Thu hút vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 60)

Chương 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN PHÚ LƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN

3.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện Phú Lương giai đoạn 2013 - 2015

3.2.1. Thu hút vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn như kiên cố hóa kênh mương, tu bổ đê điều… Về hướng đầu tư cho công tác thủy nông của nguồn vốn này là đầu tư vào xây dựng phát triển các hệ thống thủy nông mới; đầu tư khôi phục, sửa chữa lớn các hệ thống thủy nông đang vận hành hết hạn sử dụng; đầu tư ứng dụng kỹ thuật; công nghệ mới; trợ giá dịch vụ thủy nông trong các trường hợp thiên tai; tiêu thoát nước phi canh tác;

trợ cấp vốn đầu tư phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và hợp tác xã.

Ngoài ra nguồn vốn này được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương. Dưới đây là kết quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phân theo cơ cấu ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp huyện Phú Lương giai đoạn 2013-2015 ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Vốn kế hoạch

Vốn thực tế

Tỷ lệ TT/KH

(%)

Vốn kế hoạch

Vốn thực tế

Tỷ lệ TT/KH

(%)

Vốn kế hoạch

Vốn thực tế

Tỷ lệ TT/KH

(%) Vốn đầu tư từ

ngân sách trung ương

25.243 23.295 92,28 23.435 22.404 95,60 26.097 25.138 96,33

Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương

19.068 14.707 77,13 19.355 14.689 75,89 23.425 15.870 67,75

Tổng vốn

đầu tư 44.311 38.002 85,76 42.790 37.093 86,69 49.522 41.008 82,81

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Phú Lương Có thể thấy tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng giảm đột ngột qua các năm, cụ thể: năm 2013 là 38.002 triệu đồng, năm 2014 là 37.093

triệu đồng và năm 2015 là 41.008 triệu đồng. Chứng tỏ huyện Phú Lương chưa có những chính sách và kế hoạch hỗ trợ phát triển nông nghiệp một cách ổn định mà mới chỉ xuất phát từ nhu cầu cấp bách hàng năm. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thì tỷ trọng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng chủ yếu: năm 2013 nguồn vốn này là 23.295 triệu đồng, năm 2014 là 22,404 triệu đồng đến năm 2015 là 61,3 triệu đồng. Nguồn vốn này hỗ trợ tỉnh trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông nghiệp địa phương theo chiến lược phát triển nông nghiệp của nhà nước. Đồng thời, nguồn vốn từ ngân sách trung ương còn giúp huyện Phú Lương thực hiện các chiến lược về phát triển nông nghiệp thông qua các chương trình mục tiêu phát triển quốc gia về nông nghiệp. Trên địa bàn huyện Phú Lương, giai đoạn 2011-2015 năm qua đã thực hiện các chương trình: xây dựng mô hình sản xuất lúa giống tại chỗ: Việt Lai 20, Bao Thai....Xây dựng nhiều mô hình trình diễn, khảo nghiệm các giống lúa có năng suất, chất lượng cao như GS9, HT9, HT1, Syn 6…Dự án Chuối tây tại xã Yên Ninh, các mô hình trồng lúa nếp Vải, cánh đồng một giống; trồng Bí xanh. Mô hình trồng cây dược liệu trên 15 ha: cây Đinh Lăng, Thìa Canh, Ba Kích... Tuy nhiên, khi xét về tình hình vốn thực hiện thực tế so với kế hoạch, nhận thấy nguồn vốn này còn thấp so với kế hoạch được giao, cụ thể: năm 2013, nguồn vốn thu hút đạt 92,28% so với kế hoạch, năm 2014 đạt 95,6% so với kế hoạch và năm 2015 là 96,33% so với kế hoạch.

Bên cạnh đó, nguồn vốn từ ngân sách địa phương mặc dù chiếm tỷ lệ tỷ trọng thấp hơn, dưới 40% nhưng nguồn vốn này cũng là một nguồn lực quan trọng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông nghiệp với mục đích phòng chống thiên tai, tu bổ đê điều, kiên cố hóa kênh mương bảo vệ sản xuất. Năm 2013, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương là 14.707 triệu đồng, đạt 77,13% so với kế hoạch được giao,năm 2014 là 14.689 triệu đồng đạt 75,89% so với kế hoạch và năm 2015 là 15.870 triệu đồng đạt 67,75% so với kế hoạch. Mặc dù, tỷ lệ vốn thực tế hoàn thành so với kế hoạch hàng năm rất thấp song nguồn vốn ngân

sách địa phương cùng với nguồn ngân sách trung ương đã hỗ trợ huyện Phú Lương tiến hành xây dựng các cơ sở sản xuất cây con giống, nhà kho… của Trung tâm Giống gia súc, Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng, các xí nghiệp thuộc công ty giống cây trồng của huyện. Nguồn vốn này cũng giữ vai trò chủ đạo trong công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thử nghiệm giống mới, đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ kỹ thuật nông nghiệp, bác sỹ thú ý, cán bộ bảo vệ thực vật. Đồng thời hỗ trợ các hoạt động phổ biến, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tới hộ nông dân, xây dựng hệ thống khuyến nông để thực hiện việc chuyển giao công nghệ và kỹ thuật nông nghiệp. Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giống cây trồng, giống gia súc và giống nông thủy sản, đáp ứng nhu cầu giống có năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất.

Như vậy, trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp thì nguồn vốn đầu tư tư ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng chủ yếu, nguồn vốn Ngân sách địa phương chỉ chiếm tỷ lệ mỏng. Điều này thể hiện sự phụ thuộc của công tác phát triển nông nghiệp vào nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2013 - 2015. Mặt khác, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch vốn chưa đạt so với kế hoạch đề ra hàng năm cả về nguồn vốn từ ngân sách trung ương và địa phương. Song tỷ lệ này đã có xu hướng tăng dần lên qua các năm cho thấy sự phấn đấu nỗ lực trong công tác thu hút vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của huyện Phú Lương.

Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực đầu tư

Nguồn vốn đầu tư cho ngân sách Nhà nước tại huyện Phú Lương được ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực thuộc khu vực công bao gồm: đầu tư cho hệ thống thủy lợi, đầu tư cho các chương trình giống cây trồng, vật nuôi, đầu tư cho phát triển hạ tầng thủy sản, đầu tư cho phát triển hạ tầng nâng nghiệp, đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn và hạ tầng thương mại hàng nông sản, đầu tư cho nghiên

cứu khoa học và bảo vệ môi trường. Bảng số liệu dưới đây cho thấy cơ cấu vốn đầu tư cho các lĩnh vực từ nguồn vốn ngân sách tại huyện Phú Lương.

Bảng 3.4: Cơ cấu vốn theo lĩnh vực đầu tư

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Vốn kế hoạch

Vốn thực tế

Tỷ lệ TT/KH

(%)

Vốn kế hoạch

Vốn thực tế

Tỷ lệ TT/KH

(%)

Vốn kế hoạch

Vốn thực tế

Tỷ lệ TT/KH

(%) Vốn đầu tư

cho hệ thống thủy lợi

20.110 19.001 94,5 21.933 18.917 86,3 23.008 19.684 85,6

Vốn đầu tư cho các chương trình giống cây trồng, vật nuôi

9.008 8.740 97,0 8.209 7.419 90,4 9.709 8.612 88,7

Vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng thủy sản

5.310 4.180 78,7 4.808 4.451 92,6 5.200 4.101 78,9

Vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng lâm nghiệp nghiệp

7.118 4.560 64,1 4.010 3.709 92,5 6.108 5.331 87,3

Vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn và hạ tầng thương mại hàng nông sản

2.086 1.140 54,7 3.061 2.226 72,7 4.408 2.460 55,8

Vốn đầu tư cho nghiên

679 380 56,0 769 371 48,2 1.089 820 75,3

cứu khoa học và bảo

vệ môi

trường

Tổng 44.311 38.002 85,8 42.790 37.093 86,69 49522 41.008 82,81

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Phú Lương

Dựa vào bảng số liệu nhận thấy tỷ lệ hoàn thành vốn kế hoạch của nguồn vốn ngân sách nhà nước cho công tác phát triển nông nghiệp chia theo từng lĩnh vực ở mức khá cao. Trong đó đầu tư nhiều nhất là dành cho thuỷ lợi (thường chiếm 50% trở lên). Đối với nguồn vốn đầu tư cho hệ thống thủy lợi:

năm 2013 nguồn vốn thực tế dành cho công tác này là 19.001 triệu đồng, tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch là 94,5%, năm 2014 là 18.917 triệu đồng với tỷ lệ là 86,3%, đến năm 2015 nguồn vốn dành cho công tác này tăng 19.684 triệu đồng và tỷ lệ là 85,6%. Với việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư cho công tác này mà trong những năm qua hệ thống thủy lợi của huyện Phú Lương đã được cải thiện: số lượng hồ chứa nước được tăng lên làm tăng tổng dung tích trữ nước, các trạm bơm được tu sửa và xây mới đảm bảo nguồn nước tưới tiêu phụ vụ

nông nghiệp, điển hình là trạm bơm nước tại các xã Phấn Mễ, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, ....đồng thời tiếp tục đầu tư kiến cố hóa kênh mương, xây dựng thêm mới các trạm bơm tại các xã Vô Tranh, Yên Đổ, Hợp Thành, Động Đạt..

Đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho chương trình giống cây trồng, vật nuôi: năm 2013 nguồn vốn đầu tư thực tế dành cho công tác này là 8.740 triệu đồng, tỷ lệ hoàn thành thực tế so với kế hoạch là 97%, năm 2014 là 7.419 triệu đồng với tỷ lệ 90,4%, đến năm 2015 tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch của nguồn vốn đầu tư cho chương trình là 88,7%. Nhờ nguồn vốn đầu tư cho chương trình này mà huyện Phú Lương đã được hỗ trợ kịp thời trong việc cung cấp đủ giống có chất lượng phục vụ sản xuất, hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống trong huyện về chọn tạo và nhân giống. Đồng thời, nguồn vốn đầu từ cho chương trình này đã góp phần tăng cường năng lực cho phòng nông nghiệp và

phát triển nông thôn của huyện về các vấn đề bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng. Từ đó, góp phần vào việc đẩy mạnh khả năng dự báo, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trồng trong huyện, giảm rủi ro đáng kể trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình này cũng góp phần vào triển khai thực hiện các quy trình sản xuất cây trồng vật nuôi đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm trừ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Nhờ các chương trình đầu tư cho cây trồng, vật nuôi mà nhiều mô hình trang trại, gia trại được phát triển điển hình là các mô hình của ông Nguyễn Kim Xưa xã Phấn Mễ nuôi 10.000 con gà/ lứa, thu nhập đạt 300 triệu đồng/năm; chăn nuôi lợn ngoại của ông Bùi Đức Dũng thị trấn Đu nuôi 100 nái ngoại, 200 lợn thịt, đạt thu nhập 400 triệu đồng/năm; mô hình nuôi dê của ông Đinh Văn Quyền số lượng trên 100 con, thu nhập bình quân 300 triệu đồng/năm; mô hình nuôi gà của Ông Phạm Ngọc Bảo có thu nhập khoảng 300- 400 triệu đồng/năm... xây dựng mô hình cải tạo đàn trâu Mural, bò lai Sinhd, dê Boer

Đối với nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển hạ tầng thuỷ sản: Mặc dù Phú Lương là huyện trung du miền Núi nhưng ngành thủy sản tại huyện Phú Lương cũng khá phát triển bao gồm: nuôi tôm, cá nước ngọt và nuôi trồng thủy sản giá trị kinh tế cao (chuyển đổi cơ cấu thủy sản thâm canh và mô hình hiệu quả kinh tế cao). Do đó, nguồn vốn ngân sách đầu tư cho phát triển hạ tầng thủy sản cũng được chú trọng tại huyện. Năm 2013, nguồn vốn cho phát triển thủy sản của Huyện là 4.180 triệu đồng, tỷ lệ thực tế so với kế hoạch là 78,7%, năm 2014 là 4.451 triệu đồng, tỷ lệ 92,6% và năm 2015 là 4.101 triệu đồng. Nhờ nguồn vốn đầu tư cho công tác này Huyện đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng bao gồm xây dựng các trại cá và trại tôm để bán con giống cho bà con trong huyện.

Đối với nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng nông nghiệp: Huyện Phú Lương có diện tích rừng và đất rừng phòng hộ 3.550,4 ha, chiếm 7,5% trong tổng số 47.232,6 ha rừng và đất rừng phòng hộ của tỉnh Thái Nguyên. Do có

lợi thế về lâm nghiệp nên đầu tư cho phát triển hạ tầng nông nghiệp tại huyện luôn được chú trọng với tỷ lệ hoàn thành thực tế so với kế hoạch hàng năm từ 64,1% đến 92,5% và giá trị nguồn vốn cho phát triển hạ tầng nông nghiệp 3 năm 2013, 2014,2015 lần lượt là4.560 triệu đồng, 3.709 triệu đồng và 5.331 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư bao gồm: xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện tại huyện Phú Lương, đầu cho công tác phát hiện cháy và phòng chống cháy rừng…

Đối với nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng nông thôn và hạ tầng thương mại hàng nông sản: bao gồm nguồn vốn đầu tư xây trường, xây trạm ý tế, xây chợ nông sản, xây hệ thống đường trong xã, huyện và hệ thống đường đến các chợ nông sản. Nhờ vậy, trong 5 năm 2011 - 2015, toàn huyện đã cải tạo và nâng cấp được 169 công trình với trên 122 km đường bê tông nông thôn trục xã, liên xã, liên xóm. Đến nay, toàn huyện có 153,17km/199,47km đường trục xã đạt chuẩn; 164,78/344km đường trục thôn đạt chuẩn; 136,5km/485,9km đường ngõ xóm không lầy lội vào mùa mưa. Đồng thời, chính quyền huyện Phú Lương cũng đầu tư nâng cấp, xây mới 26 trường học; mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố, trong những năm qua đã xây dựng mới được 9 trạm y tế, sửa chữa nâng cấp 4 trạm y tế...

Đối với nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường:

đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tất cả các lĩnh vực đầu tư với nguồn vốn trong 3 năm từ 2013 đến 2015 lần lượt là 380 triệu đồng, 371 triệu đồng và 820 triệu đồng.

Như vậy, mặc dù đã đạt được khá nhiều thành công trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực phát triển nông nghiệp song công tác thu hút nguồn vốn này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể: Cơ cấu đầu tư còn chậm, nguồn vốn ngân sách hạn chế, đầu tư vào thủy lợi chiếm quá nhiều, trong khi đó đầu tư cho khoa học công nghệ còn thấp. Lượng vốn vẫn chưa đáp ứng được theo kế hoạch hàng năm của huyện từng lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)