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân và viết công thức của nó.
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét và
- Hát tập thể
- Học sinh trả lời
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- Nghe, nhận xét bài.
46 nhắc lại.
2. Bài mới
2.1 Giới thiệu bài
Với phép nhân, chúng ta đã được học về tính chất giao hoán. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ được làm quen với một tính chất nữa của phép nhân, đó là tính chất kết hợp.
- Ghi đề bài lên bảng
2.2 Giới thiệu tính chất kết hợp
- Để tìm hiểu nội dung bài học, chúng ta thực hiện các phiếu học tập.
- Phát phiếu học tập. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập.
- Yêu cầu học sinh thảo luận trong vòng 3 phút, sau đó trình bày.
- Nhận xét các nhóm và nêu: Khi a = 2, b = 3, c = 4, hai biểu thức (a × b) × c; a
× (b × c) có giá trị bằng nhau và bằng 24. Còn các trường hợp khác của a, b, c, thì giá trị của chúng như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu ví dụ 2.
- Treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn, giới thiệu bảng và nêu yêu cầu của bài tập.
+ Hoạt động nhóm 3 người, mỗi nhóm
- Nghe
- Nối tiếp nhắc lại tên bài
- Nghe
- Nhận phiếu, thảo luận nhóm đôi
- Trao đổi kết quả với nhóm khác
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Nghe
+ Có dạng là (a × b) × c và a × (b × c)
- Nghe
47 thực hiện với một giá trị a, b, c cho trước.
+ Đổi nhóm (nhóm lần 2) sao cho mỗi thành việ trong nhóm thực hiện các phép tính không giống nhau. Hoàn thiện ví dụ 2.
+ Trình bày bài nhóm lần 2 ra khổ giấy lớn, mỗi thành viên báo cáo một phép tính.
- Nhận xét bài báo cáo nhóm, đưa ra câu hỏi cho nhóm:
+ Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức khi a= 3, b = 4, c = 5.
- Em có nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trong ba trường hợp trên?
- Ta nhận thấy, giá trị của hai biểu
thức này luôn luôn bằng nhau. Nêu và viết (a × b) × c = a × (b × c)
- Yêu cầu học sinh phát biểu thành lời
- Treo bảng phụ ghi nội dung và công thức. Yêu cầu học sinh nhắc lại.
- Dựa vào tính chất này có thể tính giá trị của biểu thức a x b x c bằng hai cách
- Học sinh thực hiện yêu cầu vào vở
- Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
- Giá trị hai biểu thức luôn bằng nhau.
- Nghe
- Nêu (a × b) × c là một tích nhân với một số; a × (b × c) là một số nhân với một tích.
- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
- Nối tiếp 5 - 6 học sinh nhắc lại - 1, 2 học sinh nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân
48 như sau (ghi bảng):
a × b × c = (a × b) × c = a × ( b × c) 2.3 Luyện tập
Bài 1
- Đề bài yêu cầu ta điều gì?
- Ghi bảng 2 × 5 × 4 = ? nêu “ Dựa vào tính chất kết hợp ta có thể tính giá trị biểu thức này bằng hai cách”, mời 2 học sinh lên thực hiện.
- Yêu cầu học sinh làm bài 1a vào ở ô li, quan sát cả lớp. Chữa bài
- Vừa rồi cô và cả lớp đã cùng nhau thực hiện bài tập 1 chúng ta cùng chuyển sang sang bài tập 2. Gọi học sinh đọc yêu cầu Tính bằng cách thuận tiện nhất:
Bài 2
+ Lưu ý học sinh vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính sao cho thuận tiện nhất.
- Đề bài yêu cầu tính bằng hai cách
- Quan sát
- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm bảng con.
Cách 1:
2 × 5 × 4 = (2 × 5) × 4 = 10 × 4 = 40 Cách 2:
2 × 5 × 4 = 2 × (5 × 4) = 2 × 20 = 40
- Hoàn thành bài vào vở.
- Nghe
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
- Làm bài cá nhân vào vở ô li, 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Đổi chéo vở, kiểm tra kết quả.
49 + Yêu cầu học sinh làm bài vào vở, 4 học sinh làm bảng nhóm.
- Nhận xét: Cô đồng ý với bài làm của các bạn, Cô có lưu ý nhỏ như sau:
a × (b × c) được gọi là một số nhân với một tích, (a × b) × c là một tích nhân với một số.
Bài 3
- Gọi học sinh đọc đề
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi tóm tắt đề và làm bài.
- Quan sát các nhóm, có thể đưa ra câu hỏi gợi ý cho nhóm:
+ Biết mỗi phòng có 15 bộ bàn ghế, có 8 phòng như thế, như vậy chúng ta tìm
13 × 5 × 2 = 13 × (5 × 2) = 13 × 10
= 130
5 × 2 × 34 = (5 × 2) × 34 = 10 × 34 = 340
2 × 26 × 5 = 26 × (2 × 5) = 26 × 10 = 260
5 × 9 × 3 × 2 = 9 × 3 × (5 × 2) = 9 × 3 × 10 = 9 × (3 × 10) = 9 x 30 = 270 - Nghe
- 1 học sinh đọc đề bài
- Thảo luận, kiểm tra chéo với 3 nhóm khác nhau.
Tóm tắt Có 8 phòng học
Mỗi phòng : 15 bộ bàn ghế Mỗi bộ bàn ghế : 2 học sinh
50 được gì?
- Đã biết mỗi bộ bàn ghế có 2 học sinh, đã tìm được số bộ bàn ghế trong tất cả 8 phòng. Vậy làm thế nào tính được có tất cả bao nhiêu học sinh đang ngồi học?
- Yêu cầu học sinh tìm cách khác giải bài toán.
- Chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
- Nhận xét tiết học
Hỏi tất cả : …..học sinh Bài giải
Mỗi phòng học có số học sinh là 15 × 2 = 30 (học sinh) Có tất cả số học sinh đang ngồi
học là
30 × 8 = 240 (học sinh) Đáp số: 240 học sinh - Nhận xét bài làm các nhóm đã kiểm tra.
- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
- Nghe
Tiết 49 NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
- Thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số (không nhớ và có nhớ).
- Vận dụng phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết quy trình thực hiện tính và bài tập 2 III.Các hoạt động dạy học
51
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn định:
Yêu cầu học sinh chuẩn bị sách vở dể học bài.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Các em đã học cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số ở lớp 3. Cô mời 2 bạn lên bảng thực hiện cho cô phép tính 23289 × 2 - Nhận xét chung
3.Bài mới :
3.1 Giới thiệu bài
Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
3.2 Hướng dẫn thực hiên phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số
a. Phép nhân 241324 × 2 (phép nhân không nhớ)
- Viết lên bảng phép nhân:
241324 × 2
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính vào bảng con, gọi 1 học sinh lên làm bảng lớp
- Cả lớp thực hiện.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào bảng con trao đổi với bạn cách thự hiện tính và lưu ý khi đặt tính và tính.
- Nghe
- Nối tiếp nhắc lại tên bài
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp thực hiện vào bảng con
241324 2 482648
×
52 - Gọi học sinh nêu cách nhân
b. Phép nhân 136204 × 4 (phép nhân có nhớ)
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính vào bảng con, gọi 2 học sinh lên làm bảng lớp.
- Gọi học sinh nêu cách nhân.
- Đưa ra câu hỏi:
+ Các em vừa thực hiện nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số, hãy nêu lại cho cô cách thực hiện phép tính và lưu ý khi thực hiện phép tính.
- Nhận xét chung, treo bảng phụ ghi sẵn cách thực hiện phép tính.
+ Kĩ năng đặt tính: viết các chữ số
- Nêu miệng cách nhân: Nhân theo thứ tự từ phải qua trái
2 nhân 4 bằng 8, viết 8 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 2 nhân 2 bằng 4, viết 4
- 2 học sinh thực hiên trên bảng lớp, lớp làm bài vào vở.
136204 4 544816
+ Kĩ năng đặt tính: viết các chữ số rõ ràng, thẳng hàng nhau, dấu nhân được đặt bên trái và dấu gạch ngang đại diện cho dấu bằng.
+ Thực hiện phép tính: Theo thứ tự từ phải qua trái, nếu kết quả nhân là số có hai chữ số phải nhớ sang hàng kế tiếp.
- Nối tiếp 5 - 6 học sinh đọc cách thực hiện phép tính.
×
53 rõ ràng, thẳng hàng nhau, dấu nhân được đặt bên trái và dấu gạch ngang đại diện cho dấu bằng.
+ Thực hiện phép tính: Theo thứ tự từ phải qua trái, nếu kết quả nhân là số có hai chữ số phải nhớ sang hàng kế tiếp.
3.3 Luyện tập- thực hành Bài 1
- Gọi học sinh đọc đề
- Yêu cầu học sinh làm vào vở - Kiểm tra bài ở bảng, kiểm tra bài làm trong vở của học sinh.
- Hỏi:
+ Nêu thứ tự thực hiện phép nhân?
+Nhận xét cách đặt tính và tính.
- Yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc thực hiện phép nhân
Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
- 1 - 2 học sinh đọc đề bài
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở
341231 214325
2 4
682462 857300
102426 410536
5 3
512130 1231698 - Nhận xét bài làm của bạn
- Nêu quy tắc thực hiện phép nhân
- Đọc: Viết giá trị của biểu thức vào ô trống
× ×
× ×
54 - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi trong 4 phút ghi giá trị của biểu thức vào ô trống.
- Gọi học sinh trình bày cách làm
- Hỏi: Ở bài tập 2 này có dạng toán gì?
- Nhận xét bài làm của các nhóm Bài 3
- Gọi học sinh đọc đề
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 3 người về cách làm và làm vào phiếu giấy khổ rộng.
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn những học sinh yếu
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức của phần a, phần b.
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm đôi ghi giá trị của biểu thức vào ô trống
- Nhóm đôi làm việc theo yêu cầu của bài
- Đại diện nhóm nêu cách làm và nêu kết quả bài làm
- Nhóm khác bổ sung, chữa bài
- Biểu thức có chứa chữ, phép tính nhân
- 1 học sinh đọc: Tính
- Thảo luận nhóm bàn về cách làm, tự làm bài vào giấy khổ rộng của nhóm sau đó thống nhất kết quả nhóm, ghi lại.
- Đại diện nhóm lần lượt dán kết quả và báo cáo.
a. 321475 + 423507 × 2
= 321475 + 847014
= 1168489
843275 – 123568 × 5
= 843275 – 617840
= 225435
b. 1306 × 8 + 24573 = 10448 + 24573
55 Bài 4:
- Gọi học sinh đọc đề bài toán - Yêu cầu thảo luận nhóm, tóm tắt và làm bài vào giấy khổ to.
- Tổ chức các nhóm tranh luận theo câu hỏi:
+ Huyện đó có bao nhiêu xã vùng thấp, bao nhiêu xã vùng cao?
+ Mỗi xã vùng thấp được cấp bao nhiêu quyển truyện?
+ Mỗi xã vùng cao được cấp bao nhiêu quyển truyện?
+ Muốn tính số quyển truyện huyện đó được cấp ta làm sao?
- GV nhận xét chung 4. Củng cố, dặn dò:
- Muốn thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số ta làm sao?
- Nhận xét tiết học
= 35021
609 × 9 – 4845 = 5481 – 4845 = 636
- 2 học sinh lần lượt nêu, trong phép tính có nhiều phép tính ta thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.
- 2 học sinh nối tiếp đọc
- Nhóm 6 thảo luận cách giải và giải vào phiếu.
- Dán kết quả lên tường lớp, các nhóm đi quan sát bài làm nhóm khác trong 3 phút.
Bài giải
Huyện đó được cấp số quyển truyện là 8 × 850 + 9 × 980 = 15620 (quyển)
Đáp số: 15620 quyển truyện - Thảo luận với nhóm những thắc mắc về bài làm
- Nghe
- Muốn thực hiện phép nhân số có nhiều chữ số với số có 1 chữ số ta thực hiện đặt tính và nhân từ phải qua trái.
- Lắng nghe
56
Tiểu kết chương 2
Chương này, tôi trình bày nội dung vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học bốn phép tính trên số tự nhiên với định hướng: hoàn thiện kiến thức cũ cho học sinh; hình thành và phát triển kiến thức mới của bài học; luyện tập thực hành, củng cố kiến thức hoặc ôn tập, hệ thống hóa kiến thức đã học.
Quy trình dạy học hợp tác trong các tình huống dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên gồm các bước:
- Xác định mục tiêu bài học, nội dung bài học.
- Thiết kế kế hoạch bài học để dạy học hợp tác (lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức và đồ dùng đạy học).
- Tổ chức dạy học hợp tác:
+ Bước 1: Làm việc cả lớp + Bước 2: Làm việc nhóm
+ Bước 3: Thảo luận chung cả lớp
Để dạy học nội dung bốn phép tính và tính chất các phép tính trên số tự nhiên trong chương trình lớp 4 theo hướng vận dụng dạy học hợp tác đạt hiệu hiệu quả cao, tôi xin đề xuất bốn giải pháp:
- Xác định các kiến thức về bốn phép tính trên các số tự nhiên có thể sử dụng phương pháp dạy học hợp tác đạt hiệu quả
- Đổi mới phương pháp dạy học, phối hợp sử dụng các phương tiện dạy học hợp lí
- Cung cấp cho giáo viên, học sinh những kiến thức cơ bản về dạy học hợp tác
- Xây dựng một số một số giáo án thể hiện việc vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học bốn phép tính trên các số tự nhiên trong chương trình Toán 4.