CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT TRỒNG
2.1. Hiện trạng sản xuất rau tại huyện Hoài Đức – Hà Nội
Những năm vừa qua, để thích ứng với xu thế hội nhập, bên cạnh việc mở rộng diện tích trồng cam Canh, bưởi Diễn, phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, huyện Hoài Đức, đã rất chú trọng và đề cao việc phát triển các vùng rau an toàn nhằm đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân.
Với lợi thế là địa bàn của Thủ đô, giao thông thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, nông sản, huyện Hoài Đức đã tận dụng tối đa tiềm năng đất nông nghiệp để phát triển trồng trọt, nhất là rau màu và cây ăn quả. Hiện toàn huyện có 36 HTX nông nghiệp, trong đó, các HTX vùng ven sông Đáy có nhiều diện tích đất cát pha phù sa, cây lúa kém phát triển nhưng lại rất thích hợp với rau màu. Hơn nữa, nghề trồng rau quay vòng đất nhanh, chỉ từ 40 đến 60 ngày (tùy thuộc từng loại rau) đã có thể cho thu hoạch. Tính bình quân người nông dân thu được 5-6 lứa rau/năm, cho thu nhập cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.
Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường rau và xây dựng một thươnghiệu uy tín cho rau màu ở Hoài Đức là một bài toán không dễ, bởi từ bao đời nay, bà con chỉ quen với việc sản xuất rau theo kiểu truyền thống, chú trọng đến năng suất mà không quan tâm chất lượng, mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Các khâu từ cây giống, chăm bón, thu hoạch đến bảo quản đều bất cập và khó kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, phân hóa học. Muốn thay đổi được điều đó cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ban ngành, đoàn thể và quan trọng là tập quán canh tác của người dân...
Chính vì thế, trong chiến lược phát triển nông nghiệp, huyện đã xác định, phải sản xuất được những cây rau an toàn, hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa bền vững.
Đi đầu trong phong trào trồng rau an toàn là các HTX nông nghiệp mà điển hình là các HTX Song Phương, Tiền Yên, An Thượng, Vân Côn, Vân Canh, Phương Viên, Đông Lao, Cát Quế... Bắt đầu với những diện tích thử nghiệm nhỏ từ 2 đến 3ha, năm 2003 Hoài Đức đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm rau được đánh
giá là đạt tiêu chuẩn an toàn. Năm 2007, huyện thực hiện thí điểm với diện tích 2,5 ha tại HTX Tiền Lệ (xã Tiền Yên) với 18 hộ tham gia, tại HTX Phương Viên, Phương Bảng (Song Phương) với 126 hộ gia đình trồng hơn 3,7 ha. Toàn bộ 100%
diện tích canh tác rau không dùng phân tươi mà chỉ dùng phân ủ mục kết hợp phân hữu cơ sinh học. Các HTX đều thành lập các tổ sản xuất rau an toàn, chủ yếu trồng các loại rau màu cho giá trị kinh tế cao như cải bắp, su hào, súp lơ, cà chua, cải ngọt, đậu đỗ, bí, mướp, dưa chuột... Những loại cây này cho thu hoạch nhanh, nhiều lứa/vụ và thu hồi vốn nhanh, vì vậy phong trào trồng rau an toàn đã nhanh chóng lan rộng ra các xã khác.
Thôn Đông Lao (xã Đông La), với cánh đồng rau xanh mơn mởn, những ruộng cà chua hàng lối thẳng tắp, quả trĩu cành. Năm 2009, nông dân ở đây gieo trồng sớm hơn 50ha cà chua trong tổng số 95 ha cây vụ đông, chủ yếu là giống cà chua Pháp, Mỹ bởi những giống này cho năng suất cao hơn so với trồng chính vụ, giá bán cũng cao hơn 2-3 lần.
Theo ngườidân thôn Đông Lao, bình quân một sào cà chua có thể cho thu hoạch tới 1,5-3 triệu đồng/vụ, năm 2009 cà chua không bị sương muối, không mắc bệnh xoăn lá nên có gia đình thu lãi tới 2 triệu đồng/sào. Mặc dù không nằm trong diện tích khoanh vùng sản xuất rau an toàn nhưng để nâng cao chất lượng sản phẩm, nông dân đã bắt đầu áp dụng phương thức canh tác an toàn, hạn chế dùng phân hóa học, phân tươi (sử dụng chế phẩm EM để ủ phân chuồng), sử dụng thuốc trừ sâu theo danh mục cho phép và thu hái bảo đảm thời gian cách ly. Tuy nhiên, để nhân rộng cách làm này cũng còn gặp nhiều khó khăn do ý thức của người dân cũng còn nhiều hạn chế.
Khi mới bắt đầu triển khai trồng thí điểm rau an toàn, một số hộ còn e ngại, cho rằng lượng phân đạm sử dụng bón cho rau ít đi sẽ làm giảm năng suất. Nhưng đến nay, thực tế thâm canh đã chứng minh năng suất cây trồng thu hoạch tăng, hiệu quả kinh tế cũng cao hơn do chi phí sản xuất giảm.
UBND huyện Hoài Đức đã tiếp tục chỉ đạo triển khai trồng thêm 60ha ở HTX Phương Viên, Phương Bảng (xã Song Phương và xã Tiền Yên). Theo đó, các HTX nằm trong vùng quy hoạch rau an toàn được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng điện,
đường, giếng ngầm, nhà lưới, đồng thời người trồng rau sẽ được tập huấn về kỹ thuật IPM (trồng rau sạch). Tại HTX Phương Viên còn xây dựng nhà sơ chế và đóng gói sản phẩm trên diện tích 40m2, với tổng kinh phí hơn100 triệu đồng. Toàn huyện đãphấn đấu từ năm 2009 đến năm 2010, Hoài Đức sẽ có 150 ha rau an toàn.
* Một số vùng chuyên canh rau tại huyện Hoài Đức:
+ Xã Vân Côn: có thôn Linh Thượng, Mộc Hoàn, Phương Sơn… các loại rau được trồng chính như: Cải bắp, cải xanh, cà tím, mướp hương…
+ Xã Song Phương: có thôn Phương Bảng, Phương Viên,… cải bắp, su hào, súp lơ, cà chua, cải ngọt, đậu đỗ, bí, mướp, dưa chuột...
+ Xã Tiền Yên: có thôn Tiền Lệ, Yên Thái,… chuyên trồng các loại rau ăn lá như: các loại rau cải, mồng tơi, rau dền, …
Theo nhận định thực trạng và thông tin từ đại diện các HTX sản xuất rau và người sản xuất cung cấp rau cho thấy: người sản xuất đã nhận thức được ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc phát triển sản xuất RAT. Cơ quan chính quyền cũng đã tạo điều kiện, quan tâm đến tình hình sản xuất của địa phương. Ban ngành các cấp chú trọng tới việc tập huấn, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân đối với chủ trương phát triển ngành RAT. Người sản xuất đã nắm bắt được các kiến thức cơ bản về quy trình sản xuất RAT. Tuy nhiên khó khăn mà các hộ sản xuất RAT gặp phải thứ nhất là sản xuất rau phụ thuộc nhiều vào thời tiết do đó đầu tư ban đầu cho sản xuất RAT tương đối tốn kém. Thứ hai là mẫu mã của RAT không đẹp bằng rau sản xuất đại trà, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của RAT, thậm chí RAT còn khó bán và giá thành thì rẻ hơn rau sản xuất đại trà.
2.1.2. Sử dụng phân bón, hợp chất BVTV vùng sản xuất rau Hoài Đức
Thực hiện kế hoạch liên tịchsố 2914 của Sở TN&MT Hà Nội và Hội nông dân thành phố; (2013) Chi cụcbảovệ môi trường Hà Nội đãtriển khai mô hình thí điểm thu gom, phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn sử dụng rác thải hữu cơ làm phân bón cho cây trồng cho 100 hộ dân xã Tiền Yên huyện Hoài Đức.
Sau 5 tháng triển khai, 100 hộ dân thực hiện mô hình đã nhận biết thu gom các chất rắn, lỏng, phân loại rác thải hữu cơ, vô cơ trong gia đìnhủ trong vòng 28 đến 30 ngày để tạo ra phân bón cho cây trồng.Đây là mô hình bảo vệ môi trường có
hiệu quả ở khu vực nông thôn, cầnđược triển khai nhân rộng. Ngoài ra, các hộ dân còn xử lý chất thải rắn như chôn lấp, đốt, hay chế biến thành phân bón bằng công nghệ vi sinh EM.
Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở vài mô hình nhỏ lẻ, nghề trồng rau ở Hoài Đức hiện phần lớn vẫn dựa vào tập quán canh tác cũ: bón nhiều phân đạm, dùng phân gà và phân chim cút ủ, dùng thuốc BVTV tuỳ tiện; nguồn nước tưới không đảm bảo...có một số vùng còn dùng phân tươi nên tồn dư các chất độc hại trong đất, rau, nước tưới đặc biệt là kim loại nặng vẫn đang là bài toán khó giải.
Do đặc thù là nhóm cây rau ăn lá ngắn ngày (từ gieo trồng đến thu hoạch 30-35 ngày) nên đa số các hộ nông dân thường sử dụng các loại phân lân Lâm Thao, Supe lân Lâm Thao, phân NPK con cò, phân hữu cơ vi sinh, NPK tổng hợp, tro bếp để bón lót. Bón thúc chủ yếu là phân đạm (Urê), Kali, NPK tổng hợp, hữu cơ vi sinh.
Các loại phân NPK tổng hợp (phổ biến là loại NPK: 5:10:3 dùng cho cây màu), tro bếp, phân đạm N (chủ yếu là Urê), Phân vi sinh chưa được sử dụng nhiều, loại phân này chủ yếu dùng để bón lót cùng với phân gà, cũng có một số hộ bón thúc cùng với phân vô cơ cho cây trồng dài ngày. Người dân quen dùng phân hoá học cho hiệu quả nhanh hơn và phân vi sinh thì thường hạn sử dụng in trên bao bì là ngắn.
Qua kết quả điều tra cho thấy thực trạng nông dân sử dụng phân bón không cân đối giữa các loại phân; bón đạm nhiều và không đảm bảo thời gian cách ly, đặc biệt đối với rau ăn lá (Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Năng suất và lượng phân bón của một số cây trồng chính (/ha/năm) Loại rau Năng suất
(tấn) PC (tấn) N P2O5 K2O (kg)
Dưa chuột 38,9 9,5 254,8 124,1 59,6
Rau muống 23,5 8,03 252,2 187,8 -
Cải bắp 27,8 15,4 269,3 162,0 123,0
Su hào 21,0 16,9 192,0 139,3 92,5
Súp lơ 20,0 14,1 341,5 234,7 180,6
Cải các loại 14,4 12,2 186,9 129,0 69,9
Loại rau Năng suất
(tấn) PC (tấn) N P2O5 K2O (kg)
Hành tươi 27,8 13,8 184,0 133,3 -
Cà chua 51,6 18,9 297,2 207,3 251,9
Mướp 1,1 24,2 51,1 - -
Bầu 13,9 14,6 211,5 142,3 63,0
Cà các loại 22,2 - 238,9 222,2 55,6
Mồng tơi 101,7 15,7 436,9 255,6 119,4
Đậu quả 27,38 5,1 327,2 201,3 100,4
* Ghi chú: - Năng suất và áp lực phân bón được tổng hợp qua phiếu điều tra - PC: Tổng lượng phân gà, phân chim cút và tro bếp
Bảng 2.2. Lượng phân bón trên đất trồng rau theo các địa bàn sản xuất (/ha/năm) Các vùng Giá trị
thống kê
PC (tấn)
N P2O5 K2O Tổng
(kg) (kg) (kg) NPK (kg)
Song Phương
Min 2,45 261,1 162,6 12,5 436,2
Max 75,1 1852,2 1706,3 1585,6 5144,1
TB 15,42 825,0 482,6 318,5 1626,2
Tiền Yên
Min 1,25 58,2 81,5 15,7 155,4
Max 62 2649,1 1301,9 1034,5 4985,5
TB 14,2 761,4 442,0 225,8 1429,2
Vân Côn
Min 5,31 564,1 662,1 253,6 1479,8
Max 98,2 3863,2 2142,1 1886,2 7891,5
TB 16,18 2041,2 1862,4 1601,6 5505,2
* Ghi chú: - Năng suất và áp lực phân bón được tổng hợp qua phiếu điều tra - PC: Tổng lượng phân gà, phân chim cút và tro bếp
Theo điều tra cho thấy, vùng trồng rau tại Hoài Đức nông dân thường có thói quen trộn nhiều loại thuốc với nhautrong một lần phun không theo một quy tắc nào cả. Đây là một tình trạng báo động bởi chính việc không tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng kháng thuốc của
sâu hại và gây ô nhiễm môi trường và độc hại đối với sức khoẻ cho người sản xuất lẫn người tiêu dùng. Số lần phun thuốc thường sử dụng 5-8 lần thuốc BVTV/vụ rau bắp cải, su hào thậm chí có hộ phun đến 12 lần/vụ. Số lần phun thuốc trên súp lơ 4- 6 lần/vụ , các cải ăn lá ngắn ngày 3-6 lần/vụ, mồng tơi 6-8 lần/vụ, cà pháo-cà tím 7- 10 lần/vụ. Trên cà chua do trồng giống sinh trưởng vô hạn, thời gian thu hoạch quả dài từ 3-4 tháng nên giai đoạn đầu nông dân thường phun định kỳ 10-20ngày/lần, thời gian thu quả tuỳ thuộc vào sự xuất hiện của sâu bệnh hại để phun thuốc, trung bình phun 8-10 lần/vụ. Tại vùng sản xuất rau sạch của huyện vấn đề này đã được kiểm soát và bà con bước đầu thực hiện và tuân theo sự hướng dẫn của ban điều hành dự án rau sạch tại các HTX.
Các loại thuốc BVTV nông dân sử dụng:
- Thuốc hoá học: Fastac 5EC, Bestox 5EC, Sherpa, Sagolex 30EC, Regent 0.2G, Padan 4G....
- Thuốc trừ bệnh: Anmongvin 5SC, 45SC, Vilusa 5.5SC...
- Thuốc trừ nấm: Daconil 75WP, 50SC, Cornil 500SC...
- Thuốc sinh học: Bringtin, Biocin, Crymax...