Nhóm gi ải pháp tăng cường quản lý các phương tiện, điều kiện và các yếu tố kích thích đảm bảo cho hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau - Thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 95)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

3.2. M ột số giải pháp cụ thể

3.2.3. Nhóm gi ải pháp tăng cường quản lý các phương tiện, điều kiện và các yếu tố kích thích đảm bảo cho hoạt động dạy học

Đảm bảo các yếu tố về điều kiện hỗ trợ và các yếu tố kích thích cho hoạt động dạy học tuy không trực tiếp thay đổi chất lượng dạy học song nó có ý nghĩa tích cực là điều kiện để thay đổi chất lượng. Nên tăng cường nhóm giải pháp này nhằm mục đích xây dựng môi trường sư phạm mang tính nhân văn và tạo điều kiện tốt để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy học.

a. Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học

Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học là điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho hoạt động dạy học được tiến hành và nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế HT phải có biện pháp tích cực để khai thác một cách có hiệu quả và xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện cho họat động dạy học.

*Khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường.

Để cơ sở vật chất và phương tiện dạy học sẩn có thật sự phát huy tác dụng, HT phải có các biện pháp:

-Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của trường để mỗi người coi đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ tự thực hiện.

-Xây dựng kế hoạch, quy chế bảo quản và khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

-Tổ chức kiểm tra, đánh giá và có chế độ báo cáo thường xuyên về tình hình sử dụng thiết bị dạy học.

-Tạo điều kiện thuận lợi cho GV có thể khai thác, sử dụng phương tiện dạy học về các mặt như kinh phí, quỹ thời gian, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để sử dụng phương tiện dạy học.

-Xây dựng chế độ khen thưởng, xử phạt rõ ràng.

* Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Các trường THPT tại TP Cà Mau phải có kế hoạch bổ sung và nâng cấp cải tiến để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động dạy học.

-Trước hết phải tổ chức kiểm tra, phân loại và đánh giá toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Từ đó xây dựng kế hoạch bổ sung, nâng cấp theo thời gian ngắn hạn và lâu dài.

-Bổ sung, đầu tư sách tham khảo, báo chí, tư liệu phục vụ cho hoạt động dạy học, xây dựng thư viện đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục.

-Các trường phải có kế hoạch sắp xếp các phòng chức năng, phòng thí nghiệm; phải có các phòng thí nghiệm, thực hành và trang bị phương tiện dạy học hiện đại để thực hiện được nhiệm vụ.

-Tổ chức cho GV thi đồ dùng dạy học tự làm, phân công hợp lý người quản lý phương tiện, tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho GV cách thức sử dụng phương tiện dạy học mới.

b. Tăng cường các yếu tố đảm bảo về chính trị, tổ chức và tâm lý xã hội, các yếu tố kích thích hoạt động dạy học

HT nhà trường phải có biện pháp tích cực sau:

Thứ nhất: Tổ chức cho GV học tập và thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để họ thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của GV và được sống trong môi trường sư phạm nhân văn, đoàn kết nhất trí vì mục tiêu chung của nhà trường và của ngành giáo dục.

Thứ hai: Cải tiến bộ máy quản lý nhà trường. HT phải phân cấp quản lý rõ ràng; xây dựng quy chế hoạt động của cơ quan trong đó phải quy định cụ thể nhiệm vụ của từng đối tượng như của HT, PHT, của tổ trưởng, của GV. Đồng thời quy định mối quan hệ làm việc giữa các đối tượng và các bộ phận của trường. Điều cần đặc biệt lưu ý là HT phải tạo điều kiện để các đối tượng, các bộ phận phát huy được tính chủ động sáng tạo trong làm việc trên cơ sở thực hiện đúng quy chế và sáng tạo cho phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng.

Thứ ba: HT phải phối hợp tốt và phát huy tính tích cực, chủ động của các tô chức trong trường, của Hội phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội, tham mưu tốt với cấp QLGD trực tiếp cụ thể là:

- Quan tâm tạo điều kiện tốt về điều kiện làm việc về cơ sở vật chất để các tổ chức trong trường như tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội chữ thập đỏ, ban vì sự tiến bộ của phụ nữ,.. .làm việc đúng chức năng.

-Lập kế hoạch tổ chức phối hợp với hội cha mẹ học sinh, tăng cường nguồn thông tin ngược từ học sinh, phụ huynh học sinh, từ các tổ chức trong trường giúp cho quá trình chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động dạy học có hiệu quả.

- HT phải tạo mối quan hệ tốt với các lực lượng xã hội để họ hiểu và quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho GV, cho hoạt động dạy học của trường; tích cực tham mưu với cấp QLGD trực tiếp để tạo điều kiện tốt cho hoạt động dạy học của trường.

Thứ tư: Tổ chức công tác thi đua khen thưởng. Tránh tình trạng gần như cào bằng, cảm tính như hiện nay, các trường cần phải tổ chức thi đua thật sự có tác dụng kích thích, động viên GV tích cực làm việc. Cụ thể là:

- HT phải định ra nhiệm vụ cụ thể, qui định thành điểm của GV theo điều lệ trường THPT và quy định mang tính đặc thù của trường. Trước khi tổ chức thực hiện phải cho GV nghiên cứu, đóng góp và thống nhất. Các quy định thực hiện phải trên cơ sở chuẩn để có điểm cộng, điểm trừ; quy định thưởng, phạt rõ ràng.

- Tổ chức thực hiện: công tác thi đua phải đạt được đích nhắc nhở, uốn nắn thực hiện, kích thích thi đua và đánh giá mức độ hoàn thành để từ đó có cơ sở bình xét thi đua.

Cho nên:

+ HT phải tổ chức theo dõi, chấm điểm cụ thể, hàng tuần phải được thông báo mức độ thực hiện để GV nắm bắt cụ thể và tổ chức xét danh hiệu phải đảm bảo tính công khai, công bằng, khách quan. Nghĩa là xét theo quy trình các tổ bình xét trên cơ sở cá nhân tự bình xét và trên cơ sở theo dõi thi đua. Sau đó hội đồng thi đua trường trên cơ sở nghị định 56 của chính phủ và hướng dẫn danh hiệu GV giỏi của Bộ Giáo dục, hướng dẫn của Sở Giáo dục để bình xét. Trong quá trình bình xét phải đặc biệt quan tâm tới mức độ đóng góp cho sự phát triển của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học của GV.

+ Tạo những phần thưởng cho cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (theo đợt, phong trào,...) . Ngoài phần thưởng theo qui định của Nhà nước thì HT vận động nguồn tài chính thưởng cho GV có thành tích vượt chỉ tiêu kế hoạch và có những đóng góp góp phần nâng cao chất lượng dạy học; ví dụ:

Thưởng cho GV có học sinh giỏi đạt giải vòng tỉnh, vòng QG. Thưởng cho GV đạt chỉ tiêu học sinh thi tốt nghiệp THPT. Thưởng cho GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi trong

các hội thi. Thưởng cho GV có công trình nghiên cứu hoặc sáng kiến, kinh nghiệm có giá trị đích thực cho hoạt động dạy học trong nhà trường...

Tóm lại, trên đây là những nhóm giải pháp người thực hiện luận văn này đề xuất dựa vào cơ sở thực trạng hoạt động quản lý dạy học của HT trường THPT tại TP Cà Mau đồng thời đối chiếu với lý luận dạy học, lý luận quản lý hoạt động dạy học và mục tiêu yêu cầu đào tạo của trường THPT để đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường Trung học Phổ thông Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau - Thực trạng và giải pháp (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)