CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA
2.3. Th ực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng các trường Trung học
2.3.9. Qu ản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học
-Trang bị, khai thác, bảo quản và sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học ở các trường THPT theo đánh giá của CBQL, tổ trưởng và GV là tương đối thống nhất. Mức độ thực hiện không thường xuyên bình quân là 72% và kết quả thực hiện 25% và 33% yếu - kém (theo tự đánh giá của CBQL và của tổ trưởng, GV ). Qua kết quả cho thấy hoạt động này còn rất nhiều hạn chế, bất cập. Có thực trạng trên một phần do phòng thí nghiệm các trường thiếu, nên khó triển khai đồ dùng thí nghiệm. Mặt khác, giáo viên phụ trách thí nghiệm thực hành rất thiếu cho nên cũng gây cản trở không nhỏ.
- Nguồn tài chính ưu tiên cho họ át động dạy học còn thấp (nguồn ngân sách chi cho hoạt động dạy học khoảng 20%). Ngoài ra tiền huy động từ các quy học phí, qũy hội phụ huynh hoặc bất cứ hỗ trợ khác, chủ yếu dành cho các hoạt động phong trào hoặc hỗ trợ cho cán bộ, giáo viên , nhân viên...ở đây có sự thống nhất trong tự đánh giá của CBQL và đánh giá của tổ trưởng, giáo viên về mức độ thực hiện; CBQL tự đánh giá 25% không thực hiện thường xuyên và tổ trưởng, giáo viên đánh giá 32% không thực hiện và không thực hiện thường xuyên và kết quả thực hiện cũng thống nhất ở mức yếu kém như trên.
10% tổ trưởng và giáo viên đánh giá kết quả thực hiện ở mức yếu kém. Thực chất có đánh giá này vì một số nhỏ giáo viên chưa nhìn thấy hết những khó khăn của Hiệu trưởng phải san sẻ các khoản chi tiêu cho hoạt động của nhà trường, mà trong khi đó Hiệu trưởng lại không được toàn quyền quyết định. Cho nên khi có những yêu cầu không được đáp ứng thì cho rằng Hiệu trưởng không thực hiện.
Ghi chú: TX: Thường xuyên T- K: Tốt, khá KTX: Không thường xuyên TB: Trung bình KTH: Không thực hiện Y-K: Yếu kém
A: CBQL B: Tổ trưởng, GV
Công tác tổ chức phong trào thi đua hai tốt đã được các HT quan tâm thường xuyên và có kết quả tương đối tốt. Các trường đã tổ chức hội thi GV giỏi vòng trường, tổ chức tạo điều kiện thuận lợi giúp GV phấn đấu đạt các danh hiệu như GV giỏi cấp cơ sở, GV giỏi cấp tỉnh và các danh hiệu của các tổ chuyên môn. Bên cạnh việc kích thích về mặt tinh thần thì HT của các trường chú ý tới những phần thưởng vật chất kịp thời để động viên sự cố gắng trong giảng dạy của GV như thưởng cho GV thi đạt GV giỏi, GV có học sinh giỏi vòng tỉnh, vòng quốc gia, GV đạt kết quả vượt chỉ tiêu thi tốt nghiệp, thi đại học, tạo được môi trường sư phạm, qua thực tế cho thấy HT đã quan tâm tương đối thường xuyên và kết quả thực hiện khá tốt. Chính vì thế mà mọi người cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu vì sự tiến bộ của nhà trường.
-Kết quả khảo sát cho thấy HT đã tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho tổ trưởng phát huy sự sáng tạo, chủ động trong quản lý tổ chuyên môn. Song kết quả thực hiện khá tốt chỉ ở mức trung bình; một phần do trình độ quản lý tổ của tổ trưởng có hạn, nên khi thực hiện nhiệm vụ còn bị lệ thuộc, chưa thật tự giác hoàn thành trách nhiệm. Mặt khác, HT chưa quan tâm sâu sắc tới việc kiểm tra, uốn nắn và hướng dẫn tổ trưởng quản lý hoạt động dạy học của tổ.
-Nội dung phối hợp với các đoàn thể qua kết quả khảo sát cho thấy HT các trường THPT ở TP Cà Mau đã phối hợp với các đoàn thể trong trường để thúc đẩy hoạt động dạy học xong kết quả thực hiện chỉ ở mức trung bình. Ở đây, về phía chính quyền cũng chưa thật sự quan tâm, coi trọng hoạt động của các đoàn thể, mặt khác bản thân các đoàn thể trong trường cũng chưa ý thức sâu sắc về nhiệm vụ này.
-Kết quả khảo sát cho thấy khâu phối hợp các lực lượng xã hội và PHHS, tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên cũng được HT quan tâm và kết quả thực hiện ở mức khá.
Tuy nhiên đây là hai khâu mà HT các trường phải rất chú ý quan tâm để tạo điều kiện thuận lợi cho trường phát triển. Kết quả này cho thấy sự năng động của HT còn hạn chế, còn thụ động.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Mặt mạnh
1. Về mặt tác động tới ý thức, nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên
-HT đã cố gắng làm cho GV nhận thức được vai trò mang tính chất quyết định của người thầy trong quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học. Đổng thời làm cho họ ý thức được nhiệm vụ dạy học qua việc phố biến cung cấp cho GV những thông tin, những văn bản, quy chế chuyên môn.
-CBQL các trường đều qua các lớp bồi dưỡng quản lý và cũng đã cố gắng tìm tòi trong quản lý; một số CBQL đã năng động trong công tác quản lý.
2. Về mặt quản lý hoạt động dạy học
-Các nội dung quản lý hoạt động dạy học đều được các nhà trường tiến hành. HT các trường đều chú ý coi trọng việc phân công lao động cho GV trên cơ sở cơ bản là năng lực của họ, phù hợp với nhiệm vụ của nhà trường và có chú ý tới hoàn cảnh, nguyện vọng của GV.
-Chú ý quản lý các nội dung thực hiện nhiệm vụ dạy học của GV, quan tâm xây dựng nề nếp.
-Chú ý tới việc tổ chức xây dựng và quản lý kế hoạch, quản lý chương trình dạy học, quản lý, theo dõi việc thực hiện quy chế chuyên môn ở các mặt như hồ sơ GV, soạn bài, lên lớp, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
-Đã cố gắng bồi dưỡng GV theo hướng chuẩn hóa.
3. Về các hoạt động hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động dạy học
-Chú ý tới trang bị sách, tài liệu và một số phương tiện dạy học, cơ sở thiết yếu cho hoạt động dạy học.
-Chú ý tổ chức phong trào thi đua hai tốt để kích thích sự nỗ lực của GV bên cạnh biện pháp hành chính và có biện pháp kích thích sự nỗ lực của GV, đã có sự phân công trách nhiệm cho đội ngũ CBQL và các thành viên trong trường.
-Tạo điều kiện thuận lợi có môi trường sư phạm khá tốt đồng thời phối hợp, tạo điều kiện cho các tổ chức trong trường, phối hợp với hội PHHS thúc đẩy họat động dạy học.
Mặt yếu
1. Về các tấc động tới ý thức, nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên
-CBQL chưa thật có ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học. Vì thế trong quản lý còn tùy tiện, theo kinh nghiệm là chính, ít chú ý nâng cao nhận thức bằng khoa học quản lý và khoa học giáo dục.
-Tuy đã có nhiều cố gắng song về mặt này vẫn bộc lộ những điểm yếu. Đó là sự tác động chưa thật thường xuyên và chưa nhiều chiều nên một số GV chưa ý thức và nhận thức sâu sắc về tinh thần trách nhiệm, về những công việc phải làm; Từ đó dẫn đến tư tưởng được chăng hay chớ, một bộ phận thiếu tinh thần trách nhiệm, làm qua loa.
2. Về công tác quản lý hoạt động dạy học
2.1. Về các nội dung quản lý kế hoạch dạy học, chuẩn bị bài lên lớp, quản lý giờ lên lớp, quản lý sinh hoạt chuyên mồn còn lỏng lẻo, nặng về hình thức, hành chính, chưa tích cực đổi mới, thiếu đi sâu vào thực chất chuyên môn để nâng cao chất lượng
Điều đó được thể hiện ở một số nội dung quản lý sau:
- Quản lý kế hoạch
+ Về xây dựng kế hoạch
. Chủ yếu ở các trường chú ý tới kế hoạch năm học của trường, còn kế hoạch của các bộ phận, các tổ nhóm chuyên môn và của cá nhân thì sơ sài, chiếu lệ và làm kế hoạch gần như để đối phó với kiểm tra; luôn có tư tưởng làm kế hoạch không phải để sử dụng cho nên tính thực tế, tính khả thi của kế hoạch rất yếu.
. Duyệt kế hoạch thực chất phần lớn là việc ký xác nhận bản kế hoạch của GV.
. Phần lớn chưa xây dựng kế hoạch dài hạn để quản lý chung và quản lý hoạt động dạy học.
+ Về tổ chức thực hiện kế hoạch: Thiếu tính thường xuyên trong tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch.
- Quản lý chuẩn bị và soạn bài lên lớp
Soạn giáo án là điều bắt buộc đối với GV song HT chỉ quản lý về mặt số lượng và hình thức giáo án mà ít quan tâm tới nội dung, phương pháp của từng loại bài được thể hiện trong các giáo án. Đối với GV đã có thâm niên công tác lâu năm thì giáo án theo quy định hiện nay đòi hỏi đủ 5 bước một cách cứng nhắc sẽ là điều khó khăn và cũng vô cùng khó khăn cho người quản lý.
- Về tổ chức quản lý thực hiện nội dung chương trình, quản lý giờ lên lớp của GV Đây là yêu cầu thực hiện bắt buộc hết sức nghiêm túc thì mới tránh được sự cắt xén, dồn ép bài dạy song nội dung quản lý này HT chưa có biện pháp tích cực để đạt được kết quả tối ưu
- Quản lý dự giờ, rút kinh nghiệm sư phạm bài dạy:
Dự giờ rút kinh nghiệm sư phạm bài dạy còn làm mang tính chất chiếu lệ, ít chú ý tới phương pháp, nội dung và cách tổ chức lớp học mà chủ yếu đi theo công thức truyền thống để đánh giá về các bước lên lớp, và thường tách nhỏ bài dạy. Từ cơ sở đó đánh giá giờ dạy của GV; chính vì vậy hoạt động này không đạt được mục đích cơ bản là giúp đỡ
GV nhìn thấy ưu, khuyết điểm để sửa chữa làm tốt hơn. Mặt khác hoạt động dự giờ rút kinh nghiệm bài dạy cơ bản GV chạy theo số lượng để đối phó với kiểm tra.
- Về đổi mới phương pháp dạy học
Đây là hoạt động bộc lộ rất nhiều yếu kém và bất cập; các HT chưa đầu tư đúng mức và chưa chỉ đạo thực hiện nghiêm túc đổi mới phương pháp giảng dạy. Đây cũng là một thói quen không chịu tìm tòi của người quản lý. Vì thế việc dạy chủ yếu là áp đặt, thuyết giảng, ít quan tâm tới kỹ năng thực hành. Điều đó dẫn tới kết quả tất yếu được thể hiện rất rõ qua kỳ thi tốt nghiệp năm học 2001 - 2002, khi Bộ GD&ĐT ra đề yêu cầu có vận dụng thì kết quả thấp hẳn so với dạng ra đề học thuộc của các năm trước.
- Chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường còn mang tính chất phiến diện tức là chỉ dạy học sinh đi thi mà chưa chú ý đến mặt bằng chất lượng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và tập nghiên cứu khoa học. Về phụ đạo học sinh yếu, kém chưa được quan tâm đúng mức.
- Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm Đây là hoạt động còn rất nhiều hạn chế. Các trường hầu như bỏ trống.
- Chỉ đạo tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Nội dung này còn rất nhiều hạn chế, cụ thể là
+ Quản lý về điểm kiểm tra, thi học kỳ
Thường các trường người HT mới dừng ở việc quản lý đề thi học kỳ, còn các bài kiểm tra 1 tiết, 15' HT giao cho PHT phụ trách chuyên môn và tổ trưởng phụ trách, song khâu này thường bị buông lỏng, dẫn đến tình trạng "Mạnh ai nấy làm"; phần nhiều GV tự ra đề kiểm tra, song đáp án biểu điểm gần như không có. Vì thế điểm kiểm tra của học sinh độ tin cậy không cao.
+ Chỉ đạo chấm, chữa bài không được quan tâm thường xuyên, vì thế khâu chấm chữa bài của GV còn mang nặng cảm tính, đặc biệt là các môn khoa học xã hội và nhân văn; kết quả bài làm của học sinh chủ yếu được thể hiện qua điểm số, còn phần sửa bài,
lời phê phần nhiều bị bỏ trống. Từ đó gây cho học sinh tâm lý chỉ chờ điểm số mà không cần biết vì sao bài làm được điểm như vậy.
+ Thời gian trả bài, ghi điểm: thường không kịp thời, vì thế về mặt thời gian không được đảm bảo. Đối với những môn trong phân phối chương trình có tiết trả bài kiểm tra thì thực hiện tương đối đảm bảo nhưng những môn không có tiết trả bài thì còn tùy tiện.
Cá biệt có những trường hợp có điểm nhưng không trả và sửa bài cho học sinh.
- Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn
HT chưa có biện pháp tích cực chỉ đạo nội dung và kiểm tra sinh hoạt tổ chuyên môn cho thực sự đi vào chiều sâu sư phạm, cho nên tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng nề về hoạt động hành chính. Vì thế tác dụng đối với GV còn thấp.
2.2. Thiếu biện pháp tích cực để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV còn nhiều bất cập, các trường thiếu hẳn kế hoạch mang tính tổng thể về đội ngũ cho bước đi của nhà trường qua từng giai đoạn phát triển. Vì thế cho nên không có được những biện pháp tích cực để bồi dưỡng và phát triển đội ngũ.
2.3. Về kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng: nhiều yếu kém và bất cập
Đây là khâu còn nhiều tồn tại nhất trong công tác quản lý hoạt động dạy học của HT. Hoạt động kiểm tra còn mang tính hình thức, giấy tờ, ít đi sâu vào thực chất chuyên môn. Kiểm tra với mục đích là giúp đỡ, thúc đẩy, nhắc nhở và đánh giá. Song thực trạng kiểm tra thì để đạt đích 2 là cơ bản. Mặt khác sau khi kiểm tra thì xử lý ít được quan tâm.
Vì vậy tác dụng của kiểm tra hầu như không hiệu quả.
3. Về quản lý các điều kiện hỗ trự và kích thích cho hoạt động dạy học
- Việc khai thác và sử dụng phương tiện dạy học, cơ sở vật chất sẵn có còn thấp.
Chưa phát huy hết khả năng của GV làm đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng. Việc bổ sung phương tiện hạn chế vì không có điều kiện để tể chức triển khai. Nguồn tài chính huy động hỗ trợ cho hoạt động dạy học còn ít ỏi.
- Tính chủ động của HT để huy động lực lượng xã hội và phát huy tác dụng của các đoàn thể, hội phụ huynh học sinh, sáng tạo trong công tác còn hạn chế; chưa phát huy tốt tính tích cực, chủ động của đội ngũ CBQL và tổ trưởng chuyên môn; khâu tham mưu với cấp trên còn thiếu chủ động.
Nguyên nhân của hạn chế, yếu, kém 1. Nguyên nhân chủ quan
- HT chưa thực sự ý thức sâu sắc nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy học thậm chí có HT khoán trắng việc chỉ đạo hoạt động dạy học cho PHT. Tuy được học qua lớp bồi dưỡng quản lý nhưng CBQL chủ yếu làm theo kinh nghiệm, tính kế hoạch trong quản lý rất thấp.
- Đội ngũ HT và các PHT còn có những hạn chế về sự năng động trong quản lý, chưa có biện pháp tích cực đổi mới quản lý mà chủ yếu quản lý theo lối hành chính
2. Nguyên nhân khách quan
- Về đội ngũ GV: Đội ngũ GV tại các trường TP Cà Mau vừa thiếu, vừa yếu, không đồng bộ, số GV thâm niên công tác ít chiếm khá đông, kinh nghiệm dạy học còn ít ỏi.
Một số GV ý thức về nghề nghiệp còn thấp, thiếu cố gắng vươn lên. Mặt khác, cơ chế thị trường và đồng lương chưa đủ sống khiến họ lơ là công việc dạy học để có thời gian làm thêm; số khác thì dạy ở trường vừa phải để dạy thêm ở nhà.
- Về số lượng và chất lượng đầu vào của học sinh: Tuy là TP của tỉnh song học sinh không chỉ ở địa bàn TP mà học sinh ở các huyện về học chiếm số khá đông. Cho nên chất lượng đầu vào thiếu đồng đều, không đảm bảo theo yêu cầu quy chế. Tinh trạng quá tải, chất lượng đầu vào chưa cao gây khó khăn lớn cho công tác quản lý dạy học
- Về chế độ chính sách, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học:
Chế độ chính sách đối với GV và CBQL chưa phù hợp, so với yêu cầu nhiệm vụ thì còn nhiều bất hợp lý; nguồn tài chính dành cho hoạt động dạy học còn rất thấp.