Chương 1. LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
1.2. Kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp của một số địa phương
1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 1.2.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
Cũng như Việt Nam, ngành nông nghiệp của Thái Lan cũng chiếm vị trí rất quan trọng. Sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Thái Lan. Từ đó đến nay cùng với sự hồi phục và phát triển Thái Lan đã có những thành tựu đáng kể là một trong những nước có trữ lượng xuất khẩu gạo khá cao trên thế giới. Để thực hiện được kết quả này, Thái Lan đã không ngừng đổi mới trong các chính sách thu hút đầu tư, đồng thời có những ưu đãi rất lớn trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Trước tiên, Thái Lan có cơ quan chuyên trách về ưu đãi đầu tư là ủy ban đầu tư Thái Lan (BOI), cơ quan này chuyên xem xét ưu đãi cho từng dự án và
phân loại dự án đầu tư theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế cả nước, chứ không phải chỉ một vùng miền nào đó.
Thứ hai, Thái Lan thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nướcbao gồm các khuyến khích cho đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như bằng thuế và các khuyến khích không bằng thuế như sau:
Các khuyến khích bằng thuế, bao gồm: miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; khấu trừ hai lần chi phí vận chuyển, điện và nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu và nguyên liệu thiết yếu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu.
Thứ ba, thủ tục hành chính, Thái Lan thực hiện xây dựng các thủ tục hành chính gọn nhẹ, đơn giản rất hấp dẫn với nhà đầu tư. Tạo mọi điệu kiện để có thể đẩy nhanh được hoạt động đầu tư cho nhà đầu tư..
Thứ tư, Thái Lan khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các vùng xa Bangkok và vùng nông thôn để thu hẹp khoảng cách phát triển. Ngoài ra, do chi phí cuộc sống tăng, thiếu nguyên liệu, Chính phủ Thái Lan cũng khuyến khích doanh nghiệp Thái Lan đầu tư ra nước ngoài, nhất là các quốc gia ASEAN.
1.2.1.2 Kinh nghiệm của Malaysia
Trong những năm gần đây Malaysia đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp bằng nhiều chính sách khác nhau:
Thứ nhất, tạo lập môi trường pháp lý, chính trị- xã hội hấp dẫn:
- Malaysia liên tục hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến đầu tư quốc tế nhằm tạo môi trường lí tưởng, thuận tiện và minh bạch thu hút các nước phát triển đầu tư, như: Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Thuế thu nhập, Luật Hải quan, Luật Thuế thu nhập đặc biệt, Luật Thương mại, Luật thuế môn bài.
- Thực hiện chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài bằng các qui định về sở hữu, tài sản, tỉ lệ góp vốn…đảm bảo tính minh bạch và công bằng giữa nhà đầu tư nước ngoài và trong nước.
- Mặc dù là quốc gia đa sắc tộc, đa tôn giáo, thể chế chính trị đa nguyên nhưng Malaysia luôn đảm bảo ổn định chính trị- xã hôi trong nước.
Thứ hai, thực hiện ưu đãi về chính sách tiền tệ
Malaysia chủ trương thực hiện chính sách tài chính tiền tệ nhằm định hướng các nhà đầu tư theo định hướng ưu tiên phát triển của đất nước, đặc biệt ưu tiên hình thức FDI hơn các hình thức đầu tư quốc tế khác.
-Ưu đãi về thuế thu nhập: Malaysia miễn thuế thu nhập doanh nghiệp tùy theo mức độ vốn đầu tư, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu, miễn giảm với các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên.
-Chính sách tiền tệ: duy trì chính sách tỉ giá ổn định, tăng cường kiểm soát ngoại hối, chống đầu cơ tiền tệ từ nước ngoài, ổn định giá cả, khuyến khích tiết kiệm để đầu tư phát triển. Để tạo lòng tin từ các nhà đầu tư và khuyến khích đầu tư dài hạn, Malaysia áp dụng chính sách tiền gửi ở mức thấp nhất và không chênh lệch nhiều với lãi suất ở các nước lớn như Mỹ.
Thứ ba, Malaysia thực hiện tốt chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ quá trình tiếp nhận đầu tư, Malaysia đã chuẩn bị chu đáo, dành nhân lực và tài lực vào phát triển đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp từ giáo dục phổ thông, đại học, đào tạo nghề, đào tạo công nhân lành nghề, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Tỉ lệ chi cho giáo dục luôn chiếm phần lớn nhất trong tổng chi ngân sách. Chỉ số phát triển nhân lực HDI của Malaysia vượt trội hơn nhiều nước trong khu vực như Phillipine, Indonesia ở cùng thời điểm.
1.2.2 Kinh nghiệm tại một số địa phương trong nước 1.2.2.1 Kinh nghiệm của huyện Đông Anh
Đông Anh là một Huyện ngoại thành, ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ
và du lịch đã được Chính phủ và Thành phố phê duyệt, là đấu mối giao thông quan trọng nối Thủ Đô Hà Nội với các Tỉnh phía Bắc. Với nhiều lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhưng chính quyền huyện vẫn hết sức chú trọng tới việc phát triển nông nghiệp, trong đó có vấn đề thực hiện triệt để chủ nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
Ngày 30/10/2015 vừa qua, UBND huyện Đông Anh tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP và Triển khai Nghị định 55/2015/NĐ- CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Trong giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tăng bình quân 5,5%, riêng năm 2014 đạt 2.007,9 tỷ đồng.
Hàng loạt các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại… đều có những bước phát triển mạnh mẽ.
Để thực hiện có hiệu quả Nghị định 41, huyện đã chỉ đạo các ngân hàng chủ động xây dựng các Đề án đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
Trong đó, Agribank chi nhánh Đông Anh là đơn vị nòng cốt thực hiện triển khai Nghị định 41.
Cụ thể, Agriank chi nhánh Đông Anh đã xây dựng Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đặc biệt, việc phối hợp giữa Agribank chi nhánh Đông Anh với các tổ chức hội như hội phụ nữ, hội nông dân… đã góp phần tạo thuận lợi cho nông dân được vay vốn tốt hơn.
Việc triển khai Nghị định 41 đã đem lại hiệu quả thiết thực làm thay đổi bộ mặt ngành nông nghiệp, trong đó ngành Ngân hàng mà nòng cốt là Agribank chi nhánh Đông Anh đóng vai trò quyết định.
Vốn tín dụng đã góp phần làm chuyển đổi hàng ngàn ha cây trồng, vật nuôi từ năng suất, chất lượng thấp đã đạt năng suất chất lượng cao. Nhiều hộ
vay đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.
1.2.2.2 Kinh nghiệm của huyện Quế Võ
Huyện Quế Võ có QL 18 từ Nội Bài đến Quảng Ninh chạy qua địa phận Huyện dài 22km, là cầu nối phát triển kinh tế xã hội giữa huyện với các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Vĩnh Phúc.
Là một huyện có truyền thống nông nghiệp, đặc biệt là cây khoai tây, trước kia người dân Quế Võ trồng những giống khoai tây cũ đã thoái hóa nên năng suất thấp, chất lượng giảm, nhiều sâu bệnh. Nông dân thường bảo quản khoai tây giống trên giàn bếp hoặc dưới gầm giường nên dễ bị mọc mầm, tiêu hao nhiều dinh dưỡng và giảm chất lượng cây giống.
Để có thể cải thiện được tình trạng này, huyện Quế Võ đã có những chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn tập trung đầu tư hạ tầng kho bãi, hệ thống bảo quản và sơ chế đối với cây khoai tây, qua đó nâng cao được khả năng bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn xuất đi các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, chính vì vậy, người nông dân đã thực sự làm giầu từ cây khoai tây. Năm 2003tỉnh hỗ trơ ̣ kinh phí để xây dựng kho lạnh đầu tiên ở huyê ̣n. Đến năm 2006 toàn huyện có 12 kho lạnh. Các kho lạnh đươ ̣c các đơn vi ̣ khác nhau đầu tư, như chính quyền tỉnh, doanh nghiệp và cá nhân. Điều này có thể thấy, việc huy động nguồn lực, nguồn vốn phục vụ hạ tầng sản xuất khoai tây đã được huyện làm khá tốt trong giai đoạn này. Điểm đặc biệt trong chiến lược thu hút nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp tại huyện Quế Võ chính là chính quyền huyện ngoài việc sử dụng nguồn tín dụng thương chương trình 41, còn đẩy mạnh việc vận động các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tập trung nguồn vốn đầu tư phục vụ sản xuất, chính vì thế mang lại hiệu quả gắn kết cao giữa người nông dân và doanh nghiệp.
1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Phú Lương
Từ những kinh nghiệm trên, có thể thấy rằng, vấn đề thu hút nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp tại các địa phương thường được tập trung vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức thương mại, theo chương trình 41, bên cạnh đó, vấn đề liên kết các doanh nghiệp trên địa bàn cũng mang lại hiệu quả cao trong việc tận dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp trong việc đầu tư hạ tầng sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, huyện Phú Lương có thể thấy được các kinh nghiệm từ thực tế trên như sau:
Thứ nhất, huyện cần làm việc với các ngân hàng trên địa bàn, kết nối người nông dân với các ngân hàng một cách triệt để, để khai thác mạnh mẽ những ưu đãi theo quy định của nhà nước về việc vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, tuân theo chương trình 41.
Thứ hai, huyện cần tích cực thực hiện các công tác vận động, tuyên truyền, đối với các chủ doanh nghiệp trên địa bàn, để thuyết phục họ tham gia vào các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp.
Thứ ba, huyện có thể mở rộng kênh đầu tư đối với các nguồn vốn hỗ trợ ODA, hay nguồn vốn FDI, để đa dạng hóa nguồn vốn phục vụ phát triển nông nghiệp của huyện, tuy nhiên, với các nguồn vốn nước ngoài, huyện cần phải có những sự chuẩn bị chu đáo, lên kế hoạch chi tiết từ khâu thu hút nguồn vốn, triển khai sử dụng nguồn vốn cho các dự án trên địa bàn.
Chương 2