Qu ản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau - Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA

2.3. Th ực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường Trung học

2.3.7. Qu ản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

Theo kết quả trưng cầu ý kiến - bảng 7, trong 7 nội dung công tác bồi dưỡng GV của HT thì chỉ có nội dung 3 - thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ là làm tốt, 6 nội dung khác việc thực hiện còn nhiều bất cập và hạn chế

-Kiểm tra đánh giá năng lực của GV là việc làm thường xuyên, nhưng kết quả thực hiện mới chỉ đạt ở mức khá. Đây là công việc bắt buộc đối với HT trong việc quản lý GV. Cho nên với kết quả này thì còn là điều bất cập, khiếm khuyết. Bởi vì có kiểm tra đánh giá đúng thực lực đội ngũ GV mới có được kế hoạch sử dụng và bồi dưỡng lao động đúng. Với kết quả trên rõ ràng quản lý như vậy sẽ rơi vào cách đánh giá thiếu nghiêm túc và bị cảm tính. Ở đây phải nói tới 02 nguyên nhân dẫn đến điều này đó là năng lực đánh giá GV của HT còn hạn chế và mặt khác ý thức trách nhiệm của HT trong công tác này chưa cao.

-Về lập kế hoạch bồi dưỡng GV theo thống kê thì công tác bị xem nhẹ. HT các trường chưa có kế hoạch mang tính chiến lược trong việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ. Công tác này tỏ ra hết sức bị động. Gần như các HT chưa tính tới sự phát triển lâu dài cho trường. Sở dĩ có hạn chế và bất cập trên vì trước hết bản thân HT thiếu tầm nhìn chiến lược, mặt khác công tác này còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như điều kiện thu hút, chính sách thỏa đáng của tỉnh và cơ chế quản lý ràng buộc khiến cho quyền chủ động của các HT gặp nhiều cản trở trong việc lập kế hoạch bồi dưỡng GV.

-Về bồi dưỡng GV qua hoạt động chuyên môn; Qua kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy lãnh đạo trường quan tâm thường xuyên; đa số GV, tổ trưởng điều khẳng định điều đó. Song kết quả thực hiện còn 13% tổ trưởng, GV và CBQL đánh giá hoạt động này đạt mức độ yếu - kém. Ở đây phải nói tới hai nguyên nhân, đó là nội dung chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn của HT không đem lại điều gì mới mẻ cho một số GV và nguyên nhân thứ hai là bản thân GV coi thường hoạt động sinh hoạt chuyên môn, ít quan tâm tới hoạt động này.

-Hai nội dung quản lý đáng băn khoăn nhất qua kết quả điều tra là hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm dạy học và quản lý công tác tự bồi dưỡng của GV.

Qua bảng cho thấy CBQL, tổ trưởng và GV có đánh giá tương đối thống nhất về hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy học; HT không thực hiện nội dung quản lý này là 56% theo tự đánh giá của CBQL và 64% theo đánh giá của tổ trưởng

và GV. Và kết quả thực hiện, theo tổ trưởng và GV đánh giá 68% yếu - kém và CBQL tự đánh giá 62% yếu - kém.

Kết quả đánh giá trên cho thấy thực trạng nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm tại trường THPT ít được quan tâm. Sở dĩ như vậy là vì về phía GV ý thức việc làm này còn rất yếu, hầu như họ nghĩ rằng dạy học là chỉ có nhiệm vụ dạy còn hoạt động nghiên cứu khoa học là của trường cao hơn; thêm nữa, hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm không phải muốn là làm được mà phải đòi hỏi GV phải có tâm huyết có năng lực để đúc rút kinh nghiệm trong quá trình công tác. Về phía người quản lý, đây là hoạt động đòi hỏi phải công phu, tốn nhiều thời gian mà HT trường THPT không phải ai cũng am hiểu và có khả năng về mặt họ át động này. Cho nên hoặc là bỏ trống hoặc là làm cho có lệ, được chăng hay chớ. Cũng cần phải nói thêm rằng hoạt động hành chính đã chiếm mất quá nhiều thời gian của HT.

-Nội dung quản lý công tác tự bồi dưỡng của GV được đánh giá của GV, tổ trưởng và tự đánh giá của CBQL có sự thống nhất hoạt động này ít được quan tâm và kết quả CBQL tự đánh giá 62% yếu - kém, GV, tổ trưởng đánh giá 65% yếu - kém. Thực chất việc tự quản lý bồi dưỡng của GV các trường quy định mang tính hình thức qua sổ ghi chép tự bồi dưỡng. Đây là hoạt động mà không thể định hình định lượng rõ ràng. Trong ý thức của người quản lý cũng như GV cho rằng quản lý tự bồi dưỡng cũng phải cụ thế, rõ ràng như hoạt động khác mà quản lý qua sô tự bôi dưỡng thực chát là hầu như không quản lý. Vì thế họ không thấy sự hiện diện của hoạt động quản lý này. Nội dung thứ 7 chưa được quan tâm thỏa đáng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau - Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)