Đánh giá thành công, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 110 - 115)

Chương 3: THỰC TRẠNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

3.3. Đánh giá thành công, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

3.3.1. Thành công

- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả trong tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua trên địa bàn huyện Thanh Sơn được triển khai nghiêm túc, bài bản, sáng tạo vì vậy đã huy động được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới.

- Thông qua các hoạt động của Chương trình xây dựng NTM, phần lớn các xã đã thay đổi theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

- Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh vì vậy chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã và đang được triển khai sâu rộng trên địa bàn huyện. Người dân - đối tượng hưởng lợi và cũng là chủ thể thực hiện Chương trình đã chuyển dần từ nhận thức sang hành động để tham gia tích cực trong xây dựng NTM. Bắt đầu từ những việc làm cụ thể, thiết thực như vệ sinh môi trường, đảm bảo đường làng, ngõ xóm

sạch đẹp đến việc tham gia hiến đất làm đường…đã làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi.

- Đảng ủy Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các tổ chức đoàn thể huyện đã tranh thủ vốn từ các Chương trình, dự án lồng ghép đầu tư vào khu vực nông thôn phát huy được hiệu quả. Trên địa bàn huyện đã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo đúng hướng dẫn của Trung ương và UBND tỉnh, thực hiện lấy việc xây dựng hộ gia đình nông thôn mới làm hạt nhân, chọn những tiêu chí dễ, tiêu chí ít vốn đầu tư để thực hiện trước, tiêu chí khó làm sau. Bước đầu đã có những mô hình, cách làm phù hợp trong triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

- Công tác đào tạo, tập huấn cán bộ tham gia Chương trình cũng như đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng. Hơn 300 học viên là lao động khu vực nông thôn được đào tạo nghề; trên 50 lượt cán bộ làm công tác xây dựng NTM tại các xã đã được trang bị những kiến thức cơ bản trong xây dựng NTM.

- Các lĩnh vực văn hóa- xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục được cải thiện, thực hiện kiểm soát an toàn dịch bệnh. Hệ thống cơ sở trường, lớp học, y tế, các thiết chế văn hóa được tăng cường. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo. Tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội, quốc phòng - an ninh được giữ vững.

3.3.2. Hạn chế, nguyên nhân Hạn chế

- Xây dựng nông thôn mới dựa trên nền tảng phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, trong khi sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Sơn có điểm xuất phát thấp, phát triển chưa bền vững, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro; việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế còn chậm; chưa phát huy tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; dịch vụ, ngành nghề nông thôn phát triển chưa đa dạng, quy mô nhỏ, ngành hàng phân tán, sử dụng nhiều công lao động, hiệu quả đầu tư thấp; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn và quá trình đô thị hóa nông thôn còn chậm.

- Việc thực hiện lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu khác hiệu quả chưa cao, do đầu tư dàn trải, mang tính chắp vá đối với kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, nhất là các công trình giao thông nông thôn. Quy mô xã lớn, dân cư thưa thớt, nền địa chất yếu, doanh nghiệp lớn không nhiều, vốn ngân sách hạn hẹp... nên việc huy động các nguồn lực gặp khó khăn do thực tế nông thôn có kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ của lực lượng lao động thấp, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, nên chưa khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư.

- Trình độ năng lực của cán bộ ở cơ sở từ huyện, đến xã, thôn, xóm còn hạn chế; cấp huyện, xã chưa có cán bộ chuyên trách để thực hiện Chương trình do vậy tổ chức thực hiện còn lúng túng, chưa hiệu quả. Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất thải đô thị, chất thải do sinh hoạt của con người, chất thải chăn nuôi không được ngăn chặn và xử lý; hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước chưa đồng bộ và đầu tư đúng mức.

- Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận người dân nông thôn còn thấp;

việc thực hiện chính sách an sinh xã hội còn nhiều bất cập, nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết triệt để, nhất là những khiếu kiện về đất đai; thiếu việc làm, thu nhập thấp, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày một gia tăng, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Nguyên nhân

- Một số chính sách của các Bộ, ngành, địa phương còn chưa phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Còn có sự chồng chéo nhau dẫn đến lãng phí ví dụ Dự án điện của ngành điện và Dự án điện của tổ chức Sida cùng thực hiện vào 1 khu vực dẫn đến sự chồng chéo.

- Một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM khó thực hiện, như: giao thông, nhà văn hóa xã, tiêu chí môi trường cần rất nhiều nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ nhà nước mới có thể thực hiện được các tiêu chí này.

- Công tác quy hoạch nhìn chung đã hoàn thành và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên công tác quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân là do trình độ xây dựng quy hoạch còn yếu kém, thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn xa dẫn đến việc thường xuyên phải điều chỉnh quy hoạch làm chậm tiến độ thi công, phát sinh thêm về vốn, chậm giải phóng mặt bằng và các vấn đề khác trong thực hiện dự án.

- Thiếu vốn trầm trọng cho phát triển kết cấu hạ tầng. Nguyên nhân là do phát triển kết cấu hạ tầng hiện nay vẫn chỉ trông chờ vào nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

Trong điều kiện hiện nay nguồn vốn Ngân sách Nhà nước còn hạn chế, các địa phương vẫn còn tư tưởng chông chờ, ỷ lại vào đầu tư của cấp trên. Huy động vốn tư nhân vào xây dựng kết cấu hạ tầng khó thực hiện vì Nhà nước chưa có cơ chế cụ thể cho vấn đề này. Việc bố trí vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhìn chung vẫn còn dàn trải dẫn đến việc thi công bị chậm tiến độ do thiếu vốn

- Công tác giải phóng mặt bằng cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn còn chậm. Đơn giá đền bù đất đai chưa xác định theo cơ chế thị trường, chưa phân biệt

giá đất đai giành cho công trình công cộng và đất đai giành cho công trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Giá đền bù thường có xu hướng thấp hơn giá bán quyền sử dụng đất đai tại thời điểm giải phóng mặt bằng dẫn đến bức xúc trong người dân bị thu hồi đất. Có sự so sánh lợi ích kinh tế giữa những người dân với nhau, từ đó gây cản trở việc di dời để xây dựng những công trình công cộng.

- Công tác lựa chọn nhà thầu không chính xác hoặc thiếu khách quan, hoặc do quá trình giám sát thi công thiếu chặt chẽ, do lượng vốn cấp nhỏ giọt dẫn đến việc thi công các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bị chậm hoặc chất lượng công trình không đạt yêu cầu.

3.3.3. Bài học kinh nghiê ̣m

Thứ nhất, xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ hai, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của Chương trình.

Thứ ba, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong cùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét.

Thứ tư, phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp.

Thứ năm, phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả .

Thứ sáu, phải lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực đa dạng; việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép quá sức dân.

Chương 4

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới ở huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)