CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ SỰ TÍCH LŨY KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT TRỒNG
2.2. Lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiệm
- Mẫu đất:Tiến hành lấy 30 mẫu đất
+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam 4046-85 “Đất trồng trọt–Phương pháp lấy mẫu.”
+ Lấy mẫu đất tầng canh tác, độ sâu 0-30cm, mỗi vùng tiến hành lấy 5 mẫu theo đường chéo đại diện cho vùng sản xuất, sau đó trộn đều thành 1 mẫu để phân tích. Tại mỗi xã tiến hành lấy 10 mẫu.
- Mẫu rau:
+ Lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam:
TCVN 9017: 2011- Quả tươi - Phương pháp lấy mẫu trên vườn sản xuất.
TCVN 9016: 2011- Rau tươi - Phương pháp lấy mẫu trên vườn sản xuất.
+ Mẫu rau: lựa chọn những loại rau điển hình, đại diện cho vùng sản xuất rau, mẫu rau được lấy song song cùng với mẫu đất. Tổng số mẫu lấy để nghiên cứu là 30 mẫu.
- Mẫu nước: Lựa chọn mẫu mang tính chất điển hình, tổng số mẫu được lấy là 12 mẫu đại diện cho 3 xã.Lấy mẫu nước mặt độ sâu 0-30cm. Lấy mẫu nước ngầm độ sâu 10-20m.
+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam 6000-1995 (ISO 5667-11: 1992) hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm.
+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5996-1995 (ISO 5667-6: 1990) hướng dẫn lấy mẫu nước ở sông và suối
+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5994-1995 (ISO 5667-4:1987) hướng dẫn lấy mẫu nước ở hồ tự nhiên và ao nhân tạo.
2.2.2. Địa điểm lấy mẫu đất, rau, nước ở vùng nghiên cứu
Hình 2.1. Hình ảnh vị trí lấy mẫu đất (rau) tại Hoài Đức
Để kết quả nghiên cứu đất tầng mặt được đại diện tác giả tiến hành lấy mẫu tại các xã của huyện Hoài Đức, chi tiết được trình bày ở bảng 2.3 và 2.4.
Bảng 2.3. Bảng danh sách vị trí mẫu đất và rau
TT Ký hiệu mẫu đất
Ký hiệu mẫu rau
Địa điểm lấy mẫu
Loại rau
Tọa độ
Vĩ độ Kinh độ 1 SP-Đ 01 SP-R 01
Song Phương
Cải bắp 21° 0'32.64"N 105°41'24.78"E 2 SP-Đ 02 SP-R 02 Mùng tơi 21° 0'40.70"N 105°41'41.50"E 3 SP-Đ 03 SP-R 03 Cà chua 21° 0'52.32"N 105°41'49.52"E 4 SP-Đ 04 SP-R 04 Su hào 21° 0'57.77"N 105°41'35.33"E 5 SP-Đ 05 SP-R 05 Cải ngọt 21° 0'53.78"N 105°41'19.64"E 6 SP-Đ 06 SP-R 06 Đậu trạch 21° 0'50.28"N 105°41'10.59"E 7 SP-Đ 07 SP-R 07 Sup lơ 21° 0'44.13"N 105°41'22.94"E 8 SP-Đ 08 SP-R 08 Mướp 21° 0'33.74"N 105°41'50.08"E 9 SP-Đ 09 SP-R 09 Dưa chuột 21° 0'36.19"N 105°41'13.38"E 10 SP-Đ 10 SP-R 10 Rau ngót 21° 0'32.88"N 105°41'36.51"E 11 TY-Đ 01 TY-R 01
Tiền Yên
Hành 21°1'11.30"N 105°40'54.54"E 12 TY-Đ 02 TY-R 02 Cải ngồng 21 °1'9.94"N 105°40'56.32"E 13 TY-Đ 03 TY-R 03 Rau dền 21° 1'7.88"N 105°40'58.03"E 14 TY-Đ 04 TY-R 04 Cải củ 21° 1'6.31"N 105°40'59.33"E 15 TY-Đ 05 TY-R 05 Mồng tơi 21° 1'7.08"N 105°40'51.40"E 16 TY-Đ 06 TY-R 06 Rau muống 21°1'0.32"N 105°40'47.19"E 17 TY-Đ 07 TY-R 07 Mùng tơi 21°0'48.63"N 105°40'47.67"E 18 TY-Đ 08 TY-R 08 Cải bắp 21°0'39.39"N 105°40'47.67"E 19 TY-Đ 09 TY-R 09 Cải ngọt 21°0'43.04"N 105°40'40.24"E 20 TY-Đ 10 TY-R 10 Cái bắp 21°0'54.56"N 105°40'41.62"E 21 VC-Đ 01 VC-R 01
Vân Côn
Rau dền 21°59'21.32"N 105°40'54.35"E 22 VC-Đ 02 VC-R 02 Cà tím 21°59'14.10"N 105°40'49.21"E 23 VC-Đ 03 VC-R 03 Mướp 21°59'9.49"N 105°41'1.70"E 24 VC-Đ 04 VC-R 04 Cải bắp 21°59'13.81"N 105°41'13.70"E 25 VC-Đ 05 VC-R 05 Cải xanh 21°59'12.45"N 105°41'21.76"E
TT Ký hiệu mẫu đất
Ký hiệu mẫu rau
Địa điểm lấy mẫu
Loại rau
Tọa độ
Vĩ độ Kinh độ
26 VC-Đ 06 VC-R 06 Su hào 21°59'20.52"N 105°41'22.25"E 27 VC-Đ 07 VC-R 07 Mùng tơi 21°59'24.32"N 105°41'20.91"E 28 VC-Đ 08 VC-R 08 Cải củ 21°59'28.39"N 105°41'20.28"E 29 VC-Đ 09 VC-R 09 Cải ngọt 21°59'31.55"N 105°41'26.98"E 30 VC-Đ 10 VC-R 10 Cà tím 21°59'39.43"N 105°41'25.77"E
Bảng 2.4. Bảng danh sách vị trí mẫu nước TT Ký hiệu
mẫu Loại nước Địa điểm lấy mẫu
Tọa độ
Vĩ độ Vĩ độ
1 SP-N 01 Ô ruộng 1
Song Phương
21° 1'31.68"N 105°41'25.99"E 2 SP-N 02 Ô ruộng 2 21° 0'40.27"N 105°41'43.62"E
3 SP-N 03 Mương 21° 0'31.62"N 105°41'22.88"E
4 SP-N 04 Kênh 21° 1'4.31"N 105°41'13.92"E
5 TY-N 01 Giếng khoan 1
Tiền Yên
21° 1'11.85"N 105°40'54.35"E 6 TY-N 02 Giếng khoan 2 21° 1'3.69"N 105°40'49.69"E 7 TY-N 03 Giếng khoan 3 21° 0'38.01"N 105°40'47.84"E 8 TY-N 04 Giếng khoan 4 21° 0'53.90"N 105°40'39.03"E 9 VC-N 01 Giếng khoan
Vân Côn
20° 59'18.59"N 105°41'22.44"E 10 VC-N 02 Ô ruộng 20° 59'27.56"N 105°41'16.51"E 11 VC-N 03 Mương 20° 59'35.67"N 105°41'10.17"E 12 VC-N 04 Kênh 20° 59'10.09"N 105°41'49.15"E
Hình 2.2. Hình ảnh vị trí lấy mẫu nướctại Hoài Đức 2.2.3. Bảo quản và xử lý mẫu
Mẫu đất mang về phòng thí nghiệm được phơi khô trong không khí, nơi khô ráo thoáng mát. Sau khi đất khô, mẫu đất được nghiền nhỏ bằng cối và chày sứ, qua rây nhôm 2mm sau đó tiếp tục qua rây 0,5mm, bảo quản trong túi nhựa để phân tích hàm lượng As, Cd và Pb.
Mẫu rau lấy về được nhặt lấy phần ăn được, rửa sạch, tráng bằng nước cất, cho vào sấy ở 80oC đến khô, sau đó nghiền mẫu và bảo quản trong túi nilong, để ở nơi khô ráo.
Mẫu nước được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4oC, thời gian bảo quản mẫu để phân tích tối đa là 7 ngày.
2.2.4. Phân tích mẫu
Phân tích As, Cd và Pb trong mẫu đất: Công phá mẫu bằng hỗn hợp hai axít 3HCl:1HNO3 với tỷ lệ chiết rút đất : dịch là 1/25. Sau đó, dịch chiết rút được dùng để xác định As, Pb, Cd, trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Thermo M6, tại Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ - Viện Môi trường Nông nghiệp.
Phân tích As, Cd và Pb trong mẫu rau và nước: Công phámẫu bằng hỗn hợp hai axít 3HCl:1HNO3 với tỷ lệ chiết rút rau: dịch là 1/30, công phá mẫu bằng lò vi sóng. Sau đó, dịch chiết rút được dùng để xác định As, Pb, Cd, trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Thermo M6, tại Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ - Viện Môi trường Nông nghiệp.
Phân tích As, Cd và Pb trong mẫu phân: Công phá mẫu bằng hỗn hợp hai axít 3HCl:1HNO3 với tỷ lệ chiết rút đất : dịch là 1/25. Sau đó, dịch chiết rút được dùng để xác định As, Pb, Cd, trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Thermo M6, tại Trung tâm phân tích và chuyển giao công nghệ - Viện Môi trường Nông nghiệp.