Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
1.2.2. Kinh nghiệm xây dư ̣ng nông thôn mới của một số đi ̣a phương ở Việt
Thực hiện Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai (gọi tắt QĐ 74) về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2015, Kế hoạch số 97-KH/TU ngày 28/12/2008 của Tỉnh ủy (KH 97) về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đã quyết định các chỉ tiêu, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện theo từng
lĩnh vực, làm cơ sở cho các Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện
Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Kế hoạch 97 của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã chuyển dịch theo hướng tích cực; công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ngày càng được quan tâm; thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển đáng kể, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có chiều hướng giảm dần; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn từng bước được cải thiện. Các cơ sở y tế đã dần được nâng cấp, xây mới theo hướng đạt chuẩn, có bác sỹ phục vụ thường xuyên. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, trung tâm Học tập Cộng đồng tại các xã hoạt động tốt, có nhiều hoạt động thiết thực đối với đời sống nhân dân: Thường xuyên mở các lớp chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây trồng vật nuôi, lớp dạy nghề lái xe...; trung tâm văn hóa - thể thao được xây dựng ngày càng nhiều nên ngày một thu hút đông đảo nhân dân đến sinh hoạt và hoạt động thể dục thể thao; Đài phát thanh truyền hình hoạt động có chất lượng, hiệu quả, thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân. Tình hình chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững; môi trường sinh thái được quan tâm bảo vệ và ngày càng cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ công viên chức, lực lượng vũ trang và mọi người dân đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông thôn được nâng lên, tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện các phong trào phát triển nông thôn.
Về cơ chế đầu tư cho các xã điểm nông thôn mới để thực hiện bộ tiêu chí còn thiếu tính cụ thể. Một số địa phương chưa thực sự tập trung chỉ đạo cũng như ưu tiên bố trí vốn cho các xã điểm nông thôn mới để tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu theo giai đoạn đã được xác định tại Quyết định số 74 và Kế hoạch số 97 của UBND tỉnh.
Về sản xuất nông nghiệp:
- Sản xuất còn manh mún, các mô hình còn nhỏ lẻ (thuộc hộ và các nhóm hộ), những sản phẩm mới ở dạng hình thức, năng suất thấp, chất lượng chưa đáp ứng, giá thành vẫn cao, thu nhập của người dân có tăng nhưng còn thấp.
- Chưa thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa trong khi doanh nghiệp là nhân tố cốt lõi tham gia thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Sản phẩm nông nghiệp làm ra chưa áp được mức giá ổn định, việc lựa chọn hướng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi của người dân còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến phương thức canh tác nhiều loại cây trên một diện tích đất sản xuất sẽ làm hạn chế trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và nâng cao chất lượng vùng chuyên canh.
- Một số lĩnh vực sản xuất vẫn còn khó khăn như quy hoạch thủy sản chưa thực hiện được, việc quản lý số bè nuôi cá của một số địa phương thiếu chặt chẽ, còn lỏng lẻo.
Đối với kinh tế tập thể:
- Phần lớn các hợp tác xã có quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất còn hạn chế nên không đưa được tài sản thế chấp vay ngân hàng; khoa học công nghệ trong sản xuất lạc hậu; chưa xây dựng được phương án kinh doanh khả thi... Từ đó khó thu hút và huy động vốn từ xã viên; chưa trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc cho xã viên để xã viên gắn bó với hợp tác xã; chưa có thị trường đầu ra sản phẩm ổn định, chưa đủ sức cạnh tranh trong kinh tế thị trường.
- Hoạt động của một số tổ hợp tác còn mang tính tự phát, hoạt động còn mang nặng về mặt hình thức hình thức, chưa đăng ký hoạt động với chính quyền địa phương nên gặp nhiều khó khăn trong giao dịch kinh tế và giải quyết vấn đề tranh chấp trong nội bộ tổ hợp tác và giữa tổ hợp tác với các thành phần kinh tế khác… Do đó hoạt động của tổ hợp tác chưa thực sự là bước đệm để phát triển hợp tác xã.
Tín dụng, ngân hàng:
- Phần lớn các hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, tính chất manh mún, có nhiều đối tượng sản xuất khác nhau, vốn không đồng đều do vậy thời hạn vay khác nhau dẫn đến thời điểm trả nợ khác nhau nên việc thành lập tổ vay vốn liên đới gặp không ít khó khăn.
- Một số cấp xã, ấp khi phối hợp xem xét vay vốn ngân hàng còn mang nặng tính hình thức, chưa chú ý đến chất lượng hoạt động của tổ. Việc theo dõi quá trình thành lập, hoạt động của tổ vay vốn thiếu chặt chẽ sẽ dễ xảy ra hiện tượng tham ô, lợi dụng hoặc chây ỳ trả nợ, dẫn đến thất thoát vốn của ngân hàng.
Môi trường:
Quá trình thu gom và xử lý chất thải thông thường mặc dù đạt chỉ tiêu nhưng chất lượng xử lý chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân chủ yếu do khối lượng phát sinh lớn, khả năng lực lượng, đầu tư cơ sở và phương tiện thu gom chưa đáp ứng được yêu cầu.
Về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
- Về giao thông: tỷ lệ nhựa hóa đường xã quản lý đạt còn thấp so mục tiêu chương trình đề ra (45,6%/70% tiêu chí đề ra), nhất là hệ thống giao thông ở các xã vùng sâu, vùng xa.
- Về thủy lợi: một số công trình thủy lợi đã xuống cấp chưa được sửa chữa, nâng cấp nên chưa phát huy hết hiệu quả; công tác kiên cố hóa kênh mương nội đồng thực hiện còn chậm, hiệu quả sử dụng nước chưa cao. Nguồn vốn đầu tư công trình thủy lợi khá lớn nên hạn chế khả năng đầu tư công trình mới. Do thực hiện nhiều thủ tục công tác lập thủ tục giới thiệu địa điểm, thu hồi và cấp đất để xây dựng khu đấu nối một số công trình thủy lợi nên tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu đặt ra.
- Về giáo dục: cơ sở vật chất, trang thiết bị trong giáo dục mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, vẫn còn nhiều trường tiểu học, THCS hiện chỉ đáp ứng được phòng học cho học sinh, còn các phòng chức năng khác như y tế, phòng bộ môn, phòng đa năng chưa được đầu tư đạt chuẩn. Một số địa phương còn nhiều trường mầm non, tiểu học, THCS chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích đất đai theo quy định.
- Về văn hóa - thể thao - du lịch: Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa - thể thao - du lịch khu vực nông thôn theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQ-CP còn gặp nhiều khó khăn, chưa có bước đột phá và thiếu tính bền vững. Việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở gặp nhiều trở ngại, vướng mắc, nhất là về kinh phí và quỹ đất gây ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng xã nông thôn mới.
- Công tác điều hành của Cấp ủy, Ủy ban nhân dân xã vẫn còn tồn tại một số xã chưa thực hiện tốt trong công tác phối hợp với các cấp để tháo gỡ những khó khăn của địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã.
* Nguyên nhân:
Ngoài những nguyên nhân khách quan tác động như: Cơ chế thực hiện, chính sách, giá cả thị trường, vật tư nông nghiệp tăng cao, còn những nguyên nhân chủ quan đó là:
- Công tác triển khai Quyết định 74 và Kế hoạch 97 về xây dựng nông thôn mới đã được quán triệt trong hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến huyện, xã, nhưng sự phối hợp trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chưa thật đồng bộ, nên chưa huy động hết nguồn lực và phát huy được sức mạnh tổng hợp để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới của các cấp, các ngành đã được triển khai nhưng chưa được sâu rộng. Trong đó một số xã chưa triển khai đầy đủ nên nhận thức của nhân dân vùng nông thôn về chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ còn mang tính thụ động, chưa thực sự tham gia xây dựng nông thôn mới.
- Việc chỉ đạo, lãnh đạo của Cấp ủy, chính quyền các cấp chưa thực sự đi vào chiều sâu; một số Ban Chỉ đạo tại các địa phương hoạt động chưa hiệu quả, các thành viên trong Ban Chỉ đạo chưa thực hiện tốt trong công tác phối hợp với cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, mạnh ai nấy làm ở cấp huyện; một số xã gần như khoán trắng cho chính quyền, thiếu sự phối hợp của các đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Yên Bái
Năm 2011 là năm đầu tiên tỉnh Yên Bái triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Tỉnh đã lựa chọn 11 mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới, trong đó Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo xây dựng 2 mô hình điểm tại xã Đại Phác, huyện Văn Yên và xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên.
Tại hội nghị đánh giá tình hình triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới" mới đây, Ban chỉ đạo xác định toàn tỉnh chưa có xã nào đạt đủ 19 tiêu chí, có 50% số xã đáp ứng được tiêu chí về hệ thống điện, 40% số xã đạt các tiêu chí về hệ thống chính trị, y tế, giáo dục và 90% số xã đáp ứng đáp ứng được tiêu chí an ninh trật tự xã hội. Hội nghị cũng đề ra mục tiêu hoàn thành việc quy hoạch xây dựng nông thôn trên phạm vi cấp xã để hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới .
Đối với tỉnh Yên Bái, Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn và khá mới mẻ nên trong quá trình thực hiện, đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều bỡ ngỡ. Do thời gian ít nên chất lượng đồ án và đề án còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, năng lực của một số lãnh đạo cấp xã cũng nhiều hạn chế. Ngoài ra, sự chậm trễ và không đồng nhất trong nội dung của các ngành hữu quan đối với việc cụ thể hóa các cách thức hướng dẫn thực hiện nên việc triển khai xây dựng nông thôn mới ở cơ sở còn gặp nhiều lúng túng, khó khăn.
Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh đang có những giải pháp chỉ đạo quyết liệt, trong đó chủ yếu tập trung đầu tư vào những chỉ tiêu chưa đạt, chú trọng tuyên truyền và phổ biến sâu rộng trong nhân dân, giúp nhân dân nhận thức rõ về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia xây dựng nông thôn mới.
1.2.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
Trong số 11 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới thuộc thành phố Đà Nẵng, hiện có 2 xã đạt từ 14-18 tiêu chí; 5 xã đạt từ 9-13 tiêu chí; 4 xã đạt từ 5-8 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó các tiêu chí đã hoàn thành 100% là: Điện, y tế, bưu điện, an ninh trật tự. Hai tiêu chí khó đạt là cơ sở vật chất văn hóa và môi trường.
Đặc biệt, dưới các hình thức huy động cộng đồng cùng chung tay xây dựng nông thôn mới đã có 34 tổ chức, đơn vị, đoàn thể ký kết giao ước giúp đỡ 11 xã trong giai
đoạn 2012 - 2015 với số tiền gần 18 tỷ đồng để xây dựng các công trình hạ tầng, hỗ trợ dân sinh, phát triển sản xuất và hơn 3 tỷ đồng cho vay với lãi suất ưu đãi hỗ trợ nông dân sản xuất, nâng cao thu nhập.
Hiện tại Đà Nẵng đã hoàn thành công tác quy hoạch chung và công bố quy hoạch tại 11/11 xã. Dự kiến, công tác lập quy hoạch chi tiết sẽ được hoàn thiện và phê duyệt vào cuối năm 2012.
Nhận thức được vai trò làm chủ nông thôn, nhiều hộ dân đã tự nguyện góp công góp của với số tiền hơn 2,5 tỷ đồng, hiến hơn 1.300 m2 đất, tự nguyện tháo dỡ tường rào cổng ngõ để mở rộng đường giao thông trong địa bàn mình sinh sống.
Mặt khác, với đặc trưng “làng trong phố”, nông thôn Đà Nẵng không tránh khỏi vấn đề áp lực đô thị hoá. Việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động… vẫn là bài toán khó đối với chính quyền thành phố nhằm hướng đến hoàn thiện 19 tiêu chí một cách bền vững.
Hiện thành phố Đà Nẵng đang đề xuất Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện một số chương trình, dự án cụ thể trong năm 2015 như: Đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật vùng nuôi thủy sản tập trung (tại xã Hòa Liên); kiến nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí và kĩ thuật để thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp: Trồng cây ăn quả, trồng nấm, sản xuất lúa đạt năng suất chất lượng cao; nuôi cá nước ngọt theo VietGAP, trồng hoa kỹ thuật cao, nuôi gà sinh sản an toàn sinh học.
1.2.2.4. Kinh nghiệm của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Yên Lập là một địa phương có năng lực quản lý Nhà nước ở lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là xây dựng hệ thống GTNT một cách có hiệu quả. Có thể nghiên cứu một số kinh nghiệm sau:
- Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng của TW, tỉnh ban hành, UBND huyện đã có văn bản hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và chọn địa điểm đầu tư;
lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự toán; thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng ký vốn đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự đó là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn và xây dựng. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nước đã tạo bước đột phá của
Yên Lập trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.
- Đền bù giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của TW cũng như của các địa phương chậm tiến độ gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Yên Lập là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phương này xuất phát từ các yếu tố:
Thứ nhất: UBND huyện đã ban hành được bản quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định nếu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với thu hồi đất để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND huyện ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này được dựa trên logic: Khi Nhà nước thu hồi đất để đầu tư xây dựng, đã làm tăng giá trị điều kiện môi trường sống của khu vực này thì người được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước sẽ phải đóng góp một phần nguồn lực của mình tương ứng.
Thứ hai: Ngoài định chế đền bù chi tiết và cụ thể, UBND huyện Yên Lập rất coi trọng công tác tuyên truyền của UB MTTQ và các đoàn thể chính trị các cấp gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng. Huyện ủy, HĐND huyện đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chương trình triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn đầu tư xây dựng các công trình GTNT của NSNN nói chung.
Thứ ba: Tăng cường năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho Ban quản lý dự án huyện, ban giám sát các xã, thị trấn. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn từ NSNN từ huyện đến các xã, thị trấn trên địa bàn, thông qua phát triển giáo dục, đào tạo bồi dưỡng. Nâng cao chất lượng công tác lập thẩm định phê duyệt dự án, trách nhiệm của cơ quan đầu mối và trách nhiệm cá nhân của người có thẩm quyền quyết định trong từng lĩnh vực và quyết định đầu tư đối với hiệu quả dự án.
Thứ tư: Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ đầu tư phải có trách nhiệm trước pháp luật về quản lý vốn Nhà nước đã giao cho, tránh tình trạng khi có sự cố thì