CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
3.2. M ột số giải pháp cụ thể
3.2.2. Nhóm gi ải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học
* Mục đích
- Kế hoạch có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi GV, giúp GV định hướng được nội dung chương trình dạy học cho cả năm học.
- Tránh được sự tùy tiện trong việc thực hiện quy chế; tránh tùy tiện trong thực hiện nội dung chương trình, định hướng được khả năng thực hiện chương trình giảng dạy trong cả năm học.
- Kế hoạch giúp người quản lý dễ dàng kiểm tra GV thực hiện nhiệm vụ của mình.
*Nội dung
- GV xây dựng kế hoạch dạy học cho cá nhân.
- Kế hoạch sau khi được phê chuẩn của HT, HT có kế hoạch quản lý việc thực hiện kế hoạch của GV.
*Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu P.Hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn cho GV nắm vững chương trình, sách giáo khoa, yêu cầu của chương trình dạy học; tìm hiểu đối tượng học sinh từng khối lớp, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học hiện có.
- Hướng dẫn GV làm kế hoạch: HT giao cho các tổ trưởng hướng dẫn và giúp GV làm kế hoạch năm học. Từ nhiệm vụ cụ thể được phân công, trên cơ sở kế hoạch của trường và của tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch giảng dạy cho cá nhân. Nội dung bản kế hoạch cá nhân phải đảm bảo tính khoa học, tính thiết thực và tính khả thi; chú trọng tới việc xác định yêu cầu cần đạt được, phương pháp giảng dạy cho từng chương, từng loại bài; đồng thời đề ra phương pháp dạy, phương tiện sử dụng và kế hoạch kiểm tra 15', 1 tiết, kiểm tra học kỳ. Để kế hoạch không bị động phải phân bố thời gian theo quy định phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và điều chỉnh cho phép.
- Tổ chức duyệt kế hoạch
+ HT phân công tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn xem xét kế hoạch.
+ HT xem xét duyệt kế hoạch và hướng dẫn tổ trưởng, GV chỉnh sửa hoặc bổ sung nếu chưa làm đúng yêu cầu.
+ Ấn định thời gian trong năm cho GV điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
-Tổ chức quản lý GV thực hiện kế hoạch:
+ Phân công PHT, tổ trưởng thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV bằng các hình thức khác nhau như đối chiếu kế họach với phiếu báo giảng và sổ theo dõi tiết học để tránh tình trạng phiếu báo giảng và sổ theo dõi tiết học không trùng khớp. Qua dự giờ hoặc qua kiểm tra học sinh để nắm bắt việc thực hiện.
+ Hiệu trưởng kiểm tra gián tiếp qua đội ngũ giúp việc và phải kiểm tra trực tiếp bằng hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất. Khi phát hiện GV thực hiện không đúng kế hoạch phải uốn nắn, xử lý kịp thời.
Nếu trong quá trình thực hiện vì lý do chính đáng GV không thực hiện đúng kế hoạch phải báo cáo để HT xem xét thống nhất điều chỉnh kế hoạch.
Một điều hết sức quan trọng để giúp GV thực hiện được kế hoạch là HT phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ về cơ sở vật chất, sách giáo khoa, sách tham khảo về phương tiện dạy học, kinh phí cho hoạt động dạy học.
b. Tăng cường quản lý thực hiện nội dung chương trình dạy học, nâng cao chất lượng giờ lên lớp
Thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi GV. Vì thế HT thường xuyên chỉ đạo tốt công tác này. Đảm bảo nội dung chương trình là đảm bảo nội dung kiến thức của lớp học, cấp học, đảm được chất lượng trong giảng dạy, đồng thời giúp người quản lý đánh giá chính xác kết quả và chất lượng dạy học của trường.
* Mục đích
- Yêu cầu GV thực hiện đúng, đủ nội dung chương trình; đảm bảo, nâng cao chất lượng giờ lên lớp.
- Giúp HT có cơ sở chính xác để nâng cao chất lượng dạy học.
* Nội dung
- Quản lý thực hiện nội dung chương trình dạy học đúng, đủ.
- Quản lý chất lượng giờ lên lớp.
* Tổ chức thực hiện
- Phân công GV giảng dạy: Phân công GV giảng dạy phải phù hợp với khả năng của GV, phù hợp với yêu cầu của khối lớp đồng thời xét tới nguyện vọng và điều kiện gia đình của GV. Trong điều kiện mặt bằng chung GV THPT ở TP Cà Mau vừa thiếu, vừa yếu, vừa không đồng bộ, chất lượng thấp cho nên việc lựa chọn phân công GV của HT
phải thật kỹ lưỡng và phải đạt yêu cầu hàng đầu trên cơ sở năng lực, sở trường của GV để sắp xếp nhằm phát huy tối đa khả năng của GV, đồng thời đảm bảo được sự hài hòa giữa các bộ môn, các khối lớp.
- Về tổ chức kiểm tra thực hiện chương trình và giờ dạy:
Có nhiều hình thức tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung chương trình, ở đây chúng tôi đưa ra một số hình thức cụ thể như sau:
+ Qua phiếu báo giảng, sổ ghi tiết học: Giao cho PHT phụ trách chuyên môn tổ chức theo dõi. Nhất thiết phải đối chiếu giữa phiếu báo giảng và sổ ghi bài học để tránh tình trạng phiếu báo giảng và sổ ghi bài học không thống nhất.
+ Kiểm tra hồ sơ GV: Hồ sơ giáo viện phục vụ cho quản lý ở đây quan trọng nhất là giáo án, hoặc đề cương bài dạy (với các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi). Kiểm tra giáo án của GV thường xuyên - qua ký duyệt giáo án hàng tuần- HT phân công cho PHT, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, hoặc kiểm tra định kỳ. Tất cả đều phải được lên kế hoạch từ đầu năm, phân công tổ trưởng và GV nòng cốt kiểm tra; đặc biệt phải đi sâu vào chất lượng của hồ sơ, giáo án. Lưu ý rằng, lâu nay ký duyệt giáo án thực chất là ký, còn duyệt rất mờ nhạt; hoặc có duyệt thì chú ý tới những mặt rất hình thức như các bước lên lớp, hay hình thức khác. Nên về giáo án HT yêu cầu tổ trưởng thống nhất và hướng dẫn GV chú ý tới nội dung đạt được, phương thức thực hiện và cách thức tổ chức lớp, phần rút kinh nghiệm sau tiết dạy. Đồng thời HT cùng với PHT phụ trách chuyên môn và tổ trưởng, nhóm trưởng phải định ra chuẩn bài soạn cho các loại bài của các bộ môn; phải hết sức quan tâm tới các tiết GV hay xem nhẹ là kiểm tra, thực hành. Yêu cầu giáo án đối với những GV là các đối tượng như Nhà giáo Ưu tú, GV dạy giỏi cấp tỉnh, GV lâu năm trong nghề thực sự có uy tính về chuyên môn được tập thể công nhận được soạn giáo án bể sung (HT đề nghị Giám đốc sở GD&ĐT xem xét), để tránh trường hợp chép lại giáo án một cách vô ích, giúp họ có thời gian đi sâu vào những kiến thức mới.
- Dự giờ, rút kinh nghiệm sư phạm bài dạy
Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức tích cực. Cho nên HT phải tổ chức tốt họat động này. Tiếp cận bài học hiện nay còn nhiều điều phải bàn. Song theo quan điểm tiếp cận hệ thống thì bài học là hệ thống gồm nhiều thành phần quan hệ với nhau: mục đích, nội dung, phương tiện, thời gian, GV, học sinh tổ chức quản lý lớp học.
Theo chuẩn đánh giá tiết học hiện nay của Bộ Giáo dục đối với THPT gồm có nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức lớp và kết quả. Tuy nhiên đây mới là tiêu chuẩn đánh giá chung nên HT phải hướng dẫn, tổ chức cho các tổ trưởng chuyên môn thảo luận và đi tới định chuẩn đánh giá tiết học cho từng loại bài như: Bài dạy lý thuyết, bài dạy bài tập, bài dạy trả bài, bài dạy thực hành, bài dạy ôn tập...Vì thế khi dự giờ, phân tích sư phạm bài dạy HT phải chỉ đạo cho các tổ chuyên môn phân tích bài dạy theo cách tiếp cận hệ thống, chú ý tới phân tích ưu, khuyết điểm và tìm cả phương hướng giải quyết từng loại bài theo từng đối tượng cụ thể; đồng thời đánh giá theo thang mục cụ thể.
- Xây dựng thời khóa biểu và thực hiện nội dung chương trình theo thời khóa biểu.
HT có thể không trực tiếp xếp thời khóa biểu song phải chỉ đạo cho người giúp việc xây dựng thời khóa biểu đảm bảo tính khoa học, hợp lý, đồng thời ở mức độ nhất định thỏa mãn được nhu cầu của GV. Điều đặc biệt lưu ý là phải quan tâm tới việc phân bố giữa các môn học trong một buổi để tạo điều kiện cho học sinh học tập có kết quả từ đó tạo hưng phấn cho GV.
Chỉ đạo thực hiện thời khóa biểu lên lớp cần chú ý:
+ Kế hoạch hóa theo dõi các tiết học của từng GV.
+ Triển khai các biện pháp theo dõi nề nếp ra vào lớp.
+ Có phương án dự phòng giải quyết các giờ vắng GV.
+ Điều chỉnh thời khóa biểu trong điều kiện cần thiết nhưng không được tùy tiện.
Quản lý thực hiện tốt thời khóa biểu lớp là biện pháp có hiệu quả trong thực hiện nội dung chương trình.
- Tổ chức công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, kém.
Để tránh quan niệm và cách làm về học sinh giỏi như hiện nay mà chỉ quan tâm tới đối tượng học sinh giỏi dự thi mà không quan tâm tới việc chuẩn bị cho học sinh năng lực tự học, tập nghiên cứu khoa học và năng lực tự giải quyết vấn đề, HT các trường THPT cần phải:
+ Tổ chức phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu từ đầu cấp học để đảm bảo vừa giáo dục toàn diện vừa khơi dậy được năng khiếu từng mặt, từng môn góp phần định hướng cho sự phát triển sau này của học sinh.
+ Lựa chọn đội ngũ GV bồi dưỡng học sinh giỏi: Phải là GV có trình độ khoa học, chuyên môn chắc chắn, có niềm đàm mê nhiệt tình với mảng hoạt động dạy học học sinh giỏi.
+ Tổ chức xây dựng chương trình dạy và quản lý chặt chẽ các giờ dạy bồi dưỡng đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho GV về mặt thời gian và cơ sở cần thiết để GV giúp học sinh phát huy sự sáng tạo.
+ Tổ chức cho GV hướng dẫn học sinh tập nghiên cứu khoa học, tham quan, thực hành, thí nghiệm và lập câu lạc bộ bộ môn để phát huy sự sáng tạo của học sinh.
Để nâng cao chất lượng học sinh đại trà, giúp học sinh yếu, kém về học lực vươn lên, HT phải:
+ Lập định hướng phụ đạo học sinh yếu, kém ở từng bộ môn.
+ Giao cho PHT phụ trách chuyên môn và tổ trưởng lên kế hoạch phụ đạo, giúp đỡ học sinh.
+ Giao và hướng dẫn GV chủ nhiệm lớp phối hợp với gia đình học sinh và GV bộ môn theo dõi, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh; đồng thời GV chủ nhiệm lớp tổ chức các hình thức khác nhau như phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu, kém, tổ chức sửa bài trong những giờ sinh hoạt 15' đầu giờ, ...
+ HT tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chuyên môn về thời gian, về tâm lý để họ thực hiện tốt nhiệm vụ.
c) Tăng cường quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kết quả của hoạt động dạy học của GV được tập trung và thể hiện rõ ràng nhất là kết quả học tập của học sinh. Một căn cứ mang tính định lượng và cơ bản là kết quả học tập của học sinh. Vì thế, để đánh giá một cách chính xác, HT phải chỉ đạo kiểm tra nghiêm túc tránh kết quả giả.
* Mục đích
- Làm cho công tác kiểm tra đánh giá được chính xác
- Làm cơ sở cho HT đánh giá chất lượng dạy học và chất lượng GV
* Nội dung
Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
* Tổ chức thực hiện
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm tra của GV được xác định trong kế hoạch giảng dạy và phải uốn nắn kịp thời nếu GV làm sai lệch thời gian. Có như vậy mới tránh được sự dồn ép kiểm tra.
Các bài kiểm tra từ 15' trở lên phải được thống nhất kiến thức và kiểu bài (tất nhiên phải phù hợp với đối tượng từng lớp).
Duyệt đề, biểu điểm, đáp án các loại bài kiểm tra 15', 1 tiết, kiểm tra học kỳ.
- Quy định các môn kiểm tra học kỳ, hết năm.
Để kiểm tra được diễn ra bình thường và có chất lượng, đánh giá đúng thực lực của học sinh; từ đó giúp HT có cơ sở xác đáng đánh giá đúng chất lượng dạy học của GV;
nếu trường đủ lực về GV và phòng ốc thì có thể tổ chức kiểm tra chung; nếu không đủ điều kiện thì phải sắp xếp kiểm tra ngay trong tiết học, song phải cố gắng bố trí kiểm tra
một bộ môn cùng khối lớp đồng thời gian; làm như vậy sẽ bớt được số lần soạn đề, đáp án, biểu điểm, đồng thời tránh được học sinh học tủ.
- Biện pháp quản lý chấm, trả bài.
+ Yêu cầu GV vào điểm đúng thời gian cuối tháng, PHT phụ trách chuyên môn phê sổ và nhắc nhở thực hiện.
+ Quy định thời gian phải thực hiện điểm số (ví dụ sau 9 tuần học thì mỗi môn phải có Vi số điểm theo quy định của Bộ Giáo dục.
+ Để quản lý GV chấm chữa bài cho học sinh đảm bảo tính chính xác, công bằng khách quan, HT phải có kế hoạch kiểm tra bài chấm của GV và giao cho PHT, tổ trưởng chuyên môn tổ chức chấm xác suất; kiên quyết xử lý những trường hợp chấm bài không chính xác, cho điểm giả.
- Quản lý điểm số: Một năm nến chia làm 04 kỳ quản lý điểm:
Đợt 1: 9 tuần đầu.
Đợt 2: Hết học kỳ 1.
Đợt 3: Tuần 27.
Đợt 4: Hết học kỳ II.
Thống kê điểm của các bộ môn, các lớp theo phương pháp biểu đồ hóa, đối chiếu với chỉ tiêu đầu năm học. Quản lý như vậy sẽ theo dõi được việc chấm bài, cho điểm của GV, quản lý thời gian kiểm tra và chất lượng dạy học và đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời đối với những môn không bình thường.
d.Tăng cường quản lý cải tiến phương pháp dạy học
Một trong các nội dung đổi mới giáo dục THPT bức thiết hiện nay là đổi mới về phương pháp; tổ chức cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa sự chủ động tích cực của học sinh. Dạy học chính là dạy cách học cho học sinh.
* Mục đích
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và GV.
- Nâng cao chất lượng dạy học để đáp ứng với tình hình giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
* Nội dung
- Bồi dưỡng ý thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học cho GV.
- Bồi dưỡng năng lực và rèn luyện kỹ năng cho GV.
* Tổ chức thực hiện
- Trước hết muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, HT phải tổ chức cho GV ý thức sâu sắc về nhiệm vụ, thấy rõ tính tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. GV phải tự đổi mới, tự cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đặc trưng của bộ môn.
- Tổ chức cho GV được tiếp cận với phương pháp dạy học mới qua các tài liệu, tham quan, học tập kinh nghiệm.
-Tổ chức dự giờ, thao giảng theo chuyên đề về phương pháp dạy học.
-Tổ chức chuyên đề, hội thảo khoa học theo chuyên đề về phương pháp dạy học.
Điều cần chú ý là phải hết sức tránh lối phô trương hình thức; sau hội thảo phải đúc rút được những điều bổ ích. Có thể làm theo quy trình sau:
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu trao đổi về phương pháp giảng dạy bộ môn.
+ Tổ chức cho các tổ chuyên môn dạy minh họa.
+ Tổ chức rút kinh nghiệm, đối chiếu giữa lý luận và thực tế để rút ra cách dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, với từng môn học, từng loại bài và loại hình trường.
Cho dù bằng cách nào thì kết quả cuối cùng phải đạt được là học sinh phải phát huy được tính chủ động tích cực chiếm lĩnh tri thức và ứng xử được trong các tình huống, làm tốt kỹ năng thực hành.
-Một trong các điều kiện vô cùng cần thiết là HT phải có kế hoạch và chỉ đạo sử dụng phương tiện dạy học sẩn có đồng thời yêu cầu, khuyến khích GV làm đồ dùng dạy học và phải tăng cường, bổ sung cơ sở trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện cho GV về tài chính, về quĩ thời gian để họ thực hiện. Có như vậy mới có thể triển khai phương pháp dạy học mới được chất lượng.
e. Tăng cường quản lý công tác sinh họat tổ chuyên môn
Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động vừa mang tính chất quản lý hành chính, vừa mang đậm tính chất sư phạm. Quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn là yêu cầu bắt buộc đối với HT (Theo quy chế trường THPT tổ, nhóm chuyên môn phải sinh hoạt 2 lần/tháng). Để phát huy hết tác dụng sinh hoạt tổ chuyên môn, tránh sinh hoạt theo kiểu hành chính đơn thuần.
* Mục đích
Làm cho sinh hoạt tổ chuyên môn đi vào chiều sâu sư phạm, phát huy được tác dụng thực sự của sinh hoạt chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng dạy học.
* Nội dung
HT phải chỉ đạo nội dung sinh hoạt chuyên môn, giảm nội dung mang tính hành chính, tăng nội dung sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ mang tính chất sư phạm.
- Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn đúng theo quy định về thời gian và chất lượng.
- Kiểm tra sinh hoạt tổ chuyên môn
* Tổ chức thực hiện
- Ấn định thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn.