Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tích lũy kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất trồng rau huyện hoài đức hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU SỰ TÍCH TỤ KIM LOẠI NẶNG TRONG RAU SẢN XUẤT

3.1. Giải pháp kỹ thuật

3.1.1. Sử dụng phân bón hợp lý

Cho đến nay, trồng trọt, do tâm lý sợ thiếu cho nên người nông dân đã làm nhiều việc quá thừa, trong khi đó nhiều việc cần làm lại không biết làm.

Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản, khả năng cất giữ, bảo quản và chuyên chở nông sản. Sản phẩm rau quả chứa nhiều đạm, nhiều nước rất chóng bị hỏng.

Tuỳ theo từng loại cây trồng mà nhu cầu dinh dưỡng về lượng và tỉ lệ sẽ thay đổi. Việc để thiếu hay thừa một chất dinh dưỡng nào đó, cây sẽ sinh trưởng và phát triển kém. Ví dụ: Cây thiếu đạm sẽ biểu hiện tình trạng còi cọc, chậm phát triển, còn cây thiếu một số vi lượng sẽ vàng úa, bệnh tật…

Số lượng và tỉ lệ các chất dinh dưỡng đối với mỗi cây trồng còn phụ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng và loại đất trồng. Khi sử dụng phân bón cho rau cần chú ý đến nhu cầu của cây và đặc điểm lý, hoá tính của đất trồng; từ đó quyết định lượng, loại, phương pháp bón phù hợp, cân đối nhằm ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, chống rửa trôi, xói mòn, ô nhiễm môi trường...

Nông dân các vùng trồng rau nên dựa theo thời vụ và nhu cầu dinh dưỡng cụthểcủa từng loại cây rau đểđiều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Nhìn chung, nông dân nên tăng lượng phân chuồng và phân kali, đồng thời giảm lượng phân đạm và phân lân. Với điều chỉnh này nông dân sẽ không chỉ tránh lãng phí phân bón mà còn giảm rủi ro ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm, nước mặt và đặc biệt là tăng khả năng chốngchịu của cây trồng và giảm thiểu rủi ro sâu bệnh.

- Bón liên tục phân gàtrong nhiều năm còn làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, các hợp chất hữu cơsẽtạo các liên kết bền vững với KLN vàqua đó làm giảmđộđộc KLN cho cây. Trong trường hợp này KLN di động sẽ ít đi.

- Theo dõi thường xuyên chất lượng phân bón (đặc biệt là phân hữu cơ, phân bùn, phân lân) để ngăn ngừa và hạn chế tích tụ nhiều năm các kim loại nặng. (Có 90% số nông dân được hỏi đồng ý kiểm ra chất lượng phân bón, nhưng không tự bỏ kinh phí).

- Xây dựng được quy trình sử dụng phân bón cho phù hợpvới từng loại cây trồng và kiểm soát việc bón phân hợp lý, đúng nồng độ tránh lãng phí cũng như tăng dư lượng KLN vào đất.

+ Bón đúng lúc, đúng lượng + Bón đúng loại phân

+ Bón đúng đối tượng + Bón phân đúng cách + Bón đúng thời tiết, mùa vụ + Bón phân cân đối

Bón phân với mục đích chính làm tăng năng suất cây trồng, đáp ứng được nhu cầu của con người. Nếu phân bón được dùng để lại dư lượng trong nông sản, (trong nông sản có nhiều NO3, nhiều kim loại nặng..) thì nông sản không đáp ứng được nhu cầu của con người.

Để có thể bón phân hợp lý, cần thường xuyên quan sát và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. Kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm kết hợp với những hiểu biết khoa học, những kết quả của nghiên cứu khảo nghiệm giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý của việc bón phân.

Kết quả của sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện cụ thể từng địa phương cũng như điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm. Người nông dân thường lấy kinh nghiệm sản xuất của năm nay để ápdụng cho nămtới.

Như vậy, việc tiến hành sản xuất nông nghiệp của nông dân thường chịu ảnh hưởng của cái nhìn hẹp và ngắn.

Bón phân hợp lý là tìm ra những kết luận từ việc phân tích toàn diện hệ sinh thái nông nghiệp, phân tích thực chất các hiện tượng đã diễn ra, dự báo những hiện

tượng và trạng thái có thể xuất hiện trong vụ tới để đề ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.

3.1.2. Kiểm soát chất lượng nước tưới

Nước là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống của mỗi cây trồng. Tùy từng giai đoạn phát triển khác nhau mà nhu cầu cây trồng cần nhiều hay ít nước. Tuy nhiên, độ ẩm đồng ruộng mà cây rau màu cần luôn ở mức từ 75- 80%. Do đó để rau màu phát triển được thuận lợi nông dân cần chú ý dưỡng ẩm cho cây được liên tục, nhất là thời kì phát triển thân lá, ra hoa đậu quả và nuôi quả. Đất luống rau cần ẩm nhưng không ướt (đất nắm trong tay vẫn còn nguyên hình dạng nhưng không có nước rỉ ra kẽ tay).

Hàm lượng Pb, Cd, As trong nước tưới có quan hệ chặt chẽ với hàm lượng của chúng trong rau và đất trồng.Vì thế kiểm soát chất lượng nước tưới là hết sức quan trọng:

- Kiểm tra nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trước và trong quá trình sản xuất rau (Có 90% số nông dân được hỏi không cần kiểm ra chất lượng nước tưới)

- Tưới tiêu hợp lý: phương pháp tưới nhỏ giọt, tưới vừa đủ, đưa nước trực tiếp tới cho các chân ruộng, cho cây rau trồng sẽ có hiệu quả hơn phương pháp tưới bằng hệ thống thủy lợi.

+Ngoài ra phương pháp tưới phun cũng có tác dụng tiết kiệm đáng kể nguồn nước và gần đây người ta còn áp dụng kỹ thuật tiên tiến, duy trì độ ẩm trong đất, trong không khí cũng là giải pháp rất hiệu quả giúp tiết kiệm nước, giúp cây trồng sử dụng tốt nguồn nước để phát triển.

+ Việc cung cấp nước cho cây trồng qua phương pháp tưới ngầm là tốt nhất trong sản xuất đại trà, ngườita dùng các ống nhựa hay ống kim loại đục sẵn lỗ theo khoảng cách nhất định, đặt sâu trong lòng luống ở phía dưới hoặc bên cạnh nơi trồng rau. Khi tưới chỉ cần bơm nước vào các ống này, nước sẽ rỉ qua lỗ nhỏ cấp trực tiếp cho bộ rễ cây rau. Tưới ngầm tiết kiệm nước, giữ được kết cấu của đất, chế độ khí trong lòng đất, không tạo lốp váng trên mặt.

- Xác định đúng thời gian tưới: chính là dựa vào yếu tố thời tiết, đặc tính cây trồng, cũng như thời kỳ phát triển và độ sâu của bộ rễ cây trồng. Thời tiết mát, đất

ẩm và đất nặng hoặc thịt không cần thường xuyên tưới nước vẫn có thể đủ nước cho rau màu phát triển. Nhưng đối với cây mới trồng trên đất cát pha cần tưới nước hàng ngày nếu trời nóng và khô. Nên tưới nước vào buổi sáng sớmhoặc tối muộn.

Khi tưới cây vào ban ngày, đặc biệt là ban trưa, ánh nắng và hơi nóng sẽ khiến nước bay hơi hết trước khi kịp ngấm vào đến rễ. Thêm vào đó, ánh mặt trời có thể thiêu đốt cây khi những giọt nước vương lại trên lá.

Muốn cho rau phát triển tốt cần thường xuyên quan sát sự biến đổi màu sắc cây, của lá, độ cong của lá; xem tình hình thời tiết, khí hậu, mây mưa, độ khô của đất trên luống mà có chếđộ tưới phù hợp.

3.1.3. Xử lý đất ô nhiễm KLN

Trong môi trường đất, một số loài vi sinh vật có khả năng sản sinh ra một số protein hoặc chuỗi peptit trên bề mặt tế bào giúp chúng có thể liên kết và chịu được kim loại nặng. Một số vi sinh vật khác lại có khả năng chuyển hoá các kim loại nặng từ trạng thái khó tan thành dễ tan hơn hoặc hấp thụ trực tiếp vào cơ thể vi sinh vật. Ngoài vi sinh vật trong tự nhiên cũng tồn tại một số thực vật có khả năng hấp thu các kim loại nặng này.

Nhiều loại kim loại nặng cũng như chất hữu cơ lại là nguồn thức ăn cho một số loài vi sinh vật. Sở dĩ như vậy là do các loài vi sinh vật này có khả năngsản sinh ra một số protein hoặc chuỗi peptit trên bề mặt tế bào giúp chúng có thể liên kết và chịu được kim loại nặng.

Xử lý ô nhiễm kim loại nặng bằng phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng sinh vật (chủ yếu là vi sinh vật và thực vật) làm sạch hoặcgiảm thiểu các kim loại nặng độc hại trong môi trường và là một giải pháp rất an toàn vì các sinh vật này là hữu ích và không gây hại cho con người cũng như không gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Trong môi trường đất, chức năng chính của vi sinh vật là phân hủy các chất hữu cơ có nguồn gốc từ mô cây trồng, động vật và vi sinh vật.

Xử lý môi trường bằng thực vật là một công nghệ mới ở Việt Nam và đang được đề cập trong những năm gần đây. Kỹ thuật này được cho biết là có một triển vọng đặc biệt trong việc làm sạch kim loại trong đất, ít nhất là dưới điều kiện cụ thể nào đó và được sử dụng trong hệ thống quản lý thích hợp.

- Đối với một số vùng sản xuất rau hàng năm bị ô nhiễm kim loại nặng cần định hướng người nông dân trồng các chủng loại rau ăn quả (cà chua, mướp đắng, su su, cây họ đậu,…) để giảm mối nguy tích luỹ kim loại nặng trên các sản phẩm nông sản. (Có 70% nông dân được hỏi sẵn sàng thay đổi trồng các loại rau khác trên mảnh ruộng của mình để sản phẩm rau của họ bán ra an toàn).

- Sử dụng các loại cây có khả năng xử lý đất ô nhiễm KLN (cỏ Vetiver, hoa cúc, tảo, dương xỉ, cỏ mần trầu…) trên những vùng đất, nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng.

Cỏ Hương bài hay cỏ vectiver (Vetiveria zizanioides) với những đặc trưng sinh lý và hình thái độc đáo của nó nên được sử dụng rất hiệu quả không chỉ để kiểm soát xói mòn, rửa trôi mà còn là loài có khả năng chống chịu cao đối với các loại đất bị ô nhiễm KLN. Cỏ Hương bài có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, thậm chí cả trong những điều kiện môi trường đất khắc nghiệt: rất chua, kiềm, hàm lượng Mn và Al di động cao. Bộ rễ của cỏ vetiver có đặc tính hút chất hữu cơ và vô cơ rất cao nên có tính năng hút được nhiều nước trong đất và có thể hút cả chất đi-ô-xin, giữ lại trong bộ rễ. Khả năng chịu đựng và cải thiện môi trường của loại cỏ này ở vùng ô nhiễm, khắc nghiệt cũng cao hơn gấp nhiều lần so với các loại thực vật khác. Khảo nghiệm thực tiễn cho thấy, việc dùng loại cỏ này để giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất là rất có triển vọng. Chất độc da cam lẫn trong đất cát khi mưa xuống rất dễ lan tỏa không kiểm soát được. Nếu trồng cỏ vetiver tạo thành hàng rào khép kín với bộ rễ sâu một đến bốn mét có thể ngăn rửa trôi, chống lây lan phát tán chất độc.

Dùng bèo tây và rau muống làm thực vật để xử lý ô nhiễm Pb trong đất. loài dây leo (Heterostrema villosum. L. Asclepiadaceae), trứng cá (Muntingia calabura), Vetiver (Vetiveria zizanoides Poaceae), trong đó loài thơm ổi (Lantana camara L. Verbenaceae) được đánh giá là loài thực vật có khả năng giải ônhiễm tốt nhất do khả năng tích lũy Pb và sinh trưởng nhanh.

- Khu vực sản xuất rau phải đảm bảo đủ an toàn về đất, nước và môi trường.

Người sản xuất được đào tạo về GAP, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu đúng cách.

Giới hạn tối đa cho phép về kim loại nặng, vi sinh vật, dư lượng thuốc trừ sâu theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tích lũy kim loại nặng (as, cd, pb) trong đất trồng rau huyện hoài đức hà nội và đề xuất giải pháp giảm thiểu (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)