CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU SỰ TÍCH TỤ KIM LOẠI NẶNG TRONG RAU SẢN XUẤT
3.2. Giải pháp quản lý
3.2.1. Qui hoạch vùng đất sản xuất rau sạch.
Quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, ổn định, đảm bảo đủ sản lượng rau cung cấp cho nhu cầu củathị trường. Xây dựngcơ sở hạ tầng, hỗ trợ chi phí phân tích mẫu và chi phí chứngnhận VietGAP, chi phí xúc tiếnthươngmại...
- UBND Thành phố cần giao cho UBND huyện chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và môi trường, Sở Khoa học và công nghệ và các đơn vị có liên quan giám sát nguy cơ gây ô nhiễm đối với các vùng sản xuất rau trên địa bàn Hà Nội đặc biệt là huyện Hoài Đức.
+ Lựa chọn các vùng tập trung có diện tích lớn và điều kiện thuận lợi để ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng khép kín và tác động các giải pháp đồng bộ nhằm hình thành các vùng sản xuất RAT tập trung trọng điểm.
+ Cải tạo, đầu tư một phần cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất RAT.
- Qui hoạch vùng đất sản xuất rau sạch cần tránh các nền đất có hàm lượng kim loạinặng tổng sốcao, vượt quátiêu chuẩn, qui chuẩn. Đối với đất phù sa và đất bạc màu, vềcơbản hàm lượng tồn dư các chất kim loại nặng ở mức an toàn có thể quản lý qui hoạch, xây dựng vùng trồng rau chuyên canh, thâm canh.
- Đối với các vùng có điều kiện về đất trồng, nước tưới có mức tồn dư kim loại nặng vượt quá ngưỡng giới hạn tối đa cho phép theo Quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ- BNN của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phải thường xuyên giám sát hàm lượng kim loại nặng trong rau.
- Đối với những vùng bị ô nhiễm kim loại nặng trong đất trồng, nước tưới khi phát hiện tồn dư kim loại nặng trong rau vượt quá ngưỡng giới hạn tối đa cho phép cần có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ cây rau sang cây ăn quả), trường hợp vẫn tiếp tục sản xuất rau đề nghị UBND Thành phố giao cho UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở TN và MT, Sở Khoa học và
công nghệ và các đơn vị có liên quan tiến hành xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và đề xuất phương án xử lý ô nhiễm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
- Ngoài ra ở những vùng có đủ điều kiện nhưng chưa chuyển đổi, chưa nằm trong vùng quy hoạch thì tiếp tục đầu tư, quy hoạch vào vùng sản xuất RAT.
3.2.2. Qui hoạch cơ cấu rau hợp lý.
- Tổ chức sản xuất rau an toàn theo chuỗi, gắn kết trách nhiệm của người sản xuất và tiêu thụ. Tăng diện tích sản xuất rau trong nhà có mái che, nhà màn, nhà lưới ... đểhạnchế sâu bệnh, các điềukiện bấtlợi.
+ Tiến hành quy hoạch, xây dựng các cơ sở sơ chế RAT gắn với các vùng sản xuất RAT tập trung, các chợ đầu mối.
+ Từng bước hình thành các cơ sở chế biến ở các vùng sản xuất tập trung và các khu công nghiệp.
+ Thực hiện quy hoạch các chợ đầu mối RAT gắn với các vùng sản xuất lớn và các trục đường giao thông chính. Ngoài ra duy trì và xây dựng một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện phục vụ tiêu thụ rau cho các vùng sản xuất rau lớn nằm xa chợ đầu mối.
+ Cải tạo, nâng cấp và phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT bao gồm các cửa hàng RAT tại các khu dân cư, quầyRAT tại các chợ và gian hàng RAT tại các siêu thị.
- Thường xuyên lồng ghép trong các chương trình đào tạo,tổchứctậphuấn quy trình sảnxuất rau an toàn, sảnxuất rau theo VietGAP cho nông dân; đẩymạnh công tác truyền thông qua nhiều kênh khác nhau để người tiêu dùng thấy được việc sử dụng rau an toàn, rau đượcchứng nhận GAP là sựlựachọn thông minh.
- Phải tạo sự chuyển biến đồng bộ từ khâu sản xuất, kinh doanh đến tiêu dùng rau an toàn theo chuỗi mang tính chuyên nghiệp; coi trọng việc áp dụng công nghệ cao; đầutưhạ tầng và xử lý chấtthải nguy hạiphải đượcưu tiên để giảmthiểu nguy cơ ô nhiễmtrước, trong và sau thu hoạch;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng, giá cả vậttư đầu vào như thuốc BVTV, phân bón và chấtlượng rau trên thịtrường.
- Bằng nhiều giải pháp và chủ động khâu nối hình thành các liên kết ổn định giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ hoặc xuất khẩu rau với các HTX, nông dân vùng sản xuất rau an toàn tập trung. Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn với nhiều kênh phân phối đadạng (qua siêu thị, đại lý, cửa hàng bán lẻ)gắn với chứng nhận theo VietGap phải có bao bì nhãn mác, đóng gói theo quy định và địa chỉ rõ ràng theo thương hiệu của nhà sản xuất với giá cả hợp lý để giúp người tiêu dùng phân biệtđượcsản phẩm an toàn.
3.2.3. Quy trình giám sát chất lượng RAT.
Khuyến khích phát triển RAT hàng hóa: hỗ trợ giống mới, ứng dụng tiến bộ khoa họckỹthuật vào sảnxuất,hỗtrợ đàotạonguồn nhân lực, xúc tiếnthươngmại và xây dựng thương hiệu sản xuất, hỗ trợ tiếp cận nguồnvốn, hỗ trợ khắc phụcrủi ro trong sảnxuất.
- Chỉ đạo rà soát, quy hoạch hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch vùng sản xuất RAT, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, hình thành các nông trại, trang trại sản xuất với sản lượng lớn, chất lượngtốt.
- Đầutưcơsởvậtchất phụcvụ công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm...Tập huấn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng về an toàn thực phẩm. Tuyên truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin đại chúng về sản xuất rau, quả an toàn.
- Tạo điều kiện để liên kết Viện,Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, các cư sở nông nghiệp, các HTX, các đơnvịsảnxuất, doanh nghiệpcũngnhư các nhóm nông dân. Liên kết nhằm tiếp nhận kết quả nghiên cứu các công nghệ mới, nghiên cứu TBKT mới,giống rau ... mà các viện và trung tâm nghiên cứuđã và đangthực hiện. - Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng từtỉnh đến cơ sở để thực hiện thường xuyên, chặt chẽ hơn trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên rau. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các cơsởsảnxuất,sơchế, tiêu thụ rau.
- Đào tạo, bố trí đủ đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ năng lực và trình độ quản lý, kiểm soát chất lượng RAT từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Có cơ chế hỗ trợ phù hợp để đảm bảo hoạt động giám sát có hiệu quả
- Các đơnvị quản lý nhà nước cầntăngcường tuyên truyền,hướngdẫn kỹthuật sản xuất rau đặc biệt là RAT trên các phương tiện thông tin đại chúng và khuyến khích nông dân áp dụng quy trình sảnxuất rau an toàn nhằmđảmbảo an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền rộng rãi về tác hại của việc trồng rau không an toàn, tác động có lợi đối với con người và môi trường về sản xuất RAT. Từ đó làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống của người dân để RAT đi sâu vào nhận thức của người dân, hình thành tập quán canh tác rau mới đó là sản xuất RAT.