Tình hình phát tri ển Giáo dục và Đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau - Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA

2.1. Tình hình kinh t ế, xã hội và giáo dục - đào tạo tỉnh Cà Mau

2.1.2. Tình hình phát tri ển Giáo dục và Đào tạo

Trong những năm qua GD&ĐT tỉnh Cà Mau có những bước tiến đáng kể, có nhiều thành tựu làm thay đổi diện mạo giáo dục, tuy vậy cũng còn gặp không ít những khó khăn và tồn tại.

a. Mặt thuận lợi và thành tựu

Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau đã quan tâm tới sự nghiệp giáo dục. Điều đó được thể hiện trong các nghị quyết, đề án, chương trình hành động thực hiện nghị quyết TW 4 khóa vu và nghị quyết TW khóa VIII. Chương trình hành động của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Cà Mau về thực hiện nghị quyết lần thứ VI của BCH TW khóa IX, tiếp tục thực hiện nghị quyết TW II (Khóa VIII) và phương hướng phát triển GD&ĐT tới năm 2010 đều chú ý quan tâm tới sự phát triển GD&ĐT. Nhân dân ngày càng ý thức cao hơn về học tập và quan tâm tới sự phát triển của giáo dục. Trong bối cảnh ấy giáo dục Cà Mau từng bước chuyển mình và thu được những thành tựu đáng kể, cụ thể là:

-Quy mô giáo dục tăng ở hầu hết các cấp học, bậc học ngành học, đáp ứng phần lớn nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân.

Năm học 2001 - 2002 toàn tỉnh có 270 ngàn người đang theo học. Bình quân 04 người dân có 01 người đi học. Hệ thống mạng lưới trường lớp phát triển nhanh, bình quân mỗi xã có 03 trường tiểu học, ít nhất 01 trường THCS, THPT về tới trung tâm huyện lị và một số cụm xã; đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập của học sinh.

-Đội ngũ CBQL và GV đang được xây dựng theo hướng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng dần chất lượng đội ngũ. Tỉ lệ GV đạt chuẩn đào tạo: Mầm non 96,03%, tiểu học 84,5%, THCS 76,15%, THPT 98,29%; tỉ lệ cán bộ GV là 13,1% (so với tổng số cán bộ GV toàn ngành)

-Cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường được nâng lên đáng kể. Cơ bản các trường đã xóa xong phòng học 03 ca.

-Chất lượng giáo dục ngày càng được tăng lên, rút ngắn độ chênh lệch về điều kiện và chất lượng giáo dục ở nông thôn sâu và thành phố, thị trấn.

-Công tác xã hội hóa giáo dục được phát huy khá tốt, sự tham gia của nhân dân, của các ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với giáo dục ngày càng cao. (12-4,5)

b. Mặt khó khăn và tồn tại

Tuy có những thuận lợi và thành tựu nói trên song giáo dục Cà Mau vẫn đứng trước những thách thức khó khăn và tồn tại những hạn chế lớn; cụ thể là:

-Công tác quản lý nhà nước về giáo dục còn bộc lộ nhiều bất cập; kế hoạch chiến lược cho phát triển GD&ĐT còn thiếu, quản lý còn nặng về đối phó vụ việc cụ thể. Vì thế, sự chủ động cho các cấp quản lý còn thấp và mặt khác tình hình buông lỏng quản lý cũng bị kéo theo.

-Chất lượng giáo dục chưa đồng bộ giữa các cấp học. Họat động dạy -học còn nặng về tư tưởng khoa cử; ít quan tâm tới việc rèn luyện thực hành.

-Đội ngũ GV còn nhiều bất cập đặc biệt ở vùng nông thôn sâu; phương pháp dạy và học chưa theo kịp yêu cầu đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.

-Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho dạy - học còn thiếu thốn và lạc hậu (cả tỉnh cho tới nay mới chỉ có 04 trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia). Thậm chí có những trường chất lượng cao mà không thể triển khai được phương tiện dạy học.

-Cho dù hệ thống đường bộ ở nông thôn có nhiều cố gắng như được bê tông hóa song do điều kiện tự nhiên kênh rạch chằng chịt, dân cư phân tán nên điều kiện tới trường gặp không ít khó khăn. Tinh hình dân trí phát triển chưa đồng đều sự chênh lệch để giáo dục giữa nông thôn và TP đáng lo ngại (12-4,5)

c. Thực trạng giáo dục Trung học phổ thông tỉnh Cà Mau

* Về quy mô phát triển: Năm học 2001 - 2002 toàn tỉnh có 21181 học sinh, 18 trường THPT trong đó có 02 trường chuyên biệt (trường THPT chuyên và trường THPT dân tộc nội trú) 11 trường công lập, 05 trường bán công. Trong số 11 trường công lập có 01 trường THCS có lớp 10 nhô.

(Nguồn: Sở GD - ĐT Cà Mau).

* Thực trạng về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

- Về đội ngũ GV: Năm học 2001 - 2002 có 521 GV, so với nhu cầu còn thiếu 455 GV; tỉ lệ GV tính trên lớp chỉ đạt 1,12 so với chuẩn 2,1 còn thiếu 0,98 GV trên lớp. GV đạt chuẩn đào tạo 98,29%. Nhiều bộ môn thiếu trầm trọng như Toán, Lý, Thể dục, Kĩ thuật, Giáo dục công dân. (13-6)

- Về đội ngũ CBQL THPT : Đều đã tốt nghiệp Đại học sư phạm và đã được học qua các lớp bồi dưỡng QLGD, song thâm niên quản lý còn ít và theo đánh giá của cán bộ sở GD&ĐT thì tuy đội ngũ CBQL có nhiệt tình, yêu công việc nhưng năng lực quản lý hoạt động dạy học còn nhiều lúng túng, chất lượng quản lý còn hạn chế; được thể hiện qua bảng thống kê sau:

* V ề chất lượng dạy học

-Tỉ lệ tốt nghiệp THPT năm học 2001 - 2002 đạt 64,3%; số học sinh trúng tuyển vào Đại học, Cao đẳng năm học 2001 - 2002: (nguyện vọng 1: 10,06%), qua thực tế các kỳ thi thì khả năng thực hành ứng dụng của học sinh còn yếu.

-Xếp loại học lực của học sinh.

Đối chiếu với bảng xếp loại trên, tỉ lệ học sinh xếp loại yếu, kém chiếm khá nhiều ( xấp xỉ 30%). Có thể nói chất lượng giáo dục tuy có cố gắng nhưng còn rất thấp.

- Về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học

Từng bước trường lớp được xây dựng khang trang, số phòng học cấp 4 là 352; số phòng cây lá tạm bợ là 05; trang, thiết bị đã từng bước được trang bị, các trường đều đã có tủ sách dùng chung. Các trường đều không có các phòng học bộ môn, hầu như phương tiện dạy học không được phát huy.

Nhìn chung, giáo dục THPT tỉnh Cà Mau đã có sự khởi sắc, đã rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn và thành phố, đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập của học sinh. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng còn nhiều bất cập về đội ngũ, về cơ sở vật chất, về tầm nhìn chiến lược, về GV và đội ngũ CBQL... chính vì vậy dẫn tới chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng còn thấp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau - Thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)