Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp chủ yếu xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn
Đặc điểm địa hình là huyện có đồi núi dốc, cần có quy hoạch xây dựng nông thôn, chế độ canh tác phát triển hợp lý. Xây dựng nông thôn mới không chỉ nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí mà còn phải đảm bảo lợi ích lâu dài, xây dựng phát triển hiện tại không làm ảnh hưởng xấu đến các cơ hội phát triển trong tương lai, mà chỉ tạo điều kiện cho tương lai ngày càng phát triển.
4.1.1.2. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm vừa hiện đại vừa giữ gìn được bản sắc dân tộc
Huyện Thanh Sơn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là người dân tộc thiểu số vì vậy bản sắc văn hóa, chế độ canh tác, sản xuất nông lâm nghiệp rất đa dạng phong phú từ lâu đời.
Khi xây dựng nông thôn mới, phải đặc biệt quan tâm đến tính hiện đại, đáp ứng yêu cầu của văn minh nông thôn, nhưng vẫn phải giữ gìn được những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.
4.1.1.3. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát triển toàn diện
Xây dựng nông thôn mới phải trên quan điểm phát triển toàn diện, đồng bộ, nhằm nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương mà phát triển nông thôn đồng đều về công nghiệp, nông lâm nghiệp, du lịch và dịch vụ; phát triển khu dân cư với quy hoạch đô thị nông thôn, phát triển các loại hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp; phát triển các thành phần kinh tế gồm: Kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
4.1.1.4. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy lợi thế của địa phương Mỗi địa phương có những lợi thế riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội để phát triển nông thôn mới không phải rập khuôn một mô hình hoàn toàn giống nhau.
Lợi thế được xác định là: Rừng, đất rừng, nghề rừng để phát triển nông nghiệp hay công nghiệp hoặc du lịch, dịch vụ; phát triển loại sản phẩm đặc trưng của địa phương, phát triển loại hình kinh tế phù hợp.
4.1.1.5. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm phát huy mọi nguồn lực để xây dựng với tốc độ nhanh
Xây dựng nông thôn mới là một công việc rất khó khăn, đối với địa phương có điều kiện khó khăn, cơ sở hạ tầng nghèo, trình độ dân trí thấp thì càng khó khăn hơn,
đòi hỏi có nguồn lực rất lớn mới phát triển nhanh được. Vì vậy xây dựng nông thôn mới nói chung và ở huyện Thanh Sơn nói riêng cần phải huy động mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội và phát huy tính tích cực cần cù, sáng tạo của nhân dân để rút ngắn thời gian, xây dựng với tốc độ nhanh nhất.
4.1.1.6. Xây dựng nông thôn mới trên quan điểm kế thừa các thành tựu đã đạt được Mặc dù xuất phát điểm còn thấp, nhưng huyện Thanh Sơn cũng có một số ưu điểm đã đạt được, hầu hết các xã có các tiêu chí về điện nông thôn, bảo hiểm y tế nông thôn, các công trình thủy lợi, vấn đề môi trường an ninh nông thôn, Đảng và Chính quyền vững mạnh… là những tiêu chí khó nhưng nhiều xã đã đạt. Vì vậy xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn phải kế thừa và hoàn thiện những thành tựu đã đạt được, tránh lãng phí, để tập trung nguồn lực cho những tiêu chí khác nhằm nhanh chóng xây dựng thành công nông thôn mới.
4.1.2.Phương hướng xây dựng nông thôn mới trên đi ̣a bàn huyện Thanh Sơn 4.1.2.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Năm 2015, hoàn thành cơ bản quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đạt tiêu chí số 1 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới cho tất cả 22 xã. Nội dung quy hoạch gồm:Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
4.1.2.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới bao gồm:
Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và cơ bản hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn xã. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và dân sinh để phục vụ cho nông nghiệp. Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo việc cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã.
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo dục, y tế và các cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hoá, thể thao trên địa bàn xã. Hoàn thiện hệ thống chợ nông thôn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
4.1.2.3. Phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu, nâng cao thu nhập
Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, bao gồm:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất nông nghiệp theo hướng quy hoạch hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường công
tác khuyến nông, khuyến lâm, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các giống mới vào trồng trọt và các phương pháp chăn nuôi hiện đại vào sản xuất nông lâm nghiệp. Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông lâm nghiệp. Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm“ mỗi xã một sản phẩm“. Phối hợp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, từng bước nâng cao mức sống của người dân và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
4.1.2.4. Giảm nghèo và an sinh xã hội
Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới gồm:
Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh, bền vững và thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội.
4.1.2.5. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, bao gồm: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh tế ở nông thôn.
4.1.2.6. Phát triển y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân; chất lượng giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh công tác thông tin và truyền thông; xây dựng đời sống văn hoá
Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, giáo dục - đào tạo, văn hoá, phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 14, 15, 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
4.1.2.7. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia khu cho dân cư, trường học, trạm y tế và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã.
4.1.2.8. Củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, bao gồm: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ
để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cán bộ đương nhiệm học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ. Tuyển dụng cán bộ trẻ có trình độ, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã để tiếp tục thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ các xã.
4.1.2.9. Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Phấn đấu thực hiện đạt yêu cầu tiêu chí số 19 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, bao gồm: Xây dựng các nội quy cho xã, thôn, xóm về trật tự an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
4.1.3. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn 4.1.3.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Sơn để có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định; giàu bản sắc văn hoá dân tộc;
môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người nông dân ngày càng được nâng cao.
4.1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, tăng sản lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống của nông dân; thúc đẩy mạnh mẽ liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình phù hợp với yêu cầu cụ thể để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá trị.
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống của người dân; phát triển sản xuất, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân gắn với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã…
- Bảo vệ môi trường nông thôn: tập trung giải quyết vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn trong quá trình phát triển sản xuất và công nghiệp hóa. Bảo vệ nguồn nước đầu nguồn, thu gom và xử lý rác thải theo đúng quy trình; tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường, kiểm soát các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn: hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, thể thao thiết thực với người dân ở các thôn, tạo điều kiện để phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn nông thôn; tổ chức hoạt động thể dục, thể thao; văn nghệ tại khu dân cư; xây dựng và nhân rộng các mô hình thực hiện nếp sống văn minh; mô hình tự quản bảo vệ an ninh trật tự xã hội ở thôn, xóm. Xây dựng hương ước nêu cao tính tự giác, đoàn kết của cộng đồng.
- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn: tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự theo yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
- Nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ cán bộ và tăng cường năng lực đánh giá, giám sát thực hiện chương trình: Tập huấn giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức cho nhân dân nhất là các khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa để hiểu đầy đủ hơn về nội dung, phương pháp, cách làm nông thôn mới, các mô hình tốt để học tập; đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực tổ chức, quản lý thực hiện cho cán bộ vận hành chương trình; thực hiện giám sát và đánh giá chương trình dựa trên kết quả nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của chương trình.