Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp may tác động đến KTTN

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần may hữu nghị (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

1.4 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp may tác động đến KTTN

Ngành dệt may là một trong các ngành đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người ( ăn, mặc, ở ). Chính vì vậy, đây là ngành ra đời và phát triển rất sớm. Từ thế kỷ thứ 17, với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật đã đưa ngành này sang giai đoạn phát triển mới: giai đoạn sản xuất đại trà trên các dây chuyền sản xuất công nghiệp.

Đến nay, ngành dệt may đã thành công không chỉ đáp ứng nhu cầu mặc của con người mà cao hơn là đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người.

Theo hiệp hội dệt may Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 6.000 doanh nghiệp dệt may; thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam. Theo số liệu của VITAS, mỗi 1 tỷ USD xuất khẩu hàng dệt may có thể tạo ra việc làm cho 150 - 200 nghìn lao động, trong đó có 100 nghìn lao động trong doanh nghiệp dệt may và 50 - 100 nghìn lao động tại các doanh nghiệp hỗ trợ khác. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân (84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các doanh nghiệp may chiếm khoảng 70% tổng số doanh nghiệp trong ngành với hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (85%).

Bảng 1.1: Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2015, định hướng đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2020

1. Doanh thu Tỷ USD 18-21 27-30

2. Kim ngạch xuất khẩu Tr. USD 18.000 25.000

3. Lao động 1.000 người 3.500 4.500 4. Sản phẩm chủ yếu

- Bông xơ 1.000 tấn 40 60

- Xơ, sợi tổng hợp 1.000 tấn 210 300

- Sợi các loại 1.000 tấn 500 650

- Vải các loại Tr. M2 1.500 2.000

- Sản phẩm may Tr. SP 2.850 4.000

5. Tỷ lệ nộiđịa hoá % 60 70

(Nguồn: Theo Quyết định 36/2008/QĐ-TTg) 1.4.2 Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp may.

- Đặc điểm về tổ chức sản xuất và kinh doanh.

Doanh nghiệp dệt may nói chung và doanh nghiệp may nói riêng là đơn sử dụng nhiều lao động giản đơn phát huy được lợi thế của những nước có nguồn lao đồng dồi dào với giá nhân công rẻ. Đặc biệtcác doanh nghiệp may thường có các xí nghiệp may, tại mỗi xí nghiệp may lại có các phân xưởng sản xuất và tại các phân xưởng sản xuất lại có các tổ, dây truyền sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm có mẫu mã và quy cách khác nhau.Bên cạnh đó, để quá trính hoạt động sản xuất đi vào vận hành thì phải có những người đứng đầu các tổ, phân xưởng, xí nghiệp. Vì vậy cần phải có công tác kiểm tra, kiểm soát về công tác hạch toán chi phí, tính giá thành tại các phân xưởng sản xuất, xí nghiệp một cách chặt chẽ. Song đó, các doanh nghiệp may cũng phải cấn có bộ phận kế hoạch sản xuất, bộ phận đảm bảo kỹ thuật và công nghệ, bộ phận kế toán, bộ phận hành chính, nhân sự và đứng đầu các đơn vị này thường là các trưởng bộ phận.Đây là cơ sở hình thành trung tâm chi phí cho công tác kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp may

- Đặc điểm về thị trường và tiêu thụ.

Một đặc trưng nổi bật của công nghệ dệt may là được bảo hộ chặt chẽ ở hầu hết các nước trên thế giới bằng những chính sách thể chế đặc biệt. Cùng với tình hình trao đổi thương mại kinh tế thế giới đang ngày càng mở rộng thông qua các hiệp định giữa các khối trong khu vực và giữa các nước với nhau. Đồng thời, sản phẩm ngành dệt may là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người. Vì vậy,

thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành may không những được tiêu thụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Công việc tiêu thụ sản phẩm ngành may thường được thực hiện tại bộ phận kinh doanh trong nước và ngoài nước . Đứng đầu các bộ phận này thường là giám đốc kinh doanh hoặc trưởng bộ phận điều hành quá trình tiêu thụ tạo ra doanh thu cho bộ phận cũng như tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Đây là cơ sở hình thành trung tâm doanh thu và lợi nhuận trong công tác tổ chức kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp may.

- Đặc điểm về vốnđầu tư.

Ngành công nghiệp dệt may nói chung và ngành may nói riêng, là những doanh nghiệp sản xuất đòi hỏi cần phải có nhiều hệ thống dây truyền sản xuất và công nghệ may đòi hỏi cần phải có một số vốn đầu tư nhất định tường đối lớn. Trước đây các doanh nghiệp dệt may thường thuộc sỡ hữu của nhà nước, khi nền kinh tế thị trường dần dần được vận hành tại Việt Nam thì các doanh nghiệp dệt may nói riêng tiến hành cổ phần hoá và từ đó xuất hiện các doanh nghiệp may thuộc sở hữu tư nhân. Vốn đầu tư tại các doanh nghiệp này chuyển từ nhà nước sang cổ phần hoá hoặc tư nhân. Vì vậy họ cần phải có các nhà quản lý cấp cao đứng đầu chịu trách nhiệm về kế hoạch và hiệu quả sử dụng nguồn vốn họ bỏ ra và đây là cơ sở hình thành các trung tâm đầu tư tại các doang nghiệp may.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kế toán trách nhiệm là một bộ phận của kế toán quản trị, nhằm cung cấp các thông tin phản ánh các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động, cũng như đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị trung tâm. Qua đó, cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị các cấp ra quyết định kinh doanh.

Chương 1 của luận văn tập trung khái quát những nét cơ bản về kế toán trách nhiệm và nội dung tổ chức kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Từ những khái niệm, bản chất và nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp cho đến sự phân cấp quản lý và mối liên hệ giữa phân cấp quản lý với kế toán trách nhiệm, các nội dung về hệ thống kế toán trách nhiệm bao gồm việc phân cấp thành các trung tâm trách nhiệm, từ đó xác định các chỉ tiêu đánh giá và hệ thống báo kế toán trách nhiệm tương ứng. Có bốn trung tâm trách nhiệm chủ yếu đó là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư. Đồng thời chương 1 còn nêu về đặc điểm của các doanh nhiệp dệt may nói chúng và doanh nghiệp may nói riêng tác động đến công tác kế toán trách nhiệm tại đơn vị.

Trên đây là toàn cơ sở lý luận về hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp, là mô hình kế toán trách nhiệm về mặt lý thuyết. Để xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm cho Công ty Cổ phần May Hữu Nghị được hiệu quả, cần phải khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp này. Từ đó, làm căn cứ xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao tại Công ty.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần may hữu nghị (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)