Căn cứ vào những cơ sở lý luận và thực tiễn nào nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp?
Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện Phú Lương như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện Phú Lương?
Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện Phú Lương là gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã công bố liên quan đến đề tài từ các nguồn: thu thập trực tiếp tại UBND và các cơ quan chức năng huyện Phú Lương gồm có Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Tài chính, Phòng Kế hoạch đầu tư. Thông tin liên quan đến phần tổng quan được thu thập từ các thư viện trong Đại học Thái Nguyên, cục thống kê Thái Nguyên và các trang mạng internet.
Thông tin sơ cấp: được thu thập thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý kinh tế nông nghiệp và các phòng ban liên quan tại huyện Phú Lương. Nội dung của việc thu thập thông tin sơ cấp tập trung vào các vấn đề về nội dung công tác triển khai thực hiện các hoạt động thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của huyện Phú Lương, đánh giá của các đối tượng khảo sát về những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện. Thời gian thực hiện khảo sát từ 15/04/2016 đến ngày 30/04/2016.
Số liệu sơ cấp cũng được thu thập từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, và các tổ chức tài chính trên địa bàn huyện Phú Lương, nhằm đánh giá về tính thiết thực và hiệu quả của các hoạt động thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tại huyện Phú Lương. Đồng thời cũng đánh giá về sự sẵn sàng của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, những vấn đề tồn tại cần tháo gỡ để các doanh nghiệp và tổ chức tài chính mạnh dạn cung cấp nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp tại huyện. Thời gian khảo sát dự kiến từ 30/04/2016 đến 10/05/2016.
Số mẫu khảo sát dự kiến là 150 người, hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện.
Đối với việc thu thập số liệu sơ cấp, phương pháp sử dụng đều là phỏng vấn, khảo sát, trong đó, việc khảo sát các đối tượng được thực hiện với hình thức phát phiếu điều tra trực tiếp đối với các đối tượng khảo sát tại nơi ở hoặc nơi làm việc, với sự trợ giúp của các cơ sở chính quyền xã, thị trấn trong huyện đối với việc giới thiệu thực hiện khảo sát tại địa phương.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
+ Nội dung phương pháp
Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được tại thời điểm hiện tại của đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là các cán bộ quản lý kinh tế nông nghiệp tại huyện Phú Lương từ việc nghiên cứu thực nghiệm qua các tài liệu thu thập được và qua các cuộc khảo sát, lấy ý kiến. Với việc sử dụng các kỹ thuật của phương pháp thống kê mô tả như: bảng biểu, đồ thị, sơ đồ… sẽ giúp chúng ta đưa ra những thống kê mô tả một cách chính xác và chân thực nhất tình hình thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện Phú Lương để đưa ra những giải pháp tốt nhất nhằm đẩy mạnh công tác này.
+ Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
Sử dụng phần mềm Excel.Căn cứ vào kết quả điều tra bởi số ý kiến và thang điểm 5 tính ra điểm trung bình theo công thức:
Điểm TBT = ∑ (a1*b1+ a2*b2+ a3*b3+ a4*b4+ a5*b5)/B Trong đó: a là điểm theo thang điểm 5
b là số ý kiến cho từng loại điểm B là tổng số ý kiến.
Trong nghiên cứu này, tổng số phiếu kháo sát hợp lệ được sử dụng là 200 phiếu, do đó B = 200.
-Thể hiên thông tin
Các số liệu chủ yếu được thể hiện bằng bảng, biểu, biểu đồ, đồ thị và biểu thức toán học.
2.2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh
Cũng giống với nội dung của phương pháp thống kê mô tả là sử dụng số liệu để phân tích, nhưng điểm khác ở đây là phương pháp thống kê so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ phát triển hay không phát triển để kịp thời đưa ra các giải pháp để thấy được tình hình thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện Phú Lương.
2.2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp vấn đề
Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những bộ phận ấy.
Trong đề tài này đối tượng mà chúng ta nghiên cứu đó là đội ngũ cán bộ
quản lý kinh tế nông nghiệp của huyện Phú Lương. Nhiệm vụ của phân tích ở đây là thông qua cái riêng là vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện
để tìm ra được cái chung, thông qua các hiện tượng các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện để đưa ra các biện pháp đẩy mạnh công tác này.
2.2.2.4. Phương pháp sử dụng thang đo Likert
Ở đề tài này, tác giả tiến hành điều tra, lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lương để có cái nhìn khách quan nhất về công tác thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện Phú Lương.
Tác giả, sử dụng thang điểm 5 trong việc quy định và cho điểm các mức độ đánh giá của nhân viên theo quy ước sau:
1 Rất không hài lòng 2 Không hài lòng 3 Bình thường 4 Hài lòng 5 Rất hài lòng
Kết quả phỏng vấn sẽ được chia theo các mức sau:
Rất không hài lòng
Không
hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1,0 - 1,8 1,81 -2,6 2,61 - 3,4 3,41 - 4,2 4,21 - 5,0
Với các mức độ đánh giá được quy định về thang điểm 5 sẽ giúp cho quá trình điều tra, phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và sau đó tác giả chỉ cần tổng hợp lại các phiếu điều tra và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để cho ra kết quả cuối cùng về mức độ trung bình của việc đánh giá của nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của huyện Phú Lương.
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
(1)Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô và cơ cấu vốn đầu tư thu hút cho nông nghiệp
- Theo nguồn huy động - Theo lĩnh vực đầu tư
(2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình thực tế kế hoạch thu hút vốn đầu tư (3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư.
(4) Nhóm chỉ tiêu phản ảnh tác động của thu hút vốn đầu tư đến sản xuất nông nghiệp.
Chương 3